5 hành vi tưởng chừng yêu con nhưng thực chất lại "làm hại" dạ dày nhất, nhiều mẹ Việt vẫn làm hàng ngày

Kiều Trang - Ngày 30/03/2023 10:13 AM (GMT+7)

Thống kê cho thấy tỷ lệ viêm dạ dày ở trẻ em vẫn còn là con số đáng lo ngại. Một trong những nguyên nhân đến từ những hành vi sai khi nuôi con của mẹ.

5 hành vi tưởng chừng yêu con nhưng thực chất lại amp;#34;làm hạiamp;#34; dạ dày nhất, nhiều mẹ Việt vẫn làm hàng ngày - 1

Thống kê cho thấy tỷ lệ viêm dạ dày ở trẻ em vẫn còn là con số đáng lo ngại. Báo cáo của các đơn vị có sự khác nhau, liên quan đến địa bàn khác nhau hoặc tiêu chuẩn lựa chọn vụ việc thanh tra. Nhưng điều chắc chắn là viêm dạ dày ở trẻ em đã trở thành căn bệnh thường xuyên về hệ tiêu hóa của trẻ.

Thật khó tưởng tượng, có rất nhiều trẻ em ở độ tuổi còn quá nhỏ như vậy, lại phải chịu đựng những căn bệnh về dạ dày trong một thời gian dài, làm bố mẹ hẳn ai cũng cảm thấy vô cùng xót con.

Có rất nhiều biểu hiện khác nhau để bố mẹ nhận biết đứa trẻ của mình đang gặp bất ổn về hệ tiêu hóa. Chẳng hạn như bé ngày càng ít chủ động ăn uống, chán ăn khiến cho tần xuất ép ăn tăng lên, bé không thể ngủ ngon vào ban đêm và thường xuyên phàn nàn rằng dạ dày của con không thoải mái. Lúc này, nếu bố mẹ đưa con đến bệnh viện kiểm tra, kết quả chẩn đoán có thể nhận được là đứa trẻ đang bị tỳ vị hư nhược do tích tụ thức ăn.

Trên thực tế, nhiều khi một vài hành động vô tình, hay những hành vi tưởng rằng mình quan tâm đến con của bố mẹ lại chính là “thủ phạm” khiến dạ dày của con bị tổn thương. Để bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa của trẻ, các chuyên gia và bác sĩ khuyến cáo bố mẹ cần tránh 5 hành vi sau khi cho trẻ ăn.

5 hành vi tưởng chừng yêu con nhưng thực chất lại amp;#34;làm hạiamp;#34; dạ dày nhất, nhiều mẹ Việt vẫn làm hàng ngày - 2

5 hành vi tưởng chừng yêu con nhưng thực chất lại amp;#34;làm hạiamp;#34; dạ dày nhất, nhiều mẹ Việt vẫn làm hàng ngày - 3

Cho trẻ ăn dặm quá sớm

Hệ tiêu hóa và chức năng đường tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện. Bổ sung thức ăn bổ sung quá sớm dễ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây khó tiêu, thậm chí gây chướng bụng, tiêu chảy, tổn thương tỳ vị.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị, trẻ bú sữa mẹ bắt đầu bổ sung thức ăn bổ sung sau 180 ngày (6 tháng), trẻ bú sữa công thức có thể bắt đầu bổ sung thức ăn bổ sung theo thời gian tùy theo tình hình thực tế.

Ngoài ra, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã chỉ ra trong một báo cáo về nuôi con bằng sữa mẹ rằng, trẻ ăn dặm bổ sung trước 6 tháng sẽ tăng khả năng mắc bệnh viêm phổi lên gấp 4 lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn trong hơn 6 tháng.

Khi bố mẹ cho trẻ ăn dặm đúng độ tuổi cần chú ý thực hiện theo nguyên tắc: từ đơn lẻ đến đa dạng, từ loãng đến đặc, từ mềm đến cứng. Khi bắt đầu bổ sung thức ăn bổ sung, cần chú ý tránh những thức ăn tương đối khó tiêu như ngô, khoai tây, kiều mạch, bông cải xanh và các sản phẩm từ đậu nành, để không làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa của bé.

5 hành vi tưởng chừng yêu con nhưng thực chất lại amp;#34;làm hạiamp;#34; dạ dày nhất, nhiều mẹ Việt vẫn làm hàng ngày - 4

Bổ sung thức ăn bổ sung cho trẻ trước 6 tháng là không phù hợp, vì lúc này dạ dày trẻ còn non yếu.

5 hành vi tưởng chừng yêu con nhưng thực chất lại amp;#34;làm hạiamp;#34; dạ dày nhất, nhiều mẹ Việt vẫn làm hàng ngày - 5

Cho ăn quá nhiều

Bố mẹ có biết dung tích dạ dày của trẻ lớn như thế nào không? Trên thực tế, nó nhỏ hơn nhiều so với bố mẹ tưởng tượng. Dung tích dạ dày bình thường của trẻ sơ sinh chỉ bằng kích thước của quả anh đào (Cherry), và nó bằng kích thước của quả chanh khi được 6 tháng tuổi.

Nhưng trên thực tế, lượng ăn của nhiều bé hàng ngày còn nhiều hơn thế, chỉ vì bị bố mẹ ép ăn để mau lớn. Trẻ không biết mình no như thế nào, ngoài cảm giác thèm ăn của bản thân trẻ, còn có một loại cảm giác đói gọi là "Mẹ/Bố/Bà nghĩ rằng con đói".

Trong cuộc sống, vốn dĩ không hiếm những cảnh tượng bố mẹ cố hết sức dỗ con ăn: “Ngoan lắm con, ăn cho hết mấy miếng này mẹ cho kẹo nhé!" hoặc “Con phải ăn hết cơm trong bát này, không ăn đừng nghĩ sẽ được chơi"...

Tâm lý của hầu hết các bậc bố mẹ, là luôn lo lắng con ăn không đủ chất, dinh dưỡng không theo kịp, cơ thể không phát triển. Nhưng lại hời hợt không nghĩ đến việc đánh giá lượng ăn của trẻ theo ý muốn cá nhân, và giục trẻ ăn nhiều rất có thể khiến trẻ bị tích tụ thức ăn, biếng ăn và mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Trẻ ăn nhiều không có nghĩa là trẻ hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn, dù món ăn có ngon đến đâu cũng phải kiểm soát được lượng ăn. Tạo cho trẻ một môi trường ăn uống tự do, thoải mái chính là cách bảo vệ tốt nhất cho dạ dày của trẻ. Bố mẹ biết đấy, nếu đứa trẻ thỉnh thoảng không no trong một hoặc hai bữa ăn vẫn là chuyện hết sức bình thường, và không có gì để "chuyện bé xé ra to" cả.

5 hành vi tưởng chừng yêu con nhưng thực chất lại amp;#34;làm hạiamp;#34; dạ dày nhất, nhiều mẹ Việt vẫn làm hàng ngày - 6

Việc ép bé ăn nhiều so với lượng thức ăn dung chứa được trong dạ dày, sẽ khiến dạ dày trẻ bị quá tải.

5 hành vi tưởng chừng yêu con nhưng thực chất lại amp;#34;làm hạiamp;#34; dạ dày nhất, nhiều mẹ Việt vẫn làm hàng ngày - 7

Cho bé ăn "cơm dẻo" thường xuyên

Một nha sĩ than thở: Trong số những bệnh nhân nhỏ mà ông tiếp nhận, cứ 10 em thì có 5 em có hai hàng răng. Tức là răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc bên cạnh. Nguyên nhân xuất hiện hai hàng răng dài là do bố mẹ cho ăn quá kỹ!

Sau khi trẻ mọc răng, bố mẹ nên có ý thức trau dồi, rèn luyện khả năng nhai cho trẻ. Nếu bé ăn thức ăn quá mềm trong thời gian dài sẽ không tốt cho sự phát triển về răng miệng của bé.

Bên cạnh đó, một kiến thức rất cơ bản mà bố mẹ không thể "giả đò" không biết, là thức ăn được nấu càng mềm thì càng mất nhiều chất dinh dưỡng. Ví dụ, thiếu vitamin B12 cần thiết cho cơ thể con người có thể dễ dàng dẫn đến thiếu máu. Vitamin B12 bị phân hủy khi thức ăn được đun nóng ở 100°C trong hơn 30 phút hoặc ở 120°C trong hơn 15 phút.

Bố mẹ có thể lựa chọn thực phẩm bổ sung phù hợp theo sự phát triển răng sữa của trẻ như:

- Giai đoạn 2-4 răng: bột gạo, lòng đỏ trứng nghiền nhuyễn, khoai tây nghiền,...

- Thời kỳ 6-8 răng: trứng hấp, thức ăn bổ sung nấu chín, thức ăn cắt hạt lựu…

- Giai đoạn 8-12 răng: cháo, cơm mềm, bánh mì, miếng rau, miếng thịt,...

- Giai đoạn 12-20 răng: bún, mì, đậu nành, các loại hạt,...

5 hành vi tưởng chừng yêu con nhưng thực chất lại amp;#34;làm hạiamp;#34; dạ dày nhất, nhiều mẹ Việt vẫn làm hàng ngày - 8

Bé ăn thức ăn quá mềm trong thời gian dài sẽ không tốt cho sự phát triển về răng miệng của bé.

5 hành vi tưởng chừng yêu con nhưng thực chất lại amp;#34;làm hạiamp;#34; dạ dày nhất, nhiều mẹ Việt vẫn làm hàng ngày - 9

Ăn cháo thay cơm

Nhiều gia đình có thói quen ăn uống, đó là “thà không ăn rau, còn hơn không ăn canh”. Vì vậy món canh là một món ăn bắt buộc phải có trong mọi bữa ăn. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình như thế, cũng sẽ tuân thủ theo nếp ăn này.

Trong đó, cháo cũng được xem là một món nước, món canh yêu thích của nhiều gia đình. Cháo đặc nấu từ thịt gà, cá hoặc sườn, sử dụng thường xuyên thay cho cơm, được bố mẹ cho rằng như vậy trẻ sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Tuy nhiên trên thực tế, lý do chính khiến trẻ thích ăn cháo thay cơm là vì nó dễ nuốt mà không cần nhai kỹ. Nhưng hậu quả là khi các hạt thức ăn lớn đi vào dạ dày còn non yếu của trẻ, sẽ làm tăng gánh nặng cho quá trình tiêu hóa. Cháo quá loãng cũng sẽ làm loãng dịch vị, không tốt cho đường tiêu hóa của trẻ.

Vì vậy, trẻ em ăn cháo thay cơm trong thời gian dài chắc chắn sẽ gây hại cho sức khỏe dạ dày và đường ruột, gây tích tụ thức ăn, hình thành thói quen nuốt vội không tốt. Ngoài ra, nó cũng không có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của răng, đồng thời sẽ khiến các cơ trên khuôn mặt của trẻ không cân xứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ ngoài .

5 hành vi tưởng chừng yêu con nhưng thực chất lại amp;#34;làm hạiamp;#34; dạ dày nhất, nhiều mẹ Việt vẫn làm hàng ngày - 10

Cho bé ăn khi còn nóng

Tư tưởng nuôi con của nhiều bố mẹ là, trẻ ăn lạnh dễ bị tiêu chảy, vì vậy không nên cho trẻ ăn đồ lạnh mà càng nóng càng tốt. Nhưng các bác sĩ lại lắc đầu không hài lòng trước phương pháp nuôi con sai lầm của bố mẹ, nếu cứ khăng khăng cho con “ăn nóng”, nguy cơ làm bỏng dạ dày của bé sẽ rất cao.

Điều này là do người lớn và trẻ em có mức độ nhạy cảm khác nhau với nhiệt độ. Trong nhiều trường hợp, hơi ấm mà người lớn cảm nhận được đã là nóng đối với trẻ.

Ví dụ, người lớn dùng tay thử nhiệt độ nước, khi nhiệt độ vượt quá 36°C, tay sẽ bắt đầu thấy ấm, nhưng cảm giác của trẻ lại khác, lúc này bàn tay trẻ sẽ thấy nóng.

Tương tự như thế, nếu nhiệt độ của thức ăn quá cao, trẻ sơ sinh thường xuyên ăn đồ nóng, nhưng niêm mạc không nhạy cảm với nhiệt độ, sẽ dễ khiến niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng, gây viêm niêm mạc miệng, viêm thực quản mãn tính, viêm dạ dày,...

Khả năng chịu nhiệt của khoang miệng và niêm mạc thực quản ở trẻ từ 10-40°C là phù hợp; 50-60°C thì gần như không thể chấp nhận được; trên 60°C chắc chắn sẽ gây bỏng cho trẻ.

Đường ruột và dạ dày của em bé mỏng manh hơn bố mẹ tưởng tượng rất nhiều, là người chăm sóc, bố mẹ nên tránh càng nhiều càng tốt 5 hành vi trên. Đồng thời, cũng cần giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh như ăn đúng giờ, đủ lượng, ăn chậm, cân đối các bữa ăn, đa dạng thực phẩm ngay từ khi còn nhỏ. Điều này, sẽ có lợi cho trẻ trong suốt cuộc đời về sau.

5 hành vi tưởng chừng yêu con nhưng thực chất lại amp;#34;làm hạiamp;#34; dạ dày nhất, nhiều mẹ Việt vẫn làm hàng ngày - 11

Đồ ăn còn nóng liền cho trẻ ăn, sẽ dễ khiến miệng của trẻ bị bỏng.

Con trai liên tục nói lắp sau khi đi mẫu giáo về, mẹ tá hỏa khi biết nguyên nhân, chuyên gia chỉ cách cải thiện
Chuyên gia mách bố mẹ cách để giáo dục con tính bắt chước phù hợp, mang lại giá trị hữu ích cho quá trình phát triển của trẻ.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 3-5 tuổi