Nghiên cứu khoa học: Trẻ 3 tuổi chỉ số IQ cao bộc lộ rõ nhất, nhìn vào biểu hiện này là biết ngay

Thi Thi - Ngày 01/12/2024 10:21 AM (GMT+7)

Trẻ từ 3 tuổi sẽ thường xuyên bộc lộ một số hành vi về IQ cao, bố mẹ nên quan sát và rèn luyện con phát triển đúng hướng.

Theo các chuyên gia, khi trẻ được 3 tuổi, bố mẹ có thể dự đoán được những nét cơ bản về tâm lý, hình ảnh nhân cách  khi lớn lên bằng cách quan sát một số đặc điểm thường ngày. Bởi giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi trẻ phát triển nhanh về thể chất và tâm lý.

Một nghiên cứu của Harvard cho thấy chỉ số IQ của trẻ có thể được nhận biết ngay từ khi 3 tuổi. Và những trẻ IQ cao thường có 3 thói quen.

Nghiên cứu khoa học: Trẻ 3 tuổi chỉ số IQ cao bộc lộ rõ nhất, nhìn vào biểu hiện này là biết ngay - 1

Nghiên cứu khoa học: Trẻ 3 tuổi chỉ số IQ cao bộc lộ rõ nhất, nhìn vào biểu hiện này là biết ngay - 2

Thích yên tĩnh, chìm đắm trong thế giới của riêng mình

Nếu một người có thể duy trì mức độ tập trung cao, thường đạt được rất nhiều thành tựu dù trong công việc hay học tập. Khả năng tập trung giúp tối ưu hóa hiệu suất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới.

Nếu quan sát những người thành công, chúng ta thấy rằng sự tập trung cao độ là một trong những yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công của họ. Những người này thường biết cách quản lý thời gian và năng lượng hiệu quả.

Tuy nhiên, khả năng tập trung không phải là điều tự nhiên đối với tất cả mọi người. Một số trẻ không thích nói gì khi chơi đồ chơi hoặc xem TV. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang đắm chìm trong thế giới riêng.

Nếu trẻ thể hiện khả năng tập trung cao độ khi mới 3 tuổi, đó là dấu hiệu chỉ số IQ rất cao. Tuy nhiên, khả năng tập trung của trẻ ở độ tuổi mầm non hầu như phụ thuộc vào mức độ hứng thú với các hoạt động.

Các trò chơi như xếp hình, ghép tranh giúp trẻ rèn khả năng tập trung tốt.

Các trò chơi như xếp hình, ghép tranh giúp trẻ rèn khả năng tập trung tốt.

Để rèn luyện khả năng tập trung của trẻ, bố mẹ cần tạo ra một môi trường thuận lợi và hấp dẫn. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc kích thích sự tò mò và hứng thú của trẻ đối với các hoạt động học tập. 

Ví dụ, bố mẹ có thể giám sát trẻ khi làm bài tập về nhà để giúp con tập trung hơn. Hay giao cho trẻ những công việc có thể hoàn thành nhanh chóng hoặc chia nhỏ thành các nhiệm vụ. 

Ngoài ra, tạo ra những khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý cũng rất quan trọng. Khi trẻ cảm thấy quá tải, sự tập trung sẽ giảm sút. Do đó, việc cho trẻ nghỉ ngơi giữa các hoạt động học tập hoặc chơi đùa là rất cần thiết. Những khoảng thời gian nghỉ này giúp trẻ phục hồi năng lượng, tạo cơ hội suy nghĩ và tổ chức lại thông tin trong đầu.

Các trò chơi như xếp hình, ghép tranh hay các trò chơi đòi hỏi sự chú ý và kiên nhẫn sẽ giúp trẻ phát triển khả năng này mà vẫn cảm thấy thú vị. Hơn nữa, việc tham gia các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, chơi nhạc cụ hay làm thủ công cũng có thể giúp trẻ rèn luyện sự tập trung một cách tự nhiên.

Nghiên cứu khoa học: Trẻ 3 tuổi chỉ số IQ cao bộc lộ rõ nhất, nhìn vào biểu hiện này là biết ngay - 4

Ngôn ngữ tốt, luôn huyên huyên kể về các câu chuyện

Một số trẻ chỉ đơn giản là "người nói nhiều" trong mắt bố mẹ. Những đứa trẻ này thường thể hiện sự tò mò và khát khao được khám phá thế giới xung quanh. Trẻ không ngại ngần bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc, có thể khiến bố mẹ cảm thấy choáng ngợp đôi lúc.

Những câu hỏi đưa ra không bao giờ có điểm dừng, từ những điều đơn giản như "Tại sao bầu trời lại xanh?" đến những câu hỏi phức tạp như "Tại sao chúng ta không thể bay như chim?" . Nhằm thể hiện sự sáng tạo mà còn là dấu hiệu cho thấy trí tò mò và khả năng tư duy độc lập đang hình thành.

Nếu trẻ thích nói, bố mẹ đừng vội ngăn cản lối nói chuyện của trẻ. Bởi khi trẻ nói chuyện, tâm trí rất năng động, và đó là lúc mà những ý tưởng mới, quan điểm độc đáo có thể nảy sinh. Thay vì cảm thấy mệt mỏi hay bực bội trước những câu hỏi liên tục, bố mẹ nên xem đây là cơ hội để khuyến khích sự phát triển tư duy của trẻ.

Ngôn ngữ tốt, luôn huyên huyên kể về các câu chuyện.

Ngôn ngữ tốt, luôn huyên huyên kể về các câu chuyện.

Lắng nghe giúp trẻ cảm thấy được công nhận, tạo ra một không gian an toàn thể hiện bản thân. Những cuộc trò chuyện này dẫn đến hiểu biết sâu sắc về cách trẻ nhìn nhận thế giới và cảm nhận về cuộc sống.

Bố mẹ cũng có thể trao đổi với con thường xuyên hơn, ngay cả về những chủ đề không có giá trị. Những cuộc trò chuyện tự do sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, cải thiện khả năng diễn đạt và rèn luyện tư duy phản biện.

Ví dụ, nếu trẻ đặt câu hỏi về một hiện tượng tự nhiên, bố mẹ có thể cùng trẻ tìm hiểu thêm về nó, tạo cơ hội học hỏi tự nhiên và thú vị. Điều này giúp trẻ mở rộng kiến thức, khuyến khích sự tò mò và khát khao khám phá.

Nghiên cứu khoa học: Trẻ 3 tuổi chỉ số IQ cao bộc lộ rõ nhất, nhìn vào biểu hiện này là biết ngay - 6

Thích làm trò đùa

Một số đứa trẻ luôn khiến người khác không có ấn tượng tốt về mình, bởi trong đầu luôn có rất nhiều ý tưởng kỳ quặc. Những ý tưởng này dẫn đến trò nghịch ngợm khiến người lớn lắc đầu, nhưng thực tế, trẻ thường mang trong mình trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo đáng kinh ngạc.

Trong quá trình làm trò đùa, trẻ cần phải suy nghĩ và lập kế hoạch, từ đó phát triển khả năng tư duy và khả năng giải quyết vấn đề. Trẻ thường phải sử dụng trí não nhiều hơn và trong khi sử dụng trí não. Những trò đùa nghịch này, mặc dù đôi khi có thể gây khó chịu cho người lớn, nhưng lại là một phần quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ và cảm xúc.

Thích làm trò đùa.

Thích làm trò đùa.

Tuy nhiên, bố mẹ không nên hoàn toàn cho phép những hành vi nghịch ngợm hoặc không can thiệp. Việc để trẻ tự do khám phá và thể hiện bản thân là cần thiết, nhưng cũng cần đặt ra những ranh giới, quy tắc nhất định để phát triển tư thói quen ứng xử tốt.

Những quy tắc này giúp trẻ hiểu rõ hơn về giới hạn của hành vi dạy chúng về trách nhiệm và hậu từ hành động của mình.

Trong quá trình trưởng thành của trẻ, chắc chắn phải có những niềm vui và nỗi buồn đan xen. Bố mẹ cần nhìn thấy cả mặt tích cực và mặt không tốt của trẻ, đồng thời nắm chắc sự cân bằng.

Điều này có nghĩa là khuyến khích sự sáng tạo và khả năng tư duy độc lập của trẻ, nhưng cũng cần phải hướng dẫn và điều chỉnh khi cần thiết. Khi trẻ hiểu được sự khác biệt giữa việc thể hiện sự sáng tạo và việc gây rối, sẽ phát triển theo hướng phù hợp hơn.

Nghiên cứu khoa học: Trẻ 3 tuổi chỉ số IQ cao bộc lộ rõ nhất, nhìn vào biểu hiện này là biết ngay - 8

Trẻ thông minh bộc lộ sớm khả năng thiên tài qua 4 hành động, không cần đợi đến lớn lên mới biết
Trẻ thích nghe nhạc, tò mò, thích cười và có trí nhớ tốt là 4 dấu hiệu quan trọng chứng tỏ trẻ thông minh.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con