Nhiều phụ huynh dễ mắc một số sai lầm trong quá trình nuôi dưỡng con.
Cui Yutao, chuyên gia nuôi dạy con cái và giám đốc điều hành của Hiệp hội Nghiên cứu Giáo dục Gia đình Bắc Kinh, đã đưa ra hướng dẫn, giúp bố mẹ hiểu đúng việc bổ sung thức ăn bổ sung, dị ứng thực phẩm, quản lý chế độ ăn uống… ở trẻ nhỏ.
Ông cho biết, có 5 sai lầm phổ bến, bố mẹ dễ mắc phải trong quá trình nuôi dưỡng con, từ đó nắm vững nghệ thuật ăn uống khoa học và hiệu quả, để trre ăn ngon và phát triển tốt hơn.
Luôn muốn cho trẻ một môi trường quá sạch sẽ
Vấn đề lớn trong nuôi dưỡng hiện nay là bố mẹ quá sạch sẽ, gần như vô trùng. Thực tế, trẻ cần có đủ vi khuẩn có lợi trong ruột.
Hệ vi sinh vật trong đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và thậm chí ảnh hưởng đến tâm trạng. Việc khử trùng và làm sạch quá mức môi trường sống sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi khuẩn có lợi, khiến trẻ dễ giảm khả năng miễn dịch.
Việc làm sạch phải được thực hiện bằng cách rửa sạch, khăn ướt không đủ hiệu quả để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và bụi bẩn.
Thực tế, nhiễm trùng đường hô hấp chủ yếu đến từ không khí, chứ không phải từ tay hay đồ vật. Việc trẻ tiếp xúc với môi trường tự nhiên, bao gồm cả bụi bẩn và vi khuẩn, sẽ giúp phát triển hệ thống miễn dịch. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em lớn lên trong môi trường quá sạch sẽ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh dị ứng và hen suyễn.
Ngoài ra, sau khi khử trùng, chất khử trùng còn sót lại trên đồ vật sẽ bị trẻ em ăn phải, đặc biệt là khi trẻ có thói quen đưa tay lên miệng. Những hóa chất này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, dị ứng hoặc thậm chí là ngộ độc nếu trẻ ăn phải.
Khi nhiều phụ huynh đưa con đi chơi ngoài trời, nhiều bố mẹ thường dùng khăn ướt để lau tay cho con. Tuy nhiên, loại logic làm sạch này có vấn đề. Việc làm sạch phải được thực hiện bằng cách rửa sạch. Khăn ướt thường không đủ hiệu quả để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và bụi bẩn, đặc biệt là những cặn bám khó rửa trên tay trẻ.
Thực phẩm càng đắt tiền thì càng tốt
Nhiều phụ huynh có suy nghĩ rằng thực phẩm càng đắt tiền thì càng tốt, nhưng quan điểm này có thể dẫn đến những hiểu lầm trong việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ. Thực tế, giá cả không phải lúc nào cũng phản ánh chất lượng dinh dưỡng của một sản phẩm. Nhiều thực phẩm giá rẻ nhưng an toàn, vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Thực phẩm đắt tiền đôi khi có thể được quảng cáo với nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng không phải lúc nào cũng có bằng chứng khoa học chắc chắn để hỗ trợ cho những tuyên bố đó. Một số sản phẩm cao cấp có thể chứa thêm các thành phần bổ sung hoặc công nghệ chế biến hiện đại, nếu trẻ không thích ăn hoặc cơ thể không hấp thụ tốt, thì giá trị dinh dưỡng cũng giảm đi.
Thực phẩm càng đắt tiền thì càng tốt, đây cũng là quan niệm sai lầm.
Ngoài ra, nhiều thực phẩm hữu cơ hay sản phẩm cao cấp cũng có thể không cần thiết cho trẻ, đặc biệt nếu ngân sách gia đình hạn chế. Bố mẹ có thể tìm kiếm các nguồn thực phẩm tươi ngon từ chợ địa phương hoặc cửa hàng thực phẩm bình dân mà vẫn đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng. Việc chọn lựa thực phẩm theo mùa cũng có thể giúp gia đình tiết kiệm chi phí, vẫn có được những loại thực phẩm tươi ngon và bổ dưỡng.
Nghe theo lời khuyên nhưng không có chọn lọc
Nhiều bậc bố mẹ quen với việc tìm kiếm một tiêu chuẩn và tham khảo ý kiến từ người khác trong việc nuôi dạy con. Họ thường bị cuốn vào những xu hướng mới nhất, như bổ sung thuốc bổ, cho trẻ uống sữa với công thức đặc biệt....
Tuy nhiên, đây là vấn đề vì mỗi đứa trẻ đều khác nhau và không thể lớn lên theo những tiêu chuẩn giống nhau. Những gì phù hợp với một trẻ có thể không hiệu quả hoặc thậm chí gây hại cho trẻ khác.
Việc quá phụ thuộc vào các tiêu chuẩn chung hoặc những lời khuyên chưa phù hợp từ người khác có thể dẫn đến áp lực cho cả trẻ và bố mẹ. Thay vì chỉ dựa vào thông tin từ các nguồn không chính xác, bố mẹ nên quan sát kỹ lưỡng sở thích, nhu cầu và phản ứng của trẻ.
Nếu trẻ thực sự có vấn đề về sức khỏe hoặc phát triển, nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể cung cấp thông tin chính xác và phù hợp với tình trạng cụ thể của trẻ, giúp bố mẹ đưa ra những quyết định đúng đắn.
Thay vì dùng khuôn mẫu công khai để nuôi dạy những đứa trẻ khác nhau, bố mẹ nên xây dựng một kế hoạch dinh dưỡng và phát triển riêng biệt, phù hợp với từng giai đoạn và nhu cầu của con.
Dễ phán đoán trẻ bị dị ứng thực phẩm
Nhiều phụ huynh nhìn thấy trẻ không yêu thích loại thực phẩm nào đó liền nhận định rằng trẻ dị ứng. Thực tế, nhiều trường hợp bố mẹ trở nên lo lắng thái quá về sức khỏe của trẻ. Điều này có thể dẫn đến việc bố mẹ áp đặt những quy tắc nghiêm ngặt về chế độ ăn uống, khiến trẻ cảm thấy bị hạn chế và khác biệt so với bạn bè.
Trẻ em cần được nuôi dưỡng trong một môi trường an toàn và tích cực, nơi có thể tự do khám phá thực phẩm mà không phải lo lắng về việc bị dị ứng.
Thực tế, chứng dị ứng thường xảy ra khi các protein cao phân tử không được tiêu hóa xâm nhập trực tiếp vào máu sau khi da và màng nhầy của chúng ta bị rách. Điều này có thể xảy ra trong nhiều tình huống hàng ngày mà bốmẹ không lường trước được.
Nhiều phụ huynh nhìn thấy trẻ không yêu thích loại thực phẩm nào đó liền nhận định rằng trẻ dị ứng.
Ví dụ, nếu bố lau vùng xung quanh miệng của trẻ quá nhiều, tạo ra những vết rách nhỏ, chất dị ứng có thể xâm nhập vào máu qua những vết rách đó và gây ra phản ứng dị ứng. Tương tự, việc lau mũi bằng khăn giấy ướt cũng có thể gây tổn thương cho niêm mạc mũi, dẫn đến tình trạng viêm loét, tấy đỏ và sưng tấy.
Ngoài ra, niêm mạc mũi có thể tiếp xúc với bụi, ve, phấn hoa và các tác nhân gây dị ứng khác, dễ dàng xâm nhập vào máu và gây ra phản ứng dị ứng.
Do đó, thay vì lo lắng quá mức và tìm cách hạn chế thực phẩm, bố mẹ nên tập trung vào việc xây dựng một môi trường an toàn cho trẻ. Hướng dẫn trẻ về cách chăm sóc bản thân, từ việc rửa tay thường xuyên cho đến việc giữ vệ sinh cá nhân, sẽ giúp trẻ có khả năng miễn dịch tốt hơn.
Chỉ quan tâm đến chiều cao, cân nặng mà bỏ qua sức khỏe tổng thể
Trong xã hội hiện đại, áp lực về ngoại hình và sự phát triển thể chất khiến nhiều phụ huynh tập trung vào việc kiểm soát chỉ số chiều cao và cân nặng, mà không chú trọng đến những khía cạnh quan trọng khác của sức khỏe.
Trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau, và nhiều yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng, và mức độ hoạt động thể chất đều ảnh hưởng đến sự phát triển. Nếu bố mẹ chỉ chú ý đến các chỉ số này mà không quan tâm đến chế độ ăn uống, tâm lý, và sự phát triển cảm xúc, có thể bỏ lỡ những dấu hiệu quan trọng về sức khỏe tổng thể.
Bên cạnh chiều cao và cân nặng, bố mẹ nên chú ý đến sức khỏe tinh thần của con...
Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố then chốt, nếu trẻ có thể có chiều cao và cân nặng đạt yêu cầu, nhưng nếu chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, cũng có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe khác như thiếu vitamin, khoáng chất hoặc mắc các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Điển hình như vấn đề thiếu hụt canxi - ảnh hưởng đến sự phát triển xương, hay thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, sức khỏe tinh thần cũng là một phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Những áp lực về việc phải đạt được chiều cao và cân nặng lý tưởng có thể gây ra lo âu, căng thẳng và trầm cảm ở trẻ.
Vì vậy, bố mẹ cần tạo ra một môi trường an toàn và hỗ trợ, nơi trẻ có thể bày tỏ cảm xúc và ý kiến mà không sợ bị đánh giá. Việc khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất và sáng tạo cũng rất quan trọng, giúp phát triển kỹ năng xã hội và cải thiện sức khỏe tinh thần.