Nhờ 3 kiểu dạy con này của bố mẹ mà tương lai trẻ có thể trở thành học sinh giỏi toàn diện.
Trẻ em không sinh ra đã có tính tự giác và bản chất của trẻ là thích vui chơi. Sự tò mò và khao khát khám phá là những đặc điểm tự nhiên của trẻ. Tuy nhiên, để trẻ đạt được thành tích cao trong học tập, thái độ học tập đóng một vai trò quan trọng.
Trên thực tế, có nhiều đứa trẻ từ nhỏ đã có tính tự giác học tập và rất chăm chỉ, nỗ lực mà không cần sự nhắc nhở từ bố mẹ hay người lớn. Điều này chứng tỏ các bậc phụ huynh đã làm đúng 3 điều này trong quá trình nuôi dạy con.
Bố mẹ cho con trải nghiệm cảm giác thành tựu
Điều này có thể đạt được bằng cách bố mẹ tạo ra môi trường khuyến khích, và đánh giá công bằng cho con. Khi con đạt được mục tiêu hay hoàn thành một nhiệm vụ, bố mẹ nên biểu đạt sự khen ngợi chân thành để giúp trẻ nhận thức được giá trị của nỗ lực. Khi trẻ cảm nhận được sự hạnh phúc và tự hào sau khi đạt được thành tựu, động lực bên trong con sẽ được kích thích và con sẽ tiếp tục cố gắng hơn trong quá trình học tập.
Ở trường, nếu con chưa đạt được những kết quả như mong muốn, bố mẹ có thể cùng đồng hành với trẻ trong quá trình học. Hỗ trợ và khuyến khích từ bố mẹ sẽ giúp con vượt qua khó khăn một cách dễ dàng. Bằng cách này, con sẽ cảm nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ bố mẹ, hơn hết là trẻ hiểu được rằng, không thành công ngay lập tức không có nghĩa là thất bại.
Ngoài ra, việc kiên trì và đều đặn học tập mỗi ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của trẻ. Bố mẹ có thể khuyến khích con đặt mục tiêu nhỏ và thiết lập lịch trình học tập hợp lý. Quá trình học tập liên tục sẽ giúp con tạo ra thói quen học tập tích cực và nâng cao khả năng tập trung.
Khi trẻ tự nhìn thấy được sự tiến bộ và cải thiện trong kết quả học tập của mình, trẻ sẽ tự tin hơn vào năng lực của bản thân. Từ đó, trẻ càng ham muốn đạt được thành tựu cao hơn.
Việc trải qua cảm giác đạt được thành tựu sau khi làm việc chăm chỉ, sẽ giúp kích thích động lực bên trong trẻ.
Bố mẹ bảo vệ hứng thú học tập của con
Nếu bố mẹ thường xuyên khiển trách và mắng con khi trẻ gặp sai sót hoặc không đạt được kết quả học tập như mong muốn, trẻ sẽ cảm thấy thiếu tự tin và mất đi sự háo hức trong việc học tập. Thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ trích và phê phán, bố mẹ nên áp dụng một cách tiếp cận tích cực hơn.
Bố mẹ nên thể hiện sự kiên nhẫn và đồng hành cùng con trong quá trình học tập. Hãy cho con thời gian và cơ hội để cải thiện thành tích. Bố mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách giải thích một cách chi tiết và rõ ràng về những khái niệm khó hiểu, hướng dẫn con áp dụng các phương pháp học tập hiệu quả và cung cấp tài liệu, nguồn thông tin phù hợp.
Bố mẹ cũng có thể khuyến khích con tham gia vào nhóm học tập, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ giáo viên và bạn bè. Bằng cách này, con sẽ cảm nhận được sự quan tâm và sự ủng hộ từ bố mẹ, và sẽ có động lực để vượt qua khó khăn, ngày càng tiến bộ trong học tập.
Bí quyết của việc học là sự lặp lại. Trẻ cần thời gian và kinh nghiệm để tiếp thu và nắm vững kiến thức. Bố mẹ có thể khuyến khích con lập kế hoạch và thực hiện việc ôn tập đều đặn, đặc biệt là trước các kỳ kiểm tra quan trọng. Bằng cách lặp lại và ôn tập những kiến thức đã học, con sẽ củng cố và ghi nhớ lâu hơn.
Đồng thời, bố mẹ cũng nên khích lệ con thử nghiệm và tìm ra phương pháp học tập hiệu quả cho riêng mình. Mỗi trẻ có cách tiếp thu và học tập khác nhau, do đó, bố mẹ nên khuyến khích con khám phá và tìm ra phương pháp phù hợp nhất để nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả, toàn diện.
Thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ trích và phê phán, bố mẹ nên áp dụng một cách tiếp cận tích cực hơn.
Bố mẹ chú ý rèn luyện thói quen cho con
Bản chất của giáo dục là rèn luyện thói quen, và việc nuôi dưỡng những thói quen tích cực là rất quan trọng để trẻ phát triển và đạt thành tích tốt trong học tập.
Một kế hoạch học tập khoa học là điều không thể thiếu. Bố mẹ cần giải thích cho con hiểu rõ lợi ích của việc lập kế hoạch học tập, như việc giúp con tổ chức thời gian hiệu quả, tăng cường khả năng quản lý công việc và đạt được kết quả tốt hơn.
Bố mẹ cũng nên khuyến khích con tham gia vào quá trình lập kế hoạch, cho phép con đề xuất ý kiến và đặt mục tiêu cá nhân. Khi con tham gia vào việc lập kế hoạch, con sẽ có ý thức và trách nhiệm cao hơn trong quá trình thực hiện nó.
Thói quen học tập cần được hình thành từ nhỏ. Bố mẹ có thể hỗ trợ con trong việc thiết lập một thời gian cố định hàng ngày để học, giúp con tạo ra một môi trường học tập yên tĩnh và tập trung, khuyến khích con hoàn thành bài tập và nhiệm vụ học tập một cách có kỷ luật.
Qua việc lặp lại và duy trì các thói quen học tập, con sẽ phát triển khả năng tự quản lý, trở nên có trách nhiệm và có thể tự giác thực hiện công việc học tập mà không cần sự giám sát liên tục của bố mẹ. Điều này sẽ giúp trẻ trở thành học sinh giỏi toàn diện, có khả năng tự học và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả.
Thói quen học tập cần được hình thành từ nhỏ, sau khi lớn trẻ có thể trở thành học sinh giỏi toàn diện.