Con vào cấp 2 bắt đầu có người yêu, Thạc sĩ tâm lý mách cách ứng xử khéo léo để trẻ yêu không ảnh hưởng học tập, sinh lý

Nguyễn Trang - Ngày 23/02/2023 09:26 AM (GMT+7)

Các chuyên gia khuyên, trẻ yêu sớm không sai nhưng bố mẹ cần phải biết giáo dục con bằng phương pháp phù hợp.

Tình yêu ở lứa tuổi vị thành niên, cái tuổi “dở dở ương ương” khi bé chưa qua mà lớn cũng chưa tới. Lúc này, những đứa trẻ đã có sự trưởng thành về ngoại hình, nhận thức và các đặc điểm giới tính cũng rõ ràng hơn.

Việc trẻ tuổi vị thành niên nảy sinh rung động tình cảm với bạn khác giới cũng là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên ở một giới hạn nhất định, trẻ vẫn chưa đủ độ chín muồi để nhận thức và chịu trách nhiệm với những lựa chọn của mình. 

Chuyên gia khuyến cáo, để hành trình khôn lớn của con được lành mạnh và tuổi thơ con ở giai đoạn này vẫn thuần khiết, trong sáng đúng với lứa tuổi, bố mẹ phải có phương pháp giáo dục phù hợp. Đồng thời, tránh tác động mạnh đến tâm lý nhạy cảm của trẻ, nếu như bố mẹ không muốn mang lại 3 tác hại sau đây cho con.

Con vào cấp 2 bắt đầu có người yêu, Thạc sĩ tâm lý mách cách ứng xử khéo léo để trẻ yêu không ảnh hưởng học tập, sinh lý - 2

Trẻ sẽ nghĩ tình yêu là điều đáng xấu hổ

Trên thực tế, nhiều bậc bố mẹ thường tỏ ra vô cùng khắc khe trong quá trình giáo dục con cái. Ngoài việc học, “chạy đua” với điểm số và thành tích thì mọi vấn đề khác đối với họ đều là dư thừa, đặc biệt là chuyện tình cảm nam nữ. Một số phụ huynh không muốn con yêu sớm, vì vậy đã ra sức cấm đoán và ngăn cản con có mối quan hệ yêu đương với bạn khác giới. 

Trong trường hợp trẻ có thái độ chống đối, bố mẹ sẽ tìm mọi cách để trẻ phải làm theo ý mình, thậm chí là “giả bộ đáng thương” để con cái đồng cảm hoặc đem tính mạng ra để đe dọa trẻ.

Việc trẻ tuổi vị thành niên nảy sinh rung động tình cảm với bạn khác giới cũng là lẽ tự nhiên. (Ảnh minh họa)

Việc trẻ tuổi vị thành niên nảy sinh rung động tình cảm với bạn khác giới cũng là lẽ tự nhiên. (Ảnh minh họa)

Điều này lâu dần, khiến cho trẻ hình thành những suy nghĩ lệch lạc về tình yêu và từ đó thế giới cảm xúc của trẻ cũng ngày càng nhỏ lại. Đôi khi, trẻ còn mang tâm lý tự ti vì cho rằng bản thân không xứng đáng yêu, vì thế nên bố mẹ mới khắt khe đến vậy.

Tuy nhiên, trẻ cũng có quyền được hiểu và cảm nhận về hương vị tình yêu ở lứa tuổi này. Và sau khi trẻ dần trưởng thành, trẻ sẽ nhận ra tình yêu thuở thiếu thời chính là nguồn gốc ban đầu của những tình cảm tốt đẹp, cũng là cơ sở để trẻ biết được “tình yêu là gì?”

Con vào cấp 2 bắt đầu có người yêu, Thạc sĩ tâm lý mách cách ứng xử khéo léo để trẻ yêu không ảnh hưởng học tập, sinh lý - 4

Bố mẹ can thiệp quá mức sẽ ảnh hưởng đến tính cách trẻ

Trẻ ở lứa tuổi vị thành niên sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ trong tính cách. Lúc này, những cảm xúc yêu, ghét của trẻ bộc lộ rất rõ ràng. Đồng thời, nhu cầu được thể hiện bản thân qua suy nghĩ, lời nói và hành động của trẻ cũng sẽ tăng lên. Vì vậy, so với giáo dục khắt khe thì sự mềm mỏng của bố mẹ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong giai đoạn này.

Khi bố mẹ dành sự tôn trọng và thấu hiểu đối với trẻ, trẻ sẽ mở lòng để cho bố mẹ bước vào thế giới của mình. Từ đó, bố mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận được sâu sắc “bức tranh tình cảm” trong trẻ mang “hình dáng” như thế nào, để có thể định hướng giáo dục trẻ tốt nhất.

Khi có sự rung động, trẻ thường có nhu cầu tìm hiểu về tình yêu, muốn gắn kết với bạn khác giới. (Ảnh minh họa)

Khi có sự rung động, trẻ thường có nhu cầu tìm hiểu về tình yêu, muốn gắn kết với bạn khác giới. (Ảnh minh họa)

Ngược lại, nếu bố mẹ dùng sự cộc cằn, khó chịu để can thiệp vào vấn đề tình cảm của trẻ một cách mạnh mẽ. Thậm chí là sử dụng lời nói nặng nề, có tính “sát thương” cao để la mắng và phản đối trẻ, thì điều đó sẽ chỉ mang lại kết quả tiêu cực.

Trẻ sẽ hình thành cảm xúc chán ghét trong lòng, tính cách trở nên lập dị và khép kín hơn. Lúc này, bố mẹ hoàn toàn không thể kết nối với trẻ và điều đó dĩ nhiên không có lợi cho việc giáo dục và quá trình trưởng thành của trẻ về sau.

Con vào cấp 2 bắt đầu có người yêu, Thạc sĩ tâm lý mách cách ứng xử khéo léo để trẻ yêu không ảnh hưởng học tập, sinh lý - 6

Ảnh hưởng đến mối quan hệ bố mẹ và con cái

Theo các chuyên gia tâm lý, giáo dục, vai trò của bố mẹ rất quan trọng trong hành trình khôn lớn của trẻ. Nhiều ông bố bà mẹ trong mắt trẻ, là một hình tượng tuyệt vời để trẻ học tập và hướng đến trong tương lai. Thế nên, bằng cách nào đó bố mẹ phải xây dựng được vị trí của mình trong lòng trẻ và trở thành người mà trẻ ngưỡng mộ, tôn trọng. 

Làm được điều này, trước tiên bố mẹ cần phải dành cho trẻ một sự tôn trọng. Khi trẻ cảm nhận được sự tôn trọng của bố mẹ dành cho mình, trẻ cũng sẽ “đáp” lại hệt nguyên như thế. Chẳng hạn như trong chuyện tình cảm, trẻ muốn được bố mẹ thấu hiểu và cảm thông, thay vì trách móc và cấm cản.

Bố mẹ không nên vội vàng ngăn cấm, thay vào đó hãy giáo dục con bằng phương pháp phù hợp. (Ảnh minh họa)

Bố mẹ không nên vội vàng ngăn cấm, thay vào đó hãy giáo dục con bằng phương pháp phù hợp. (Ảnh minh họa)

Bởi vì, cũng giống như bố mẹ thì trẻ cần được tôn trọng quyền tự do, riêng tư và cảm xúc cá nhân. Như vậy, mối quan hệ giữa bố mẹ và trẻ sẽ ngày càng thân thiết hơn. Đồng thời, niềm tin dành cho bố mẹ cũng sẽ giúp trẻ có động lực để sẵn sàng chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống.

Trước câu hỏi, bố mẹ nên làm gì khi con có biểu hiện yêu sớm, Thạc sĩ tâm lý Quang Thị Mộng Chi đã gợi ý cách giáo dục phù hợp cho bố mẹ. Từ đó, giúp bố mẹ có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề này, cũng như lựa chọn phương pháp nuôi dạy con đúng đắn. 

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV - ĐHQG TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TPHCM.

Con vào cấp 2 bắt đầu có người yêu, Thạc sĩ tâm lý mách cách ứng xử khéo léo để trẻ yêu không ảnh hưởng học tập, sinh lý - 9

Ngày nay có nhiều trẻ vị thành niên yêu sớm, chuyên gia nghĩ gì về vấn đề này?

Trẻ khi bước vào độ tuổi dậy thì, không chỉ có sự thay đổi về thể chất, nhận thức mà còn rõ ràng và mạnh mẽ hơn về các đặc điểm giới tính, báo hiệu khả năng chín muồi về sinh dục.

Vậy nên bước vào tuổi này thì lẽ tự nhiên, trẻ sẽ có những rung động đầu đời. Do đó, trẻ yêu ở giai đoạn này không phải là quá sớm.

Con vào cấp 2 bắt đầu có người yêu, Thạc sĩ tâm lý mách cách ứng xử khéo léo để trẻ yêu không ảnh hưởng học tập, sinh lý - 10

Một số bố mẹ không dám tác động nhiều đến tâm lý của trẻ bằng lời nói hay hành động ở giai đoạn này, và cho rằng chỉ cần việc học của con ổn định thì con muốn làm gì cũng được, chuyên gia nghĩ bố mẹ có nên giáo dục trẻ như vậy?

Khi con bước vào giai đoạn yêu đương, cha mẹ cũng khó lòng cấm cản. Việc cấm cản hoàn toàn không đem lại hiệu quả, ngược lại còn phản tác dụng. 

Tuy nhiên, để con muốn làm gì thì làm trong vấn đề này lại càng không nên. Bố mẹ nên hướng dẫn con về ý nghĩa tình yêu, ứng xử phù hợp khi yêu và những giới hạn nên thiết lập trong tình cảm với người yêu.

Đồng thời, cũng cần trao đổi với con rất rõ về những tình huống có thể xảy ra trong tình yêu, để con hiểu và có những chuẩn bị trước cho việc ra quyết định liên quan đến vấn đề này.

Nếu bố mẹ không có sự giáo dục, cũng như định hướng đúng lúc thì rất có thể con sẽ rơi vào những tình huống tiêu cực, không tốt cho quá trình phát triển lành mạnh của con trong tương lai.

Con vào cấp 2 bắt đầu có người yêu, Thạc sĩ tâm lý mách cách ứng xử khéo léo để trẻ yêu không ảnh hưởng học tập, sinh lý - 11

Theo chuyên gia, để giáo dục trẻ tốt nhất trong vấn đề này thì khi nào bố mẹ nên mềm mỏng và khi nào thì nên khắt khe hơn?

Bố mẹ nên mềm mỏng khi trao đổi với con về tình yêu, về người con thích, về những giá trị tốt đẹp mà tình yêu mang lại, cũng như những hình mẫu tình yêu tích cực, giúp con người phát triển và hoàn thiện bản thân. Từ đó, con sẽ cảm nhận được tình yêu là tốt đẹp, đáng trân quý cho mỗi người và xây dựng được hình mẫu về người yêu và giá trị tình yêu của chính trẻ.

Tuy nhiên, khi thiết lập những giới hạn của tình yêu thì cha mẹ nên có thái độ nghiêm túc, và cùng với trẻ thiết lập những nguyên tắc ứng xử trong tình yêu. Nghiêm túc không có nghĩa là khắt khe, mà là thái độ rất rõ ràng, thống nhất để trẻ hiểu đây không phải là chuyện đùa, và cần tuân thủ để tránh xảy ra những hệ luỵ tiêu cực.

Một trong các chuyện cần có thái độ rất nghiêm túc là quan hệ tình dục sớm. Cha mẹ cần trao đổi rõ ràng với trẻ, như thế nào là quan hệ tình dục sớm (dưới 16 tuổi), nếu vi phạm sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật ra sao, và ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần như thế nào.

Bố mẹ cũng cần trao đổi với trẻ sự thật về việc khi nào thì một người có thể mang thai, nếu có thai ở lứa tuổi quá sớm thì ảnh hưởng gì, nếu phá thai thì ảnh hưởng gì,…

Con vào cấp 2 bắt đầu có người yêu, Thạc sĩ tâm lý mách cách ứng xử khéo léo để trẻ yêu không ảnh hưởng học tập, sinh lý - 12

Bố mẹ nên dạy con như thế nào về giáo dục giới tính, hiểu đúng về tình cảm nam nữ. Những giới hạn nào bố mẹ cần đặt ra cho trẻ, để con có thể phát triển lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần?

Để nói chuyện một cách thoải mái và nghiêm túc với trẻ về vấn đề giới tính, tình yêu, tình dục không phải là chuyện dễ với một số bậc cha mẹ. Bởi lẽ, nhiều phụ huynh không có kiến thức đầy đủ về vấn đề này, khiến cho họ gặp tình trạng lúng túng khi trò chuyện cùng con.

Trong những trường hợp như vậy phụ huynh cần tin rằng, con cái cần sự hỗ trợ của cha mẹ trong việc tìm hiểu về tình yêu và những vấn đề giới tính, nên việc đồng hành cùng con là không thể tránh được.

Do đó, bố mẹ sẽ tìm hiểu kiến thức và cách truyền đạt phù hợp với con. Không nên lảng tránh hay cấm đoán con, điều này sẽ khiến trẻ sợ và dấu diếm cha mẹ chuyện tình cảm của mình, càng khiến con gặp nhiều nguy cơ trong các mối quan hệ.

Bố mẹ cần trao đổi với con về tình cảm yêu đương là như thế nào, cảm giác yêu diễn ra ra sao, trong tình yêu thường có diễn biến thế nào, nếu có giận hờn thì nên giải quyết ra sao, những hành vi được phép và không được phép xảy ra trong mối quan hệ tình cảm của con ở lứa tuổi vị thành niên là gì, và những hậu quả nào có thể xảy ra nếu có những hành vi đi quá giới hạn.

Những chủ đề về giá trị của tình yêu, tình dục, khuynh hướng tính dục, hành vi tình dục, tôn trọng quyền riêng tư và thân thể của người khác cũng cần được trao đổi một cách nghiêm túc với con, để con có hiểu biết và ra quyết định một cách trưởng thành trong mối quan hệ tình cảm của mình.

Động thời, bố mẹ nếu gặp khó khăn khi nói chuyện trực tiếp thì có thể thông qua việc cùng con đọc sách, báo, những trang web uy tín, những chương trình giáo dục giới tính ở bên ngoài, để làm công cụ hỗ trợ trong việc trao đổi với con.

Như vậy, để giáo dục giới tính cho con thì trước tiên cha mẹ phải thấy điều đó là cần thiết và không thể thay thế, thứ 2 là trau dồi kiến thức cho bản thân về vấn đề giới tính, thứ 3 là thẳng thắn và thoải mái trong việc chia sẻ, và cuối cùng là tận dụng các nguồn lực; công cụ hỗ trợ để đồng hành cùng con trang bị hành trang bước vào vùng đất của yêu thương và trưởng thành.

Con gái 11 tuổi lần đầu có kinh nguyệt, bị bạn học cười nhạo vì dính ra quần, cách giải quyết đáng nể của người mẹ
Để giáo dục trẻ tuổi dậy thì hiệu quả, hướng trẻ trở thành một người không chỉ thành đạt, mà còn sống tử tế.

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Nguyễn Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con