Chuyên gia tâm lý: Điều tạo nên tương lai thành công của đứa trẻ, không phải bố mẹ giàu có hay IQ cao mà là 4 điều này

Thi Thi - Ngày 05/11/2024 15:00 PM (GMT+7)

Bố mẹ yêu thương con đúng cách là tạo ra nền tảng vững chắc về tính tự lập, kỷ luật tự giác, trách nhiệm cao...

Bố mẹ nào cũng mong muốn dành tất cả những điều tốt đẹp trên đời cho con. Có thể nói, tình yêu của bố mẹ luôn vị tha và tận tâm.

Nhưng trong quá trình trẻ lớn lên, một số phương pháp giáo dục tưởng chừng như yêu thương nhưng thực chất lại đang vô tình làm hại con.

Giáo sư Li Meijin từng nói: “Hãy dũng cảm trước 6 tuổi và khôn ngoan sau 12 tuổi”. Từ sơ sinh đến 6 tuổi, việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở giai đoạn này rất quan trọng. Bao gồm việc nuôi dưỡng khoa học, đồng hành, rèn luyện thói quen,... 

Mọi điều bố mẹ dạy con sẽ được phản ánh trong mọi khía cạnh cuộc sống sau này. Trước 6 tuổi, bố mẹ không được làm 4 điều này thay con, vì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống về sau.

Chuyên gia tâm lý: Điều tạo nên tương lai thành công của đứa trẻ, không phải bố mẹ giàu có hay IQ cao mà là 4 điều này - 1

Đừng làm hộ những việc mà trẻ có thể làm

Làm mọi việc cho trẻ vô tình tước đi cơ hội phát huy khả năng, giảm kỹ năng giải quyết vấn đề.

Điều đó hàm ý rằng bố mẹ giỏi, có nhiều kinh nghiệm hơn và không tin tưởng vào khả năng của trẻ.

Nhà phân tâm học người Anh Winnicott từng đề xuất khái niệm “người mẹ 60 điểm”.  Theo lý thuyết của Winnicott, sự phát triển tâm lý của trẻ trải qua ba giai đoạn: Phụ thuộc tuyệt đối, tương đối và độc lập.

- Giai đoạn phụ  thuộc tuyệt đối là 0-6 tháng.

- Giai đoạn phụ thuộc tương đối là 6-24 tháng và có thể lâu hơn.

- Hướng tới sự tự lập, sau 2 tuổi, quá trình chuyển từ phụ thuộc tương đối sang tự lập là liên tục, và mỗi trẻ sẽ thể hiện những điểm khác biệt nhau.

Đừng làm hộ những việc mà trẻ có thể làm.

Đừng làm hộ những việc mà trẻ có thể làm.

Đánh giá về đặc điểm giai đoạn sinh trưởng và phát triển, sau khi trẻ được 2 tuổi, đã có thể đi độc lập, học cách cầm nắm bằng đôi tay, nhận thức về tính tự lập của trẻ càng mạnh mẽ.

Từ đó, người mẹ giảm dần việc chăm sóc con và trở thành “bà mẹ 60 điểm” thay vì tiếp tục là một “bà mẹ hoàn hảo” làm mọi việc vì con. Lúc này, bố mẹ cần học cách buông bỏ hợp lý và chừa không gian cho con khám phá.

Như Tiến sĩ Montessori đã nói, "Chúng ta đã quen với việc phục vụ trẻ, điều này không chỉ khiến trở nên phụ thuộc, kìm hãm phát triển. Bởi vì điều này làm giảm ý thức độc lập, sự chủ động và sáng tạo hữu ích ở trẻ".

Vì vậy, bố mẹ không nên làm thay con những gì trẻ có thể làm.

Chuyên gia tâm lý: Điều tạo nên tương lai thành công của đứa trẻ, không phải bố mẹ giàu có hay IQ cao mà là 4 điều này - 3

Đừng tránh những sai lầm mà trẻ có thể mắc phải

Trẻ em mắc lỗi là điều bình thường. Đừng sợ trẻ mắc lỗi, bởi đó là một quá trình cần thiết để lớn lên.

Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã bắt đầu sử dụng các giác quan để tìm hiểu và tò mò về mọi thứ xung quanh.

Tiến sĩ Montessori chỉ ra rằng, trẻ em là những người học hỏi và khám phá giác quan một cách tự nhiên, giai đoạn đỉnh cao là từ 0 đến 6 tuổi. Đây là một quá trình liên tục khám phá để trưởng thành.

Sai lầm là điều không thể tránh khỏi trong quá trình này, vì vậy bố mẹ có sự bao dung, kiên nhẫn nhất định đối với những lỗi lầm mà con mình mắc phải.

Đừng tránh những sai lầm mà trẻ có thể mắc phải.

Đừng tránh những sai lầm mà trẻ có thể mắc phải.

Bố mẹ có thể để trẻ làm việc gì đó trong phạm vi hợp lý, khuyến khích trẻ hoàn thành việc đó một cách độc lập. Dù kết quả không hoàn hảo nhưng trẻ học hỏi được nhiều điều và tích lũy kinh nghiệm sống trong quá trình mắc sai lầm.

Ví dụ, đối với trẻ 2-3 tuổi, hãy để trẻ thử tự mặc quần áo và đi tất. Hãy để trẻ 4 tuổi giúp dọn bát đĩa và rửa bát, điều này có thể rèn luyện tốt khả năng tự chăm sóc.

Trong cuộc sống, khi trẻ muốn làm điều gì đó khó khăn, thử thách, bố mẹ không nên nghĩ ngay đến việc ngăn cản. Đây là một quá trình quý giá để trẻ khám phá thế giới bên ngoài. Ngay cả khi trẻ mắc sai lầm, đừng vội phàn nàn gay gắt. Điều quan trọng là hãy dạy trẻ cách nhận ra lỗi lầm và học hỏi từ chúng.

Bằng cách không ngừng cố gắng, phạm sai lầm và tích lũy kinh nghiệm, trẻ sẽ trưởng thành nhanh hơn.

Chuyên gia tâm lý: Điều tạo nên tương lai thành công của đứa trẻ, không phải bố mẹ giàu có hay IQ cao mà là 4 điều này - 5

Đừng kìm nén những cảm xúc cần được bộc lộ của trẻ

Mỗi người đều có những cảm xúc riêng, tuy nhiên, đôi khi cảm xúc đó của trẻ thường bị bỏ qua, kìm nén, thậm chí còn bị cười nhạo.

Nhà tâm lý học Rudolf cho biết: Cách bố mẹ phản ứng với cảm xúc của trẻ đóng vai trò quyết định đến sự phát triển sau này.

Nhiều bậc phụ huynh dễ rơi vào những “cái bẫy” cảm xúc trong quá trình giáo dục con.

Giáo dục trẻ bằng cảm xúc sẽ không nhìn nhận một cách khách quan bản chất vấn đề, cũng như không tìm ra giải pháp giải quyết hữu hiệu. 

Đừng kìm nén những cảm xúc cần được bộc lộ của trẻ.

Đừng kìm nén những cảm xúc cần được bộc lộ của trẻ.

Freud từng nói: “Những cảm xúc không được bộc lộ sẽ không bao giờ biến mất. Đơn giản là chúng bị chôn sống và một ngày nào đó sẽ phun trào theo những cách thậm chí còn tồi tệ hơn. "

Tổ chức Sức khỏe Tâm thần Thế giới từng đưa ra một thống kê thú vị và kết luận cho thấy, hơn 70% cảm xúc của chúng ta sẽ “tấn công” các cơ quan trong cơ thể để tiêu hóa cảm xúc đau khổ của chính mình.

Cảm xúc không phải là tai họa, chúng là một phần không thể thiếu trong trải nghiệm. Vì vậy khi trẻ có những cảm xúc dù tốt hay xấu thì bố mẹ cũng nên chấp nhận, thẩu hiểu và dạy con cách bộc lộ theo hướng tích cực.

img src/upload/4-2024/images/thintb/li-meijin-dieu-anh-huong-lon-nhat-den-tre-em-khong-phai-la-nen-tang-gia-dinh-hay-iq-ma-la-4-dieu-nay-hnh-3-3-1730777386-574-width600height399.jpg /

Nếu trẻ phải "chịu khổ", đừng vội ngăn cản

Khi còn trẻ, bố mẹ thường mong rèn cho con lòng can đảm để đối mặt với khó khăn khi bước vào xã hội. Mục đích của việc để trẻ chịu đựng gian khổ là khai sáng tâm hồn, thay đổi cách suy nghĩ, tính cách trưởng thành. 

Bố mẹ nên hiểu rằng những bông hoa trong nhà kính không thể chịu được mưa gió, đứa trẻ lớn lên dưới sự che chở sẽ phải chịu nhiều đau khổ hơn trong xã hội vì đôi cánh yếu ớt.

Vì vậy, bố mẹ có tầm nhìn xa hãy để trẻ học cách "chịu khổ", đặc biệt là khó khăn về tính tự lập, tự chăm sóc và tính kỷ luật tự giác.

Chuyên gia tâm lý: Điều tạo nên tương lai thành công của đứa trẻ, không phải bố mẹ giàu có hay IQ cao mà là 4 điều này - 8

Nếu trẻ phải "chịu khổ", đừng vội ngăn cản.

Một chuyên gia tâm lý cho biết: Con người muốn trưởng thành thì phải có lý do, sự nỗ lực, tích lũy đằng sau đó phải gấp mấy lần người thường. Mức độ đam mê khác nhau sẽ dẫn đến thành công khác nhau.

Trên thế giới này không có thành công tự nhiên nào. Trẻ  phải được phép chịu đựng “gian khổ” của tính kỷ luật tự giác. Đây là nền tảng phát triển bản thân trong tương lai.

Cuộc sống đầy rẫy những thăng trầm, và cuối cùng trẻ sẽ phải tự mình lèo lái thế giới của riêng mình. Bố mẹ yêu thương con đúng cách là tạo ra nền tảng vững chắc về tính tự lập, kỷ luật tự giác, trách nhiệm cao và khả năng giải quyết vấn đề tốt.

Chuyên gia tâm lý: Điều tạo nên tương lai thành công của đứa trẻ, không phải bố mẹ giàu có hay IQ cao mà là 4 điều này - 9

Đứa trẻ sinh ra không tự mình giỏi giang, mà cần được bố mẹ cởi mở dạy con 4 điều
Có 4 bí quyết nuôi dạy đứa trẻ tự tin, độc lập, biết làm chủ cuộc sống nhưng vẫn ngoan vâng lời.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 3-5 tuổi