Chuyên gia nói có 4 cách chữa ngay tính lười biếng, tạo động lực để con thành học sinh giỏi

Thi Thi - Ngày 03/05/2024 16:55 PM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý Li Meijin cho rằng, có 4 phương pháp đơn giản để tạo động lực học tập cho trẻ.

Trẻ em làm mọi việc rất nhanh, vậy tại sao lại có xu hướng trì hoãn khi làm bài tập về nhà? Giáo sư Li Meijin cho rằng nguyên nhân chính là do trẻ chưa hình thành thói quen học tập tốt và không có động lực bản thân. Nếu muốn chữa khỏi tình trạng trẻ trì hoãn học tập và kém chú ý, bố mẹ hãy bắt đầu từ những khía cạnh sau.

Chuyên gia nói có 4 cách chữa ngay tính lười biếng, tạo động lực để con thành học sinh giỏi - 1

Chỉ đặt những vật dụng cần thiết trên bàn học

Đừng để quá nhiều đồ đạc trên bàn học của con hoặc thậm chí là phòng con làm bài tập, đặc biệt là đồ chơi và điện thoại di động, chỉ để giấy, bút, sách giáo khoa và tẩy cần thiết trên bàn.

Khả năng tự chủ của con người còn hạn chế. Người lớn còn có thể ăn bữa thịnh soạn sau đó lại mong muốn giảm cân, trong khi đó học sinh tiểu học thùy trước trán chưa trưởng thành.

Nguyên nhân chính trẻ học không tốt là do chưa hình thành thói quen học tập tốt và không có động lực bản thân.

Nguyên nhân chính trẻ học không tốt là do chưa hình thành thói quen học tập tốt và không có động lực bản thân.

Nếu đặt một số thứ không cần thiết trên bàn học, trẻ sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi tự hỏi: Mình nên làm bài tập về nhà trước hay chơi trước? Những đứa trẻ bình thường khó có thể cưỡng lại được sự cám dỗ như vậy.

Các nhà thần kinh học chỉ ra: Có hai cái tôi trong bộ não con người. Một là hành động tùy tiện và tận hưởng khoảnh khắc, hai là giúp chúng ta vượt qua sự bốc đồng. Nếu muốn con tập trung vào việc học trước mắt, bố mẹ phải loại bỏ những phiền nhiễu càng sớm càng tốt.

Chuyên gia nói có 4 cách chữa ngay tính lười biếng, tạo động lực để con thành học sinh giỏi - 3

Chia theo độ khó của công việc

Trước tiên, bố mẹ nên hiểu con mình có bao nhiêu bài tập về nhà và độ khó như thế nào, sau đó phân biệt giữa chúng, hãy để con làm những việc khó vừa trước, những việc khó ở giữa và những việc dễ nhất ở cuối.

Tại sao? Hãy làm những việc độ khó vừa trước, trẻ sẽ làm được nhanh chóng và cảm thấy hài lòng về bản thân. Não sẽ tự động viên và giải phóng dopamine. Trẻ sẽ có thêm động lực học tập, duy trì sự tập trung cao độ.

Sau đó tiếp tục làm những bài tập khó. Ngay cả khi trẻ không thể tìm ra lời giải nhanh chóng, cũng sẽ không dễ dàng bỏ cuộc.

Trong khi đó, việc dễ nhất ở cuối sẽ giúp trẻ dễ dàng đạt được cảm giác thành tựu hơn.

Bố mẹ nên hiểu con mình có bao nhiêu bài tập về nhà và độ khó như thế nào.

Bố mẹ nên hiểu con mình có bao nhiêu bài tập về nhà và độ khó như thế nào.

Chuyên gia nói có 4 cách chữa ngay tính lười biếng, tạo động lực để con thành học sinh giỏi - 5

Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn

Tương tự, chúng ta có thể ấn định thời gian để trẻ hoàn thành bài tập tùy theo độ khó. Thời gian hoàn thành bài tập càng dài thì thời gian chơi của trẻ càng ngắn.

Ví dụ, nếu mẹ yêu cầu trẻ làm một bài tập khó trong 30 phút, nếu làm xong 20 phút thì chơi 15 phút, sau đó được chơi tiếp 10 phút.

Một ví dụ khác là bài tập về nhà dễ, yêu cầu trẻ phải hoàn thành trong 20 phút: Sau 20 phút được chơi 10 phút, sau 15 phút, sẽ được chơi thêm 15 phút.

Nhà thần kinh học người Nhật Kikunori Shinohara chỉ ra rằng, não bộ có một khoảng thời gian giới hạn để tập trung cao độ.

Vì vậy, nên cho trẻ học trong một khoảng thời gian, sau đó nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút có thể giúp não nhận được lượng oxy và lưu lượng máu dồi dào, trước khi nồng độ giảm xuống mức thấp nhất để duy trì sự tập trung trong thời gian dài.

Hãy hướng dẫn trẻ hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn.

Hãy hướng dẫn trẻ hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn.

Chuyên gia nói có 4 cách chữa ngay tính lười biếng, tạo động lực để con thành học sinh giỏi - 7

Hướng dẫn trẻ chủ động học tập

Nguyên nhân cơ bản khiến trẻ trì hoãn làm bài tập về nhà là vì trẻ không hứng thú học tập. Theo cơ chế của bộ não, chỉ khi trẻ hứng thú thì bộ não mới tự khen ngợi mình, tạo ra nhiều năng lượng hơn và có được động lực cho bản thân.

Một nghiên cứu của Đại học Pennsylvania cho thấy, đứa trẻ học tốt hay không phụ thuộc vào việc trẻ có cảm thấy mình có thể học tốt hay không.

Vì vậy, muốn con mình có được động lực nội tại, trước tiên hãy để trẻ hiểu tại sao phải cần học và cách học như thế nào hiệu quả nhất, để duy trì được sự nhiệt tình học tập bên trong trẻ.

Chuyên gia nói có 4 cách chữa ngay tính lười biếng, tạo động lực để con thành học sinh giỏi - 8

Chuyên gia nói có 4 cách chữa ngay tính lười biếng, tạo động lực để con thành học sinh giỏi - 9

Có nên cho con gái ăn diện? Chuyên gia tâm lý khuyến khích nhưng kèm 3 điều kiện
Nhiều bố mẹ rất thích ăn diện cho con gái, nhưng cần có mức độ phù hợp.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con