Chuyên gia tâm lý: Đứa trẻ thường xuyên bị mắng trải qua thay đổi kinh ngạc về IQ và EQ

Thi Thi - Ngày 03/12/2024 19:00 PM (GMT+7)

Những đứa trẻ thường xuyên bị quát mắng có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển IQ và EQ

Nhà tâm lý học Freud từng nói: “Những tổn thương tâm lý của người lớn thực chất được gây ra từ thời thơ ấu”.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng môi trường gia đình và cách bố mẹ giao tiếp có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của trẻ. Cụ thể, trẻ thường xuyên bị quát mắng sẽ để lại nhiều tác động tiêu cực. 

Chuyên gia tâm lý: Đứa trẻ thường xuyên bị mắng trải qua thay đổi kinh ngạc về IQ và EQ - 1

Chuyên gia tâm lý: Đứa trẻ thường xuyên bị mắng trải qua thay đổi kinh ngạc về IQ và EQ - 2

4 vấn đề dễ xảy ra ở trẻ hay bị quát mắng

Vấn đề về cảm xúc 

Tâm trạng của trẻ trở nên bất ổn, dễ khóc lóc, tức giận, lo lắng, chán nản trong thời gian dài. Những cảm xúc tiêu cực này ảnh hưởng đến tâm lý, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong tương lai.

Khi trẻ thường xuyên phải đối mặt với môi trường căng thẳng, dễ nổi giận và phải mất một thời gian dài để bình tĩnh lại. 

Những cảm xúc này không chỉ đơn thuần là trạng thái tạm thời mà có thể kéo dài, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý. Hơn nữa, khi tâm trạng của trẻ không ổn định, khả năng học hỏi và phát triển các kỹ năng sống cũng bị ảnh hưởng. 

Thiếu tự tin và an toàn 

Những đứa trẻ thường xuyên bị quát mắng sẽ cảm thấy mình chưa đủ tốt và không làm gì là đúng. Kết quả là, sự tự tin bị suy giảm và tràn ngập nghi ngờ về bản thân.

Đồng thời, trẻ cũng sẽ thiếu đi cảm giác an toàn, không biết khi nào bố mẹ sẽ lại bất ngờ la hét, luôn trong tâm trạng sợ hãi suốt ngày. Điều này bất lợi cho việc hình thành tính cách và tương lai.

Những đứa trẻ thường xuyên bị quát mắng sẽ cảm thấy mình chưa đủ tốt và không làm gì là đúng.

Những đứa trẻ thường xuyên bị quát mắng sẽ cảm thấy mình chưa đủ tốt và không làm gì là đúng.

Vấn đề về hành vi 

Trẻ dễ nổi loạn và không vâng lời, cố tình chống lại bố mẹ. Hành vi này có thể xuất phát từ cảm giác thiếu kiểm soát trong cuộc sống hoặc từ việc trẻ không được lắng nghe và thấu hiểu.

Trẻ dần phản ứng bằng cách chống đối lại các quy tắc và yêu cầu của bố mẹ. Hành vi hung hăng cũng có thể xảy ra, chẳng hạn như dễ đánh người vì những chuyện nhỏ nhặt. 

Thành tích học tập giảm sút 

Cảm xúc bất ổn và thiếu tự tin sẽ khiến trẻ khó tập trung vào việc học, dẫn đến hiệu quả học tập kém. Khi trẻ cảm thấy lo lắng hoặc không chắc chắn về khả năng, thường gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin mới.

Tâm trạng căng thẳng này có thể khiến trẻ không thể tập trung vào bài học, dẫn đến việc bỏ lỡ các kiến thức quan trọng. Hệ quả là, trẻ trở nên phản đối việc học và cảm thấy chán nản, không hứng thú với các môn học, từ đó tạo ra một vòng luẩn quẩn.

Chuyên gia tâm lý: Đứa trẻ thường xuyên bị mắng trải qua thay đổi kinh ngạc về IQ và EQ - 4

4 mẹo bố mẹ hạn chế quát mắng con nhưng vẫn giáo dục tốt

Trước khi mắng con, hãy tự gợi ý tích cực 

Bố mẹ nên học cách nhấn nút tạm dừng khi cảm thấy cơn giận sắp bùng phát. Việc này giúp giảm bớt căng thẳng cho chính bản thân, tạo ra một môi trường tích cực hơn cho trẻ. Hãy hít một hơi thật sâu để bình tĩnh lại, hoặc có thể tạm rời khỏi hiện trường để uống cốc nước, ra ban công hít thở không khí trong lành...

Những hành động đơn giản này có thể giúp làm dịu tâm trí, bố mẹ có thời gian để suy nghĩ một cách rõ ràng hơn về tình huống trước mắt. Sau khi cảm xúc đã lắng xuống, hãy quay lại giải quyết vấn đề với tâm trạng bình tĩnh và khách quan.

Ví dụ, nếu trẻ ném đồ chơi khắp nơi và bố mẹ sắp nổi giận, thay vì la mắng lập tức, hãy dừng lại vài giây, hít một hơi thật sâu rồi bình tĩnh nói với trẻ: “Con ơi, chúng ta cùng nhau cất đồ chơi đi.” Cách tiếp cận này giúp trẻ hiểu rằng hành vi của mình không được chấp nhận, dạy trẻ cách giải quyết vấn đề hợp tác hơn.

Bố mẹ nên cố gắng giữ bình tĩnh trước khi quát mắng trẻ.

Bố mẹ nên cố gắng giữ bình tĩnh trước khi quát mắng trẻ.

Hạ giọng và cố gắng bắt đầu bằng từ ngữ nhẹ nhàng

Âm lượng và giọng điệu nói rất quan trọng. Việc hạ giọng giúp trẻ dễ dàng chấp nhận lời nói của bố mẹ hơn. Đồng thời, hãy cố gắng dùng từ “mẹ” để bày tỏ cảm xúc của mình thay vì đổ lỗi cho trẻ.

Ví dụ, hãy nói "Mẹ lo con sẽ bị thương khi làm điều này" thay vì "Tại sao con lại bất cẩn và luôn làm cho mẹ lo lắng vậy?" Kiểu biểu hiện này có thể khiến trẻ cảm nhận được sự quan tâm của bố mẹ thay vì đổ lỗi, chỉ trích, từ đó làm giảm sự phản kháng ở trẻ.

Xử lý vấn đề chứ không phải trẻ

Khi giao tiếp với con, ên thảo luận thẳng thắn vấn đề, đừng phủ nhận mọi thứ về trẻ.

Ví dụ, trẻ làm bài kiểm tra lần này không tốt,  có thể nói: “Kết quả của kỳ thi này không khả quan lắm. Chúng ta hãy cùng tìm cách giúp con cải thiện nhé!" Thay vì nói: "Tại sao con ngốc vậy, bài kiểm tra dễ mà làm không xong."

Hãy để đứa trẻ hiểu rằng bố mẹ tập trung vào vấn đề chứ không phải đánh giá trẻ.

Chấp nhận mọi xung đột 

Những xung đột chắc chắn sẽ xảy ra trong quá trình giáo dục trẻ. Bố mẹ nên chấp nhận những xung đột và coi là cơ hội để tăng cường sự hiểu biết và giao tiếp lẫn nhau.

Khi xung đột xảy ra, thay vì đổ lỗi hay trách phạt trẻ, hãy lắng nghe suy nghĩ, cảm xúc và hiểu lý do tại sao trẻ hành xử như vậy. Sau đó, bày tỏ ý kiến, mong đợi và cùng nhau tìm ra giải pháp cho vấn đề.

Ví dụ, nếu trẻ muốn xem TV nhưng không muốn làm bài tập về nhà, trước tiên bố mẹ có thể lắng nghe lý do trẻ không muốn làm bài tập về nhà, bài tập về nhà quá nhiều, quá khó hay vì lý do nào khác. Sau đó cùng nhau bàn bạc cách sắp xếp thời gian hợp lý, để trẻ vừa xem TV một lúc, vừa hoàn thành bài tập về nhà đúng thời hạn.

Chuyên gia tâm lý: Đứa trẻ thường xuyên bị mắng trải qua thay đổi kinh ngạc về IQ và EQ - 6

Khi con còn nhỏ, 6 cách hành xử sai của bố mẹ trong cuộc sống thường ngày này sẽ khiến trẻ lớn lên khó dạy bảo
Những cách hành xử chưa phù hợp của bố mẹ có tác động đến nhận thức của trẻ, nghi ngờ về năng lực bản thân, thất vọng và bỏ cuộc.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời