Nếu trẻ có thói quen nói 3 câu này khi còn nhỏ, đây là dấu hiệu tiềm ẩn con lớn lên có thể trở thành người bất hiếu.
Theo văn hóa của người Việt, con cháu thường có trách nhiệm chu cấp và phụng dưỡng bố mẹ khi về già. Nhưng trên thực tế, không phải người con nào cũng có thể đủ thời gian, tiềm lực tài chính để chăm sóc bố mẹ.
Nhiều bậc phụ huynh dành tất cả tình yêu thương, sự dịu dàng, những điều tốt đẹp nhất với mong muốn con trở thành người ưu tú, thành tài, có thể tự chăm sóc cho bản thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng thực hiện được mong ước đó, ngay cả anh chị em trong gia đình, mỗi đứa trẻ sẽ hình thành tính cách khác nhau, có trẻ ngoan ngoãn, nhưng đứa trẻ khác lại ngỗ nghịch ngay từ nhỏ.
Casspi, giáo sư tại Viện tâm thần học London, từng cho biết, "Thông qua nghiên cứu lời nói và hành động của những đứa trẻ 3 tuổi, bố mẹ có thể đoán được tính cách, cũng như đứa trẻ lớn lên có hiếu thảo hay không."
Nếu trẻ có thói quen nói 3 câu này khi còn nhỏ, đây là dấu hiệu tiềm ẩn con lớn lên có thể trở thành người bất hiếu, nếu bố mẹ không kịp thời chấn chỉnh, có thể khổ cho cuộc sống tương lai của chính mình và của trẻ.
"Con muốn cái này, mẹ nhất định phải mua nó cho con"
Hầu hết phụ huynh nào cũng từng rơi vào tình huống con đòi cho bằng được thứ đồ ưa thích. Còn nhỏ thì mè nheo đòi bố mẹ mua đồ chơi này, vật dụng kia, lớn hơn thì đòi điện thoại, vật dụng đắt tiền.
Tuy nhiên, trường hợp trẻ phản ứng mạnh khi không được đáp ứng nhu cầu, "Con muốn cái này, mẹ nhất định phải mua nó cho con" thì bố mẹ nên chú ý điều chỉnh sớm.
Thực tế, sự đòi hỏi quá mức, thậm chí là đua đòi không phải hiếm gặp ở trẻ. Những đứa trẻ này có xu hướng hay cáu gắt từ nhỏ, bố mẹ chiều chuộng, yêu thương con quá mức, đáp ứng hầu hết mọi yêu cầu của trẻ, về lâu dần điều này vô tình khiến trẻ hình thành tính cách đòi hỏi và phải có bằng được thứ mình muốn.
Khi trưởng thành, trẻ có thể sẽ hình thành thói quen đánh đập, mắng mỏ bố mẹ hoặc người lớn tuổi ở nhà khi không được đáp ứng nhu cầu. Những đứa trẻ lớn lên theo cách này rất ích người hiếu thảo với bố mẹ, bởi vì trẻ đã không có ý thức này từ khi còn nhỏ.
"Mẹ nói nhiều quá, im ngay đi!"
Nhiều đứa trẻ rất mất kiên nhẫn với bố mẹ, mỗi khi nghe người lớn dạy dỗ, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, lớn tiếng và thô lỗ cắt ngang lời, "Mẹ nói nhiều quá, im ngay đi!"
Một số trẻ coi sự quan tâm của bố mẹ là đang can thiệp vào tự do của mình. Trẻ không thích khi được quan tâm, thậm chí còn cảm thấy bố mẹ đàn làm phiền đến mình. Trẻ cũng không thích nghe lời khuyên bảo của bố mẹ hay bất kỳ ai, thường có xu hướng nổi loạn.
Những đứa trẻ có thói quen này khi trưởng thành sẽ phát triển thành suy nghĩ "cái gì cũng chẳng liên quan đến mình" và từ chối gánh vác trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ.
"Ra khỏi phòng con ngay"
Câu nói "Ra khỏi phòng con ngay" nghe rất đau lòng, không hiếm bậc phụ huynh bất ngờ khi con có những hành xử rất khó chấp nhận.
Nhưng thực tế nhiều đứa trẻ thường xuyên nói câu này, lúc đầu trẻ có xu hướng xem trọng không gian riêng tư của mình, vì vậy khi "lãnh thổ" bị xâm phạm trẻ sẽ bộc phát thái độ cáu bẳn.
Trong trường hợp này, bố mẹ nên biết lắng nghe hơn, biết tôn trọng cuộc sống riêng tư của con hơn vì con đã lớn, có quyền đó. Còn con cũng cần phải biết đâu là giới hạn, không nên rạch ròi quá rồi đặt cái tôi của mình lên trên cả bố mẹ, thể hiện thái độ bất hiếu làm đau lòng bố mẹ.
Trên thực tế, tính cách của trẻ ảnh hưởng lớn từ môi trường giáo dục gia đình. Ngoài việc dành cho con sự kiên nhẫn và bao dung, tình yêu thương, bố mẹ cũng nên nghiêm khắc, chú ý điều chỉnh kpj thời nếu trẻ có lời nói, thái độ và hành vi không phù hợp, để tránh việc trẻ lớn lên thành người bất hiếu, không biết yêu thương, quý trọng người thân trong gia đình.