Con trai 4 tuổi thường xuyên đập đầu vào tường, mẹ sợ "xanh mặt" khi chuyên gia nói nguyên nhân đằng sau

Kiều Trang - Ngày 05/04/2023 10:54 AM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý chia sẻ về những nguyên nhân, biểu hiện và cách giải quyết phù hợp khi bố mẹ phát hiện trẻ có hành vi tự ngược đãi bản thân.

Những vấn đề về sức khỏe tâm lý của trẻ nhỏ là một trong những mối quan tâm lớn của nhiều ông bố bà mẹ. Bên cạnh việc chăm sóc và rèn luyện sức khỏe thể chất, thì sức khỏe tâm thần của trẻ cũng cần được mài dũa để phát triển một cách toàn diện và lành mạnh.

Vợ chồng chị Chu (sống ở Trung Quốc) có một cậu con trai 4 tuổi tên là Tiểu Vĩ, cậu bé rất đáng yêu nhưng tính cách khá nghịch ngợm. Vì công việc bố mẹ bận rộn nên ngoài thời gian đến trường, thì Tiểu Vĩ sẽ được bà chăm sóc. Tuy nhiên dạo gần đây chị Chu phát hiện trên trán con trai thường xuất hiện vết bầm tím.

Chị và chồng đều nghĩ rằng vì con trai nghịch ngợm nên có thể đã bị vấp ngã hoặc va chạm ở đâu đó trong quá trình vui chơi. Tuy nhiên vào ngày cuối tuần trước, chị có nhiều thời gian rảnh hơn để ở nhà chăm sóc và chơi cùng cậu bé. Cũng nhờ vào lần này mà chị Chu tá hỏi khi phát hiện ra nguyên nhân đằng sau của những vết bầm trên trán con trai.

Khi Tiểu Vĩ đòi chơi với những chiếc lọ mỹ phẩm trên bàn trang điểm của mẹ, chị Chu đã từ chối. Thế nhưng cậu bé vẫn mè nheo, nhất quyết muốn được mẹ đáp ứng nhu cầu của mình. Hành động tiếp theo của cậu con trai đã khiến chị Chu vô cùng hoảng hốt.

Con trai 4 tuổi thường xuyên đập đầu vào tường, mẹ sợ amp;#34;xanh mặtamp;#34; khi chuyên gia nói nguyên nhân đằng sau - 2

Con trai 4 tuổi thường xuyên đập đầu vào tường, mẹ sợ amp;#34;xanh mặtamp;#34; khi chuyên gia nói nguyên nhân đằng sau - 3
Con trai 4 tuổi thường xuyên đập đầu vào tường, mẹ sợ amp;#34;xanh mặtamp;#34; khi chuyên gia nói nguyên nhân đằng sau - 4

Hành vi tự ngược đãi bản thân là biểu hiện cho thấy, sức khỏe tâm thần của trẻ đang gặp vấn đề (Ảnh nhân vật chia sẻ).

Cậu bé đến gần bức tường và tự đập đầu vào đó. Tận mắt chứng kiến hành vi này của Tiểu Vĩ, chị Chu như không tin vào mắt mình. Đây không phải là lần đầu con trai thực hiện việc làm này, vì chỉ cần căn cứ vào những vết tích trên trán của cậu bé đã để lại dạo gần đây.

Sợ con trai gặp vấn đề về tâm lý, chị Chu và chồng đã lập tức đưa Tiểu Vĩ đến gặp chuyên gia để kiểm tra. Sau quá trình tham vấn, chuyên gia đã đưa ra kết luận khiến chị Chu "xanh mặt", rằng con trai của chị đang có biểu hiện của hội chứng rối loạn tâm thần.

Theo chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi, thực tế hội chứng này cũng không phải là bệnh hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Vì cũng có nhiều trường hợp trẻ có hành vi tự làm đau chính mình khi gặp vấn đề gì đó khiến bản thân trẻ khó chịu, hoặc cảm thấy không được thỏa mãn, nên trẻ sẽ chọn cách này để giải tỏa cảm xúc. 

Tiuy nhiên để bố mẹ hiểu rõ hơn, cũng như kịp thời can thiệp và đưa ra những phương pháp giáo dục, điều chỉnh phù hợp cho trẻ trong vấn đề này, thì chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi cũng có những lời chia sẻ đầy hữu ích và giá trị, đến từ kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy được trong quá trình làm tham vấn tâm lý trẻ em.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Con trai 4 tuổi thường xuyên đập đầu vào tường, mẹ sợ amp;#34;xanh mặtamp;#34; khi chuyên gia nói nguyên nhân đằng sau - 6

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ gặp nhiều tình huống trẻ tự ngược đãi bản thân. Theo chuyên gia, độ tuổi nào là phổ biến nhất và nguyên nhân do đâu mà trẻ có những hành vi này?

Tự ngược đãi bản thân là một hội chứng tâm thần, biểu hiện của hội chứng này là việc người bệnh thường xuyên có hành vi làm đau bản thân như cào cấu, bứt tóc, rạch da tay chân hay thân thể của mình để giúp bản thân giảm cảm giác lo lắng, buồn phiền và áp lực.

Tuy nhiên, thường thì cảm xúc dễ chịu sẽ qua nhanh và sự đau khổ, xấu hổ, lo lắng quay trở lại và tăng nhiều hơn trước. Hội chứng self-harm thường gặp ở trẻ vị thành niên có những đặc điểm tâm lý nhạy cảm, thiếu sự quan tâm, tình yêu thương, kỹ năng sống kém, có những biến cố trong cuộc sống mà không được hỗ trợ, nâng đỡ.

Như vậy có thể thấy, trẻ ở lứa tuổi đầu trưởng thành rất dễ mắc phải hội chứng này vì sự phát triển tâm lý lứa tuổi ở giai đoạn này khá nhanh và mạnh mẽ, dễ giận hờn nhưng lại thiếu sự ổn định trong khả năng kiểm soát hành vi.

Đặc biệt, ở những trẻ đặc điểm nhân cách nhạy cảm, chịu tổn thương lớn, luôn cảm thấy cô đơn và thiếu sự chia sẻ lại càng dễ có những hành vi tự hại để giảm căng thẳng, và có thể là gây sự chú ý để được quan tâm, chăm sóc.

Con trai 4 tuổi thường xuyên đập đầu vào tường, mẹ sợ amp;#34;xanh mặtamp;#34; khi chuyên gia nói nguyên nhân đằng sau - 7

Ngay tại thời điểm bố mẹ phát hiện con tự ngược đãi bản thân (ví dụ: đập đầu vào tường, lấy tay đánh vào đầu,...) thì bố mẹ nên xử lý như thế nào? Thậm chí ở những tình huống nặng hơn đối với trẻ ở tuổi vị thành niên như rạch cổ tay, đốt tóc,... thì bố mẹ nên làm gì để phòng tránh và cải thiện điều này?

Khi bố mẹ phát hiện con tự ngược đãi bản thân thì cần quan tâm đến con, tìm hiểu những suy nghĩ và cảm xúc của con, hướng dẫn con cách giải quyết những vấn đề đang tồn đọng khiến con lo lắng, căng thẳng.

Dành nhiều thời gian ở bên con, trò chuyện, động viên và hướng dẫn những kỹ năng cần thiết để giúp con giảm áp lực, an tâm hơn. Nếu trường hợp trẻ có những hành vi tự hại nguy hiểm, tức là tâm lý con đang có sự bất ổn lớn và kéo dài một thời gian, thì cần đưa con đến chuyên gia tâm lý để được can thiệp, hỗ trợ kịp thời.

Con trai 4 tuổi thường xuyên đập đầu vào tường, mẹ sợ amp;#34;xanh mặtamp;#34; khi chuyên gia nói nguyên nhân đằng sau - 8

Chuyên gia đã gặp trường hợp nào trẻ có hành vi tự ngược đãi bản thân hay chưa? Chuyên gia có thể chia sẻ sơ qua về câu chuyện? Hậu quả của những hành vi này đã ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và tâm lý của trẻ?

Một trường hợp có hành vi tự hại có thể kể đến ở đây là của một bé gái học lớp 7 có ba mẹ ly hôn, ba đi bước nữa, bé ở với mẹ, nhưng vì mẹ bận rộn nên hầu như lịch trình hàng ngày của bé là di chuyển qua những lớp học chính và học thêm.

Bé có rất ít bạn bè, và kết quả học tập giảm sút đáng kể từ khi ba mẹ không còn tình cảm với nhau, và có ý định ly hôn. Bài vở càng nhiều thì bé lại càng cảm thấy áp lực và tự ti về khả năng của mình, mẹ bé thấy lực học con giảm sút thì càng tăng cường các lớp học thêm cho con.

Bé đã tự làm đau mình mỗi khi có chuyện buồn, mỗi khi không làm được bài, bị điểm kém, bạn bè cười chê và bị mẹ la mắng, cho tới khi bé đã rạch rất nhiều vết ở tay thì mẹ bé mới phát hiện. Quá trình tự hại kéo dài khiến bé thu bản thân lại, tự ti, giảm khả năng xã hội và có dấu hiệu của trầm cảm.

Con trai 4 tuổi thường xuyên đập đầu vào tường, mẹ sợ amp;#34;xanh mặtamp;#34; khi chuyên gia nói nguyên nhân đằng sau - 9

Giáo dục gia đình đối với những đứa trẻ có hành vi tự ngược đãi bản thân là rất quan trọng. Chuyên gia có lời khuyên nào cho bố mẹ để giáo dục con hiệu quả trong vấn đề này, từ đó giúp trẻ phát triển lành mạnh hơn về sau?

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng rất cần tình thương, sự quan tâm của ba mẹ. Chỉ có đồng hành và sát cánh cùng con thì ba mẹ mới nắm được những tâm tư, mong mỏi của con để giúp con vượt qua những khó khăn của sự thay đổi tâm lý trong lứa tuổi dậy thì.

Một đứa trẻ cảm nhận đầy đủ sự yêu thương, và quan tâm sẽ an tâm vươn mình ra bên ngoài để khám phá thế giới, học hỏi và phát triển bản thân, tự tin giải quyết vấn đề gặp phải trong cuộc sống thay vì nản chí, lùi bước và rút lui để chịu đựng những căng thẳng.

Cha mẹ cũng nên khuyến khích con tham gia những hoạt động đội nhóm, hoạt động bên ngoài xã hội để con học hỏi kỹ năng sống và rèn luyện bản thân, chứ không nên chỉ chú trọng yêu cầu con dành hết thời gian vào việc học và đạt điểm số cao ở trường.

Ngoài ra, ba mẹ nên khuyến khích con phát triển các mối quan hệ bạn bè lành mạnh, để trẻ cũng sẽ nhận được hỗ trợ từ phía bạn bè đồng trang lứa.

Cậu bé đòi nghỉ học vì bị bạn nói Thằng béo, chuyên gia chỉ cách dạy con đáp trả khi bị Body shaming
Hiện nay, nạn Body Shaming vẫn còn diễn ra phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển lành mạnh của trẻ.

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời