Thói quen tốt rất quan trọng đối với trẻ tiểu học, sẽ là nền tảng vững chắc để rèn luyện kỹ năng ở các cấp tiếp theo.
Tiểu học là giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển thói quen tốt ở trẻ. Mặc dù ở cấp học này lượng kiến thức còn tương đối ít, nhưng sẽ là nền tảng vững chắc cho trẻ ở các cấp tiếp theo.
Một chuyên gia làm trong lĩnh vực giáo dục hơn 20 năm cho biết, nếu bố mẹ chuẩn bị kỹ cho con 4 kỹ năng quan trọng ở giai đoạn tiểu học, sẽ không phải lo lắng về thành tích hay con không theo kịp bạn bè.
Cho trẻ vận động nhiều hơn
Nhiều tài liệu nghiên cứu chỉ rõ rằng khi trẻ vận động, cơ thể sẽ tiết ra một số chất đặc biệt, có tác dụng kích thích sự phát triển và kết nối của các tế bào não.
Điều này giúp trẻ cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng tư duy, phản ứng và khả năng tập trung.
Trong khi chơi thể thao, trẻ cần liên tục đưa ra những phán đoán và phản ứng, điều này giúp chúng phát triển khả năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác.
Ví dụ, khi chơi bóng, trẻ phải phán đoán hướng và tốc độ của quả bóng, dự đoán hành động của các cầu thủ khác, từ đó phản ứng một cách nhanh nhạy. Quá trình này giúp trẻ rèn luyện thể chất, kích thích sự linh hoạt trong tư duy và khả năng xử lý thông tin.
Cho trẻ vận động nhiều hơn.
Khi trẻ giao tiếp với bạn bè trong các hoạt động thể thao, cũng học được cách làm việc nhóm, phát triển kỹ năng xã hội và quản lý cảm xúc của bản thân.
Không chỉ vậy, tập thể dục còn nâng cao thể lực cho trẻ. Cơ thể là nền tảng của mọi thứ. Làm sao một đứa trẻ thường xuyên ốm đau có thể tập trung vào việc học của mình? Sức khỏe thể chất tốt sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển tinh thần và cảm xúc tích cực. Khi trẻ cảm thấy khỏe mạnh, sẽ có năng lượng để tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi khác.
Chú ý đến phương pháp và thói quen học tập
Nhiều phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến điểm số của con ở trường, nhưng thực tế phương pháp và thói quen học tập quan trọng hơn.
Phương pháp học tập tốt có thể giúp trẻ đạt được kết quả gấp đôi với một nửa công sức. Ví dụ, bố mẹ nên dạy trẻ cách xem trước, cách ghi chép, cách ôn tập,...
- Xem bài học trước giúp trẻ hiểu sơ bộ về nội dung sẽ học trước khi đến lớp, từ đó trẻ có thể hiểu rõ hơn những gì giáo viên giải thích trên lớp. Vì vậy, việc cho trẻ đọc nhanh nội dung vào mỗi tối sẽ rất hữu ích cho việc học tập ngày hôm sau.
- Việc ghi chép có thể giúp trẻ ghi lại những kiến thức quan trọng để dễ dàng ôn tập sau giờ học. Ví dụ, mẹ có thể dạy con sử dụng “phương pháp ghi chép của Cornell” để ghi lại nội dung lớp học.
Chú ý đến phương pháp và thói quen học tập.
Các bước ghi chép Cornell
Bước 1: Chuẩn bị một cuốn sổ tay riêng thuận tiện trong việc ghi chép. Tiếp theo mở một trang giấy mà trẻ muốn ghi chép.
Bước 2: Hãy dùng thước kẻ một đường ngang cách mép cuối trang giấy 5cm. Tiếp tục kẻ một đường thẳng chia trang giấy của mình thành hai cột sao cho chạm đường kẻ ngang vừa kẻ.
Cột bên trái cách lề khoảng 5-6cm để ghi các tiêu đề, từ khóa, hoặc khái niệm… Đặt ra câu hỏi Ai? Cái gì? Khi nào?.
Cột bên phải to nhất nên dành 3/4 trang giấy ghi các ý chính, nội dung diễn giải liên quan đến ý bên trái. Trả lời cho câu hỏi Như thế nào? Làm sao? Phần cuối trang sẽ là tóm tắt, kết luận toàn bộ nội dung vừa ghi chép.
Bước 3: Cuối cùng hãy ghi chú lại những gì trẻ chưa hiểu và chỉnh sửa lại. Sau đó hãy cùng đưa ra những thảo luận, thắc mắc của mình đến cho bố mẹ, giáo viên.
- Ôn tập giúp trẻ củng cố và củng cố kiến thức đã học. Mỗi ngày trước khi đi ngủ nửa tiếng, hãy ôn lại nội dung ngày hôm nay trong đầu và sử dụng tiềm thức của não bộ, để giúp trẻ sắp xếp lại những kiến thức trong ngày.
Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ hình thành thói quen hoàn thành bài tập đúng thời hạn, lắng nghe cẩn thận, học tập tích cực…
Một khi những thói quen này được hình thành, sẽ đồng hành cùng trẻ trong suốt cuộc đời, có tính tự giác và hiệu quả hơn trong học tập.
Chú ý đến việc đọc
Đọc là một cách hiệu quả để cải thiện khả năng học tiếng Việt. Tuy nhiên, vai trò của việc đọc thực sự còn nhiều hơn thế:
Đọc sách có thể làm phong phú vốn từ vựng của trẻ. Trong quá trình đọc, trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều từ vựng đa dạng, điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc diễn đạt và viết ngôn ngữ.
Đọc sách cũng cải thiện kỹ năng hiểu. Khi trẻ đọc các loại sách khác nhau, cần hiểu rõ nội dung sách, ý đồ của tác giả,...
Chú ý đến việc đọc.
Hình thức đào tạo hàng ngày này có thể giúp trẻ phát triển khả năng hiểu biết mạnh mẽ hơn khi học các môn học khác.
Điều đáng nói là việc đọc đòi hỏi sự tích lũy lâu dài. Vì vậy, chuyên gia khuyên bố nên rèn luyện thói quen đọc sách cho con ngay từ khi còn nhỏ và cho phép khoảng thời gian đọc sách nhất định mỗi ngày.
Mẹ có thể chọn cho con những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi như sách tranh, sách truyện, sách khoa học phổ thông,... Hãy để trẻ cảm nhận được sự hấp dẫn của kiến thức và tận hưởng niềm vui khi đọc sách.
Các lớp sở thích nên cân bằng
Bố mẹ nào cũng mong con mình có thể phát triển một cách toàn diện, nên thường cho con tham gia nhiều lớp học theo sở thích khác nhau.
Việc khuyến khích trẻ khám phá và phát triển những đam mê cá nhân từ nhỏ là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, khi trẻ chính thức bước vào trường và bắt đầu gặp áp lực học tập, phụ huynh nên học cách “rút bớt” các lớp học nếu không còn phù hợp và giảm hứng thú của trẻ.
Thời gian và sức lực của trẻ có hạn, và sau khi bước vào lớp cuối cấp tiểu học, áp lực học tập sẽ gia tăng đáng kể. Trẻ cần tập trung nhiều thời gian hơn vào việc học các môn chính như Toán, Tiếng Việt hay Khoa học.
Các lớp sở thích nên cân bằng.
Nếu trẻ tham gia quá nhiều lớp sở thích vào thời điểm này, có thể cảm thấy kiệt sức và không còn đủ năng lượng để tiếp thu kiến thức hiệu quả. Dẫn đến tình trạng căng thẳng, chán nản và thậm chí là giảm sút thành tích học tập.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ nên từ bỏ mọi sở thích. Bố mẹ có thể chọn 1 hoặc 2 lớp sở thích thực sự yêu thích và có năng khiếu.
Việc chọn lọc các lớp học sẽ giúp trẻ duy trì sở thích riêng mà vẫn có đủ thời gian và sức lực để tập trung vào việc học.
Hơn nữa, cân bằng giữa học tập và sở thích sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý thời gian và tự lập.