Chuyên gia tâm lý chỉ ra 4 sai lầm bố mẹ Việt khiến trẻ ỷ lại, cứ giao việc là nói "con không biết làm"

Kiều Trang - Ngày 28/11/2023 10:35 AM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý mách bố mẹ cách trị trẻ có tính ỷ lại "một phát ăn ngay".

Ngày nay, nhiều đứa trẻ dần hình thành tính ỷ lại, quá dựa dẫm vào bố mẹ, điều này khiến phụ huynh "đau đầu" vì không biết giải quyết như thế nào.

Dù trong bất kỳ vấn đề gì gì, thậm chí là nhu cầu của cá nhân trẻ như đánh răng, rửa mặt, ăn uống, tắm rửa hay làm bài tập,... trẻ cũng thường đòi hỏi sự hỗ trợ, giúp đỡ từ những người thân xung quanh thay vì tự làm.

Nhiều chuyên gia tâm lý đã chỉ ra rằng, tính ỷ lại của trẻ xuất phát từ chính cách giáo dục sai lầm của bố mẹ. Khi cuộc sống ngày một hiện đại, đa số trẻ nhỏ đều được nuôi dạy trong môi trường có điều kiện tốt hơn và được bố mẹ chăm sóc cẩn thận ngay từ nhỏ.

Trẻ có tính phụ thuộc, dựa dẫm vào bố mẹ quá mức sẽ khó đạt được thành công sau này (Ảnh minh hoạ).

Trẻ có tính phụ thuộc, dựa dẫm vào bố mẹ quá mức sẽ khó đạt được thành công sau này (Ảnh minh hoạ).

Mặc dù việc yêu thương, lo lắng cho con, không muốn con thiệt thòi là hoàn toàn đúng với tâm lý của những người làm bố, làm mẹ. Tuy nhiên về lâu về dài, khi bố mẹ quá bao bọc và cưng chiều, điều này lại vô tình trở thành nguyên nhân sâu xa khiến con trẻ hình thành tính ỷ lại, quá phụ thuộc vào người lớn.

Theo chuyên gia tâm lý Lưu Thị Hường, tính ỷ lại sẽ làm cản trở quá trình phát triển toàn diện và gây khó khăn trong việc trẻ đạt được thành tựu trong tương lai. Đó là lý do mà bố mẹ nên "chữa bệnh" dựa dẫm, ỷ lại của trẻ càng sớm càng tốt. 

Vậy bố mẹ cần làm gì khi con trẻ có tính ỷ lại? Chuyên gia tâm lý có những lời khuyên và chia sẻ bổ ích dưới đây.

Thạc sĩ Tâm lý Lưu Thị Hường.

Thạc sĩ Tâm lý Lưu Thị Hường.

Chuyên gia tâm lý chỉ ra 4 sai lầm bố mẹ Việt khiến trẻ ỷ lại, cứ giao việc là nói amp;#34;con không biết làmamp;#34; - 4

Để có thể nuôi dạy con hiệu quả, bố mẹ cần phải biết tâm lý ỷ lại của con xuất phát từ đâu, vậy thưa chuyên gia nguyên nhân nào trẻ hình thành tâm lý này?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến một đứa trẻ hình thành tâm lý ỷ lại, bao gồm:

Nguyên nhân lớn nhất là bố mẹ chưa biết cách giáo dục con. Những ông bố bà mẹ lần đầu làm bố mẹ sẽ có những sự bối rối, thiếu kiến thức và kỹ năng. Chính vì thế mà họ không biết được rằng, con trẻ đến giai đoạn, độ tuổi nào thì sẽ tự làm được những công việc mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ. Bởi vậy mà bố mẹ thường làm hộ, làm thay cho trẻ.

Nguyên nhân thứ hai bắt nguồn từ nguyên nhân thứ nhất, vì bố mẹ không biết cách giáo dục phù hợp nên luôn mang tâm lý bảo bọc con cái quá mức, sợ con bị tổn thương. Từ đó dẫn đến việc trẻ hình thành tư tưởng, mọi vấn đề đã có bố mẹ lo nên bản thân sẽ không cần làm gì cả và sau khi lớn, trẻ cũng sẽ không có kỹ năng làm bất kỳ việc gì dù là việc đơn giản nhất.

Nguyên nhân thứ ba xuất phát từ niềm tin hạn chế về bản thân của trẻ. Trẻ luôn cảm thấy bản thân chưa đủ giỏi, chưa đủ tốt nên sinh ra tâm lý tự ti. Điều này có thể xảy ra khi trẻ không được khuyến khích hay ủng hộ để phát triển khả năng tự quyết định, và giải quyết vấn đề của riêng mình. Khi trẻ không tin tưởng vào khả năng của bản thân, trẻ sẽ hình thành tâm lý dựa dẫm, ỷ lại vào người khác để họ giải quyết giúp mình.

Nguyên nhân thứ tư là do trẻ học hỏi, bắt chước từ mọi người xung quanh. Khi trẻ nhìn thấy tấm gương là bố mẹ hoặc người thân trong gia đình, bạn bè có tính ỷ lại, trẻ sẽ cho rằng điều này là đúng đắn và không có gì sai trái cả nên trẻ cũng sẽ noi gương theo.

Chuyên gia tâm lý chỉ ra 4 sai lầm bố mẹ Việt khiến trẻ ỷ lại, cứ giao việc là nói amp;#34;con không biết làmamp;#34; - 5

Có đúng khi nói rằng, trẻ có tâm lý ỷ lại thường rất khó đạt được thành công trong tương lai?

Tôi đồng ý với quan điểm này. Bởi vì trẻ có tâm lý ỷ lại sẽ có hai biểu hiện, biểu hiện đầu tiên là thiếu tinh thần học hỏi, nỗ lực vươn lên. Không có bất kỳ sự thành công trong lĩnh vực nào mà không xuất phát từ việc phấn đấu học tập.

Biểu hiện thứ hai, trẻ có tính ỷ lại sẽ thiếu tính trách nhiệm. Trẻ sẽ luôn mang tâm lý, việc này là của người khác chứ không phải của mình, nó không thuộc trách nhiệm của mình. Đối với đứa trẻ vừa không có chí cầu tiến, tinh thần học hỏi, lại vô trách nhiệm thì hầu như rất khó đạt được thành công trong tương lai.

Chuyên gia tâm lý chỉ ra 4 sai lầm bố mẹ Việt khiến trẻ ỷ lại, cứ giao việc là nói amp;#34;con không biết làmamp;#34; - 6

Những biểu hiện giúp bố mẹ nhận biết đứa trẻ của mình đang hình thành tâm lý ỷ lại là gì, và cách bố mẹ "chữa bệnh" ỷ lại của trẻ?

Biểu hiện đầu tiên để bố mẹ nhận biết trẻ có tính ỷ lại đó là làm việc gì cũng phải có người thúc giục, không có sự tự giác. Trẻ ỳ ạch, kỳ kèo mãi với công việc được giao thay vì dứt khoát làm một cách nhanh gọn.

Biểu hiện thứ hai là trẻ luôn phản xạ rất nhanh với câu cửa miệng "con không biết làm" mỗi khi được bố mẹ giao nhiệm vụ gì đó. 

Biểu hiện thứ ba là trẻ tìm đủ lý do để từ chối công việc được giao, hoặc tỏ thái độ khó chịu "mặt nặng mày nhẹ".

Vậy bố mẹ cần làm 3 điều sau đây để "chữa bệnh" ỷ lại của trẻ:

- Bố mẹ cần trang bị kiến thức đầy đủ, khoa học về việc nuôi dạy con, làm bố mẹ. Như vậy, bố mẹ sẽ biết và hiểu tâm lý của trẻ trong từng độ tuổi. Mỗi độ tuổi khác nhau, bố mẹ sẽ nhận ra đứa trẻ của mình nên được rèn luyện hay hướng dẫn làm việc này, việc kia. Bố mẹ cũng sẽ có tư duy tốt để hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

- Bố mẹ cần trở thành một tấm gương tốt cho trẻ noi theo. "Nhìn con sửa mình" chứ đừng trách mắng hay phạt trẻ. Bởi vì suy cho cùng, trẻ cũng học và bắt chước bố mẹ mà ra.

- Bố mẹ cần dành thời gian để trò chuyện với con, từ đó thống nhất những nguyên tắc, quy định trong gia đình. Chẳng hạn như cùng con thảo luận việc nào đứa trẻ phải làm mỗi ngày, việc nào trong phạm vi trách nhiệm của bản thân trẻ. Và trẻ phải tự mình thực hiện, tuyệt đối không có sự can thiệp, trợ giúp từ bố mẹ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Chuyên gia tâm lý chỉ ra 4 sai lầm bố mẹ Việt khiến trẻ ỷ lại, cứ giao việc là nói amp;#34;con không biết làmamp;#34; - 7

Có ý kiến cho rằng, việc bố mẹ để con chịu cực, tự lập từ nhỏ sẽ giúp con phát triển tốt, không có tính ỷ lại. Chuyên gia nghĩ gì về quan điểm nuôi dạy ngược này?

Theo quan điểm cá nhân của tôi, tôi đồng ý với việc bố mẹ cho con tự lập, tự làm những việc trong khả năng của mình càng sớm càng tốt.

Ở đây, bố mẹ cần hiểu và thống nhất, việc để con "chịu cực" là gì? Nếu bố mẹ bắt con phải làm những việc nặng nhọc, vượt với sức lực và lứa tuổi thì điều này hoàn toàn không nên. Tuy nhiên, nếu đó là những công việc trong khả năng và phù hợp với độ tuổi của con thì bố mẹ hoàn toàn có thể giao cho trẻ.

Khi giao cho trẻ làm bất kỳ việc gì, nó chỉ thực sự hiệu quả và có giá trị giáo dục cao khi bố mẹ giải thích rõ ràng cho con hiểu "vì sao con phải làm điều này". Thay vì bố mẹ ép buộc, la mắng bắt trẻ làm một cách không tự nguyện. Khi trẻ hiểu ý nghĩa việc mình làm, trẻ sẽ tự giác mà không cần bố mẹ phải nhắc nhở nhiều lần. Đồng thời trẻ cũng sẽ làm nó với một tinh thần vui vẻ, hào hứng.

Ngược lại, sẽ không tốt nếu như việc trẻ làm không đem lại cho con cảm giác hạnh phúc, tự nguyện mà chỉ toàn sự khó chịu, thậm chí lâu dần hình thành cảm xúc chán ghét, tổn thương bởi vì trước đó bố mẹ đã không giải thích, không hướng dẫn cụ thể cách thực hiện cho trẻ.

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con