Con đi học không dám hỏi cô nếu có thắc mắc? 3 lý do tiết lộ sự thật khiến nhiều bố mẹ lo lắng

Kiều Trang - Ngày 15/04/2024 15:04 PM (GMT+7)

Rất khó để con trẻ cải thiện điểm số ở trường, nếu như không khắc phục được 3 nhược điểm này.

Một bà mẹ có tài khoản T (giấu tên) chia sẻ, con gái của chị là một học sinh lớp 5, học rất chăm chỉ và nhạy bén trong cuộc sống, nhưng có một vấn đề khiến bố mẹ luôn đau đầu là trong quá trình học tập ở trường, khi gặp phải những câu hỏi không thể tự mình giải được, hoặc những kiến ​​thức khó hiểu, con gái chưa bao giờ dám chủ động đặt thắc mắc với thầy cô.

Vì điều này mà điểm số của cô bé vẫn không có sự cải thiện đáng kể trong thời gian dài. Đây là vấn đề rất nhiều học sinh mắc phải. Trong khi đó, trẻ em vốn có bản tính tò mò và thích đặt câu hỏi. Trong đầu mỗi đứa trẻ có vô số nghi vấn, chính nhờ vô số nghi vấn này đã giúp trẻ khám phá, hiểu biết về thế giới và dần dần trưởng thành.

Nhưng thực tế đã chứng minh, có không ít trẻ dường như gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động đặt câu hỏi và trình bày thắc mắc của mình khi đi học. Tại sao lại như thế? 3 lý do sau đây sẽ là câu trả lời mà các bậc phụ huynh cần biết càng sớm càng tốt. 

Con đi học không dám hỏi cô nếu có thắc mắc? 3 lý do tiết lộ sự thật khiến nhiều bố mẹ lo lắng - 1

Trẻ thiếu tự tin

"Tại sao bầu trời màu xanh? Tại sao cỏ có màu xanh? Tại sao lại có tuyết vào mùa đông? Tại sao tuyết tan khi tiếp xúc với lửa?"

Từ góc độ của nhiều bố mẹ, những câu hỏi này là vô nghĩa hoặc có thể chính bố mẹ cũng chưa tìm được đáp án chính xác. Chính vì vậy, khi trẻ đặt ra những thắc mắc này, hoặc là bố mẹ sẽ thờ ơ, tìm cách né tránh hoặc thậm chí họ sẽ đưa ra lời chỉ trích đối với con.

Các nhà tâm lý học cho rằng, sự hiểu biết của một đứa trẻ về thế giới bắt đầu từ thái độ của bố mẹ đối với con. Bị bố mẹ chế giễu, hoặc chỉ trích ngay khi còn nhỏ sẽ khiến trẻ sống trong nỗi sợ hãi khi lớn lên.

Trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ, mất tự tin hoặc lầm tưởng rằng bản thân không có năng lực. Dần dần, tâm lý ngại hỏi, không muốn hỏi, sợ đặt những câu hỏi trước mặt bố mẹ, người lớn hoặc thầy cô được hình thành.

Trẻ thiếu tự tin sẽ không đủ dũng khí để đặt câu hỏi với thầy cô khi có thắc mắc trong quá trình học tập ở lớp.

Trẻ thiếu tự tin sẽ không đủ dũng khí để đặt câu hỏi với thầy cô khi có thắc mắc trong quá trình học tập ở lớp.

Con đi học không dám hỏi cô nếu có thắc mắc? 3 lý do tiết lộ sự thật khiến nhiều bố mẹ lo lắng - 3

Thiếu kỹ năng giao tiếp

Trên thực tế, nhiều trẻ nhỏ nói rất nhiều. Tuy nhiên, do khả năng diễn đạt chưa hoàn thiện, thiếu kinh nghiệm xã hội, kỹ năng giao tiếp và các nguyên nhân khác nên khi tương tác với mọi người xung quanh, đa số họ đều tỏ ra khó hiểu.

Việc trẻ gặp vấn đề về tư duy ngôn ngữ như thế đã khiến cho bé mỗi khi đặt câu hỏi với bố mẹ, thầy cô và các bạn cùng lớp thì đều không ai biết đứa trẻ đang nói về điều gì? Kết quả là đứa trẻ bị rơi vào tình huống khó khăn, mất hứng thú và cảm thấy xấu hổ vì mọi người không hiểu mình.

Bên cạnh đó, với những câu hỏi người khác chưa hiểu tường tận, thông thường đáp án nhận lại cũng sẽ không thoả mãn được sự tò mò của trẻ. Dần dần điều này khiến trẻ hình thành tâm lý ngại ngùng, hoặc không có hứng thú đặt câu hỏi với mọi người xung quanh nữa, mặc dù rõ ràng có thể trẻ đang gặp vấn đề rắc rối với một kiến thức nào đó mà bản thân chưa thể tự mình lý giải được.

Kỹ năng giao tiếp kém cũng là hạn chế lớn khiến trẻ ngại hoặc sợ đặt câu hỏi với mọi người xung quanh.

Kỹ năng giao tiếp kém cũng là hạn chế lớn khiến trẻ ngại hoặc sợ đặt câu hỏi với mọi người xung quanh.

Con đi học không dám hỏi cô nếu có thắc mắc? 3 lý do tiết lộ sự thật khiến nhiều bố mẹ lo lắng - 5

Tác động của môi trường xung quanh

Nghiên cứu về thần kinh cho thấy, các chất dẫn truyền thần kinh như norepinephrine và dopamine sẽ được sản xuất quá mức khi bị căng thẳng, gây mất một phần đường truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh ở thùy trước trán của não, dẫn đến sự suy giảm nhất định trong khả năng kiểm soát điều hành và chức năng nhận thức của thùy trước trán. Nói một cách đơn giản và phổ biến, căng thẳng sẽ cản trở não suy nghĩ.

Những năm gần đây, mặc dù chính sách giáo dục của nhà nước đã giảm bớt gánh nặng cho học sinh. Tuy nhiên, có nhiều bậc bố mẹ đã quen với thành tựu nên tiếp tục gây áp lực lớn cho con trẻ.

Trong môi trường học tập có tính cạnh tranh cao, trẻ có thể cảm thấy không an toàn hoặc không thoải mái do căng thẳng quá mức. Nó khiến bộ não của trẻ trì trệ, dẫn đến sự tò mò và ham muốn khám phá suy giảm. Đó là lý do trẻ dần không muốn đặt câu hỏi, hoặc bày tỏ vấn đề của chính mình với thầy cô giáo.

Nhà khoa học vĩ đại Einstein tin rằng, việc đặt câu hỏi thường quan trọng hơn việc giải quyết vấn đề, bởi vì giải quyết vấn đề có thể chỉ là một kỹ năng, trong khi việc đặt ra những câu hỏi mới, những khả năng mới và nhìn vấn đề cũ từ một góc nhìn mới, tất cả đều đòi hỏi sự sáng tạo, trí tưởng tượng và đánh dấu sự tiến bộ thực sự trong tư duy.

Đồng thời, ông cũng cho rằng trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến ​​thức, bởi kiến ​​thức có hạn, còn trí tưởng tượng thì vô hạn. Chính vì như thế mà việc tích cực đặt câu hỏi sẽ giúp kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.

Theo nhiều chuyên gia, nếu một đứa trẻ không dám đặt câu hỏi khi có thắc mắc thì chắc chắn phương pháp giáo dục của bố mẹ hoặc các khía cạnh khác có sai sót. Bố mẹ cần phải suy ngẫm, tìm cách giải quyết và động viên con để trẻ có thể mạnh dạn, tự tin đặt câu hỏi. Bởi chỉ bằng cách này, việc học và thành tích của con mới tiến bộ và trẻ có thể nắm vững tốt hơn những kiến ​​thức đã học.

Bố mẹ cần trau dồi kỹ năng đặt câu hỏi cho trẻ để kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của con.

Bố mẹ cần trau dồi kỹ năng đặt câu hỏi cho trẻ để kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của con.

Con đi học không dám hỏi cô nếu có thắc mắc? 3 lý do tiết lộ sự thật khiến nhiều bố mẹ lo lắng - 7

Con đi học không dám hỏi cô nếu có thắc mắc? 3 lý do tiết lộ sự thật khiến nhiều bố mẹ lo lắng - 8

3 điều nhất định phải làm cho trẻ trước 3 tuổi, để về sau con có cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn
Bỏ qua những điều cơ bản này, trẻ sau 3 tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.

[VIDEO] Điểm tin nuôi dạy con

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm