Trẻ em ngày xưa hay bị "ăn đòn" nhưng không dễ nản lòng? 3 cách dạy con có sức mạnh tinh thần cực đỉnh học từ bố mẹ 8X, 9X

Thi Thi - Ngày 19/12/2024 15:00 PM (GMT+7)

Môi trường sống giữa trẻ em thời 8X, 9X các biệt nhiều so với trẻ hiện đại, vì vậy việc phát triển tính cách, tâm lý cũng khác nhau.

Ngọn gió hoài niệm vẫn thổi vào thế hệ 8X, 9X. Nhiều người đồng tình rằng, mặc dù thời điểm đó điều kiện kinh tế hạn chế, nhưng hầu hết trẻ em đều có cuộc sống vui vẻ, không có nhiều lo lắng. Giờ đây, chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhưng lại dễ mắc các vấn đề về tâm lý. 

Viện Tâm lý học của Viện Khoa học Trung Quốc tiến hành khảo sát trên hơn 30.000 thanh thiếu niên ở nước này. "Báo cáo khảo sát về tình trạng sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên năm 2022" được công bố cuối cùng cho thấy 14,8% người dân có nguy cơ bị trầm cảm ở các mức độ khác nhau. 

Hàng năm khi khai giảng, số lượng đăng ký khám tâm thần trẻ em ở Trung Quốc đều kín chỗ. Một số phụ huynh ở trường trung học cho biết ,hơn một nửa số học sinh trong lớp cần dùng thuốc để kiểm soát trầm cảm.

Trẻ em ngày xưa hay bị amp;#34;ăn đònamp;#34; nhưng không dễ nản lòng? 3 cách dạy con có sức mạnh tinh thần cực đỉnh học từ bố mẹ 8X, 9X - 1

Trẻ em ngày xưa hay bị amp;#34;ăn đònamp;#34; nhưng không dễ nản lòng? 3 cách dạy con có sức mạnh tinh thần cực đỉnh học từ bố mẹ 8X, 9X - 2

Vậy tại sao trẻ em thế hệ 8X, 9X thiếu ăn, thiếu mặc, lại lớn lên khỏe mạnh và không dễ mắc các vấn đề tâm lý?

Trước đây, hầu hết trẻ em đều “được thả rông” và kỳ vọng của bố mẹ không cao

Theo nguyên tắc nhu cầu của Maslow, những nhu cầu cơ bản nhất nếu không được đáp ứng sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, việc thỏa mãn các nhu cầu này không chỉ là vấn đề vật chất mà, còn bao gồm cả tâm lý và cảm xúc.

Trước đây, vào những năm 1980, 1990, điều kiện của mỗi gia đình đều không được tốt, nhưng hầu hết trẻ được nuôi dưỡng một cách thuận lợi. Bố mẹ không đặt kỳ vọng cao, chỉ cần con khỏe mạnh, không yêu cầu điểm cao, nên trẻ con thời đó nhìn chung không mấy áp lực về mặt tâm lý. 

Hơn nữa, bố mẹ làm nhiều việc, không có thời gian dư để chăm sóc, cơ bản là anh chị lướn dắt đứa em nhỏ đi chơi cùng, còn đứa nhỏ thì có mức độ tự do cao. Thời điểm đó, các lớp học thêm chưa phổ biến, vì vậy tuổi thơ trẻ có rất nhiều khoảng thời gian vui vẻ.  Khi trẻ lớn lên trong bầu không khí thoải mái này, trí não và chân tay có thể được tự do, tự nhiên ít mắc phải các vấn đề về tâm lý. 

Trước đây, bố mẹ không đặt nhiều kỳ vọng cao khi dạy con.

Trước đây, bố mẹ không đặt nhiều kỳ vọng cao khi dạy con.

Trong khi đó, hầu hết trẻ em ngày nay đều được bố mẹ quan tâm kỹ hơn. Bố mẹ vẫn “mong con thành đạt” và sẽ đi theo con đường đã định sẵn. Áp lực từ việc phải đạt được thành tích cao, tham gia các hoạt động ngoại khóa và đáp ứng kỳ vọng dần tạo ra gánh nặng tâm lý lớn. Trẻ em hiện đại thường phải đối mặt với việc quản lý thời gian giữa học tập, thể thao và các hoạt động xã hội, dẫn đến cảm giác thiếu thốn về thời gian và tự do.

Khi mà trẻ phải sống trong trạng thái căng thẳng kéo dài, dễ gặp phải các vấn đề như lo âu, trầm cảm, và giảm khả năng sáng tạo. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em lớn lên trong môi trường áp lực cao thường thiếu hụt về khả năng giải quyết vấn đề và kỹ năng xã hội.

Trẻ em ngày xưa tuy không có điện thoại di động nhưng lại có nhiều cách giải trí

Điện thoại di động và các phần mềm trên đó rất dễ bị nghiện. Trẻ em nghiện điện thoại di động đương nhiên sẽ mất đi nhiều niềm vui trong các hoạt động ngoài trời.

Trẻ em ngày nay sẽ liên tục tiết ra dopamine khi xem video, trông vui vẻ nhưng thực chất niềm vui đến trong chốc lát. Sau vài giờ, trẻ sẽ mất hết cảm giác vui vẻ, về lâu dài dễ sinh ra một số cảm xúc tiêu cực, giảm khả năng tập trung.

Trước đây, trẻ em không có điện thoại di động, đồ chơi nhưng có thể tự giải trí. Trẻ chơi cùng bạn bè, chẳng hạn như nhảy dây, nhảy lưới, trốn tìm, ném bao cát.... Thậm chí có thể chơi với đất theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, dopamine được tiết ra một cách lành mạnh, vui chơi thực sự và mang lại lối thoát cảm xúc hiệu quả.

Trẻ em ngày xưa tuy không có điện thoại di động nhưng lại có nhiều cách giải trí.

Trẻ em ngày xưa tuy không có điện thoại di động nhưng lại có nhiều cách giải trí.

Trước đây công nghệ chưa phát trẻ, trẻ ít lo lắng hơn

Trong thời đại công nghệ kém phát triển, trẻ bị hạn chế tiếp cận với thông tin bên ngoài.

Điều này có nghĩa là trẻ ít đối mặt sự so sánh và cạnh tranh, do đó làm giảm lo lắng, căng thẳng vì quá tải thông tin và so sánh quá mức.

Trong khi đó, ở xã hội hiện đai,  thông tin phát triển nhanh chóng, thậm chí đã đến mức quá tải. Trẻ em ngày nào cũng tiếp xúc với đủ loại thông tin. Đặc biệt, một số nội dung bạo lực, tiêu cực trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến tâm trí trẻ.

Dù vậy, nhiều người thừa nhận rằng, sống ngày xưa đơn giản, dễ dàng tìm thấy niềm vui nhưng không thể quay ngược dòng lịch sử, hay trở về quá khứ. Chúng ta, dù muốn hay không vẫn nên thuận theo sự phát triển tự nhiên.

Trẻ em ngày xưa hay bị amp;#34;ăn đònamp;#34; nhưng không dễ nản lòng? 3 cách dạy con có sức mạnh tinh thần cực đỉnh học từ bố mẹ 8X, 9X - 5

Làm thế nào bố mẹ giúp trẻ khỏe mạnh hơn về thể chất và tinh thần?

Tạo ra một môi trường phát triển tích cực và lạc quan cho trẻ

Bố mẹ nên cố gắng tạo ra một bầu không khí gia đình ấm áp và hòa thuận, để trẻ cảm nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của gia đình. Đồng thời, khuyến khích chia sẻ kịp thời những lo lắng và mọi cảm xúc tiêu cực với gia đình, nhằm cùng nhau tìm ra cách giải quyết kịp thời.

Bố mẹ nên dùng thái độ lạc quan của chính mình để truyền động lực cho trẻ cho trẻ, nâng cao tự tin và vui vẻ hơn.

Ngoài ra, hãy tạo nhiều cơ hội cho trẻ giao tiếp với các bạn cùng lứa tuổi. Điều này giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh dưới sự tác động của bạn bè.

Nuôi dưỡng phẩm chất tâm lý tích cực và khả năng quản lý căng thẳng 

Bố mẹ nên khuyến khích con thử những điều mới, truyền đạt sự khẳng định và hỗ trợ nhiều hơn trẻ tăng thêm tự tin làm mọi việc, không dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn.

Dạy trẻ một số mẹo quản lý cảm xúc như hít thở sâu, thiền,... để giảm bớt căng thẳng và lo lắng.

Hãy để trẻ lớn lên làm chủ được cảm xúc.

Điều quan trọng nhất là bố mẹ nên buông bỏ và để trẻ tự đưa ra quyết định, tự giải quyết vấn đề. Bằng cách này, nhằm rèn luyện tính kiên cường hơn.

Tạo ra một môi trường phát triển tích cực và lạc quan cho trẻ.

Tạo ra một môi trường phát triển tích cực và lạc quan cho trẻ.

Đưa trẻ đi chơi ngoài trời thường xuyên và sử dụng điện thoại di động ít hơn

Trong thời đại ngày nay, không thể không cho trẻ chơi với điện thoại di động.

Tuy nhiên, bố mẹ có thể sắp xếp việc trẻ chơi điện thoại di động một cách hợp lý, áp dụng hai nguyên tắc " trẻ tự đưa ra quyết định " và " đặt ra ranh giới " để học cách kiểm soát bản thân.

Trẻ em ngày xưa hay bị amp;#34;ăn đònamp;#34; nhưng không dễ nản lòng? 3 cách dạy con có sức mạnh tinh thần cực đỉnh học từ bố mẹ 8X, 9X - 7

5 biểu hiện tính cách đứa trẻ cô đơn, mong chờ tình yêu thương từ bố mẹ
Nhiều trường hợp trẻ không cảm thấy được yêu thương, sẽ tìm mọi cách để làm hài lòng bố mẹ.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tiểu học