Trẻ bộc lộ 3 hành vi “xấu”, bố mẹ nghiêm khắc đưa ra hình phạt sẽ tốt hơn lời tha thứ

Kiều Trang - Ngày 06/05/2024 18:22 PM (GMT+7)

Khi dạy con, không phải lúc nào bố mẹ cũng mềm mỏng là tốt, bên cạnh lời khen thì hình phạt cũng rất cần thiết.

Nhà tâm lý học William James từng nói: “Nhu cầu sâu sắc nhất của bản chất con người là mong muốn được người khác đánh giá cao và khen ngợi”. So với lời chỉ trích, chê bai thì không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng thích nhận được những nhận xét tích cực về bản thân.

Thế nhưng khi dạy con, không phải lúc nào bố mẹ cũng mềm mỏng là tốt, bên cạnh lời khen thì hình phạt cũng rất cần thiết. Nếu bỏ qua những lời phê bình, trẻ có thể trở nên quá cứng đầu, tự tin mù quáng hoặc thậm chí sau này sẽ gặp khó khăn khi đối mặt với những thách thức, thất bại trong cuộc sống.

Vì vậy khi trẻ bộc lộ 3 hành vi “xấu” này, bố mẹ nghiêm khắc đưa ra hình phạt sẽ tốt hơn lời tha thứ.

Trẻ bộc lộ 3 hành vi “xấu”, bố mẹ nghiêm khắc đưa ra hình phạt sẽ tốt hơn lời tha thứ - 1

Trẻ cố ý phạm lỗi

Cố ý phạm lỗi có nghĩa là đứa trẻ biết việc mình làm là sai nhưng vẫn nhất quyết làm. Ví dụ trẻ nhận thức rõ rằng nói dối là không đúng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ vẫn cố tình nói dối để trốn tránh trách nhiệm hoặc đạt được mục đích cá nhân. Điều này có thể xuất phát từ nhu cầu tự bảo vệ bản thân, sợ hãi trước hậu quả của hành vi không đúng, hoặc từ sự khao khát đạt được lợi ích cho bản thân một cách nhanh chóng.  

Nguyên nhân khiến trẻ đôi khi cố tình làm sai thường là do chưa hiểu rõ thế nào là hành vi đúng, hoặc vì tò mò, muốn thử những điều mới, bốc đồng về mặt cảm xúc hay muốn gây chú ý, thể hiện sự chống đối bố mẹ. Nếu bố mẹ không đưa ra biện pháp nghiêm khắc thì hành vi này sẽ tiếp tục phát triển, và nó thực sự không tốt cho quá trình phát triển lành mạnh của trẻ.

Cố ý phạm lỗi có nghĩa là đứa trẻ biết việc mình làm là sai nhưng vẫn nhất quyết làm.

Cố ý phạm lỗi có nghĩa là đứa trẻ biết việc mình làm là sai nhưng vẫn nhất quyết làm.

Trẻ bộc lộ 3 hành vi “xấu”, bố mẹ nghiêm khắc đưa ra hình phạt sẽ tốt hơn lời tha thứ - 3

Trẻ có khả năng làm tốt việc nhưng lại không làm tốt

Trẻ có thể viết đẹp, gọn gàng nhưng khi làm bài tập, làm bài thi lại cố tình viết rất xấu. Bài tập về nhà không khó lắm, và con hoàn toàn có khả năng làm đúng, nhưng lại tỏ ra là mình không biết làm,...

Trên đây đều là những ví dụ điển hình về việc, rõ ràng trẻ có khả năng làm tốt mọi thứ nhưng lại không muốn làm tốt. Loại hành vi này mang tính chủ quan và cố ý.

Nguyên nhân có thể là do trẻ thiếu hứng thú hoặc động lực làm việc, bị phân tâm, có tâm lý nổi loạn hoặc rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực như tức giận, thất vọng. Hay cũng có thể là do bố mẹ quá nuông chiều, dẫn đến việc trẻ thiếu trách nhiệm và tính kỷ luật, tự giác.

Tình trạng này ở trẻ thường do thiếu hứng thú hoặc động lực làm việc, có tâm lý nổi loạn hoặc do bố mẹ quá nuông chiều.

Tình trạng này ở trẻ thường do thiếu hứng thú hoặc động lực làm việc, có tâm lý nổi loạn hoặc do bố mẹ quá nuông chiều.

Trẻ bộc lộ 3 hành vi “xấu”, bố mẹ nghiêm khắc đưa ra hình phạt sẽ tốt hơn lời tha thứ - 5

Trẻ mắc lỗi lần đầu

Theo quan điểm giáo dục của nhiều bố mẹ, khi con trẻ phạm lỗi lần đầu thì sẽ đều được tha thứ một cách dễ dàng, nhưng nếu tái phạm nhiều lần thì phải khiển trách nặng nề. Bởi vì khi trẻ mắc lỗi lần đầu tiên, trẻ có thể không nhận ra mình đã làm sai ở đâu.

Thế nhưng bố mẹ cần lưu ý rằng, lúc này, nếu bố mẹ có thể nghiêm khắc chỉ ra lỗi lầm của con, hướng dẫn con hiểu vấn đề nằm ở đâu và động viên trẻ sửa chữa thì điều này có thể giúp trẻ hình thành các giá trị và chuẩn mực hành vi đúng đắn, đồng thời tránh mắc phải những sai lầm tương tự trong tương lai.

Với nhiều bố mẹ, khi con trẻ phạm lỗi lần đầu thì sẽ đều được tha thứ một cách dễ dàng.

Với nhiều bố mẹ, khi con trẻ phạm lỗi lần đầu thì sẽ đều được tha thứ một cách dễ dàng.

Lý thuyết về phát triển nhận thức của nhà tâm lý học Piaget cho rằng, trẻ em xây dựng hệ thống kiến ​​thức của riêng mình thông qua việc liên tục thử, sai và phản ánh, phê bình và trừng phạt là phương tiện quan trọng để hướng dẫn trẻ điều chỉnh nhận thức của mình.

Vì bản chất con người có xu hướng “theo đuổi hạnh phúc, tránh khổ đau” nên khi trẻ bị chỉ trích, trẻ dễ nảy sinh phản kháng hoặc cảm xúc tiêu cực như buồn bã, căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, phiền muộn,...

Vì vậy, bố mẹ phải thận trọng khi phê bình con cái, tốt nhất là nên tuân theo các nguyên tắc và chú ý đến các phương pháp khoa học sau:

- Tạo môi trường giao tiếp hòa bình và hợp lý

Bố mẹ phải chú ý đến thời điểm chỉ trích con. Đừng chỉ trích con ở nơi công cộng hoặc trước mặt khách khứa, bạn bè. Bởi vì nghiên cứu tâm lý giáo dục hiện đại cho rằng, việc chỉ trích và dạy dỗ trẻ trước mặt mọi người sẽ làm tổn thương, dễ khiến trẻ tự ti.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý đến ngôn ngữ của mình khi chỉ trích con. Đừng coi những lời phàn nàn, buộc tội hay thậm chí là sỉ nhục, lạm dụng là chỉ trích mà hãy sử dụng giọng điệu bình tĩnh, ân cần và phù hợp.

- Nhắm vào các hành vi cụ thể, không nói chung

Khi phê bình trẻ, bố mẹ nên phê bình những lỗi lầm cụ thể của con chứ đừng nói chung chung. Những lời chỉ trích quá chung chung dễ khiến trẻ cảm thấy mình vô dụng, từ đó ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ.

Đồng thời, khi chỉ trích con, bố mẹ hãy nhớ đừng gán cho trẻ những nhãn mác tiêu cực như “Mẹ nghĩ con thật vô dụng” hay “Sao con lại ngu ngốc như vậy?”

- Xác định mức độ trừng phạt 

Bố mẹ nên cho con biết lý do tại sao con nên bị trừng phạt, lỗi lầm trẻ gây ra nghiêm trọng đến mức nào và nó khiến những người xung quanh tổn thương ra sao? Bằng cách này, trẻ có thể hiểu được lỗi lầm của mình và sẵn sàng sửa chữa nó.

Bố mẹ phải thận trọng khi phê bình con cái, tốt nhất là nên tuân theo các nguyên tắc và chú ý đến các phương pháp khoa học

Bố mẹ phải thận trọng khi phê bình con cái, tốt nhất là nên tuân theo các nguyên tắc và chú ý đến các phương pháp khoa học

- Chú ý đến thời gian

Khi phê bình trẻ, bố mẹ phải chú ý đến thời điểm, tránh giải quyết trong lúc nóng nảy. Cách tiếp cận đúng đắn là chọn thời điểm mà cả hai bên có thể giao tiếp một cách bình tĩnh và hòa bình, để có thể đi đến sự giáo dục một cách hiệu quả và có lợi.

- Bảo vệ giá trị bản thân của trẻ

Hãy để con hiểu rằng, những lời chỉ trích của bố mẹ không phải là vì bố mẹ không thương con hay ghét con mà bố mẹ đang muốn tốt cho con, và việc sửa chữa lỗi lầm là bước khởi đầu của sự tiến bộ.

Bằng cách này, trẻ có thể dũng cảm đối mặt với sai lầm và tích cực sửa chữa hành vi của mình trong bầu không khí yêu thương và thấu hiểu, để tiếp tục phát triển hoàn thiện.

- Bày tỏ sự kỳ vọng đối với trẻ

Những kỳ vọng phù hợp có thể cho phép trẻ làm rõ mục tiêu, phương hướng của mình và biết mình nên nỗ lực ở đâu.

Vì vậy, khi trẻ mắc lỗi và bị phê bình, bố mẹ phải bày tỏ sự kỳ vọng của mình với con và để con hiểu rằng bố mẹ vẫn hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của trẻ.

Đồng thời, bố mẹ sẽ luôn ở bên cạnh con để giúp con rút ra bài học, tích cực sửa chữa và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.

Trẻ bộc lộ 3 hành vi “xấu”, bố mẹ nghiêm khắc đưa ra hình phạt sẽ tốt hơn lời tha thứ - 8

Trẻ bộc lộ 3 hành vi “xấu”, bố mẹ nghiêm khắc đưa ra hình phạt sẽ tốt hơn lời tha thứ - 9

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm