Đằng sau đứa trẻ thích xem một cuốn sách nhiều lần là dấu hiệu thông minh xuất chúng

Thi Thi - Ngày 07/10/2024 09:42 AM (GMT+7)

Nếu nhận thấy trẻ thích xem một cuốn sách nhiều lần mẹ đừng vội phàn nàn, khoa học đưa ra lời giải thích.

Một người mẹ kể trên diễn đàn về gia đình rằng, có một thời gian, con trai 4 tuổi của chị đặc biệt thích xem đi xem lại một cuốn sách, dường như đứa trẻ có thể ghi nhớ tất cả hình ảnh ở từng trang.

Mỗi lần nhìn thấy cậu bé xem lại cuốn sách, người mẹ hỏi "Lại là cuốn này, mình có thể đổi cuốn khác được không?" Đôi khi chị muốn đọc cuốn cuốn sách mới cho con, nhưng cậu bé khóc lóc không chịu thay đổi. 

Giải thích về trường hợp này, một chuyên gia cho biết đây là hiện tượng tương đối phổ biến trong quá trình trẻ phát triển trí não, thời kỳ đỉnh điểm thường là trước 4 tuổi, tần suất cao nhất từ 2 đến 4 tuổi.

Đằng sau đứa trẻ thích xem một cuốn sách nhiều lần là dấu hiệu thông minh xuất chúng - 1

Sự lặp lại là một quá trình phát triển nhận thức tất yếu

Trẻ từ 0-4 tuổi là giai đoạn phát triển đỉnh cao của trung tâm thính giác (thùy thái dương) và trung tâm thị giác (thùy chẩm). Đây cũng là giai đoạn mà nhà giáo dục Montessori gọi là “giai đoạn nhạy cảm về ngôn ngữ”.

Sau khi trẻ được sinh ra, số lượng tế bào thần kinh bằng với người lớn, nhưng không thể hành xử như người lớn vì các tế bào thần kinh chưa được kết nối.

Trẻ từ 0-4 tuổi là giai đoạn phát triển đỉnh cao của trung tâm thính giác (thùy thái dương) và trung tâm thị giác (thùy chẩm).

Trẻ từ 0-4 tuổi là giai đoạn phát triển đỉnh cao của trung tâm thính giác (thùy thái dương) và trung tâm thị giác (thùy chẩm).

Trẻ cần sự kích thích dồi dào từ thế giới bên ngoài để kết nối với nhau và tạo ra các mạch não có thể truyền tải thông tin một cách trơn tru.

Trẻ thích đọc đi đọc lại một cuốn sách vì các kết nối não tương đối thưa thớt và không thể tiêu hóa từng từ hoặc câu chúng ta nói. Nhưng nếu trẻ muốn hiểu bối cảnh của câu chuyện (để hiểu toàn bộ bức tranh của sự việc), sẽ thích xem đi xem lại một cuốn sách.

Nghe cho phép não ghi lại, xem lại, suy nghĩ về những từ ngữ và ngữ cảnh đã nghe, đồng thời từ từ nắm bắt được mọi thông tin của câu chuyện (sự vật).

Một cuốn sách tranh đã được đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần có vẻ nhàm chán với chúng ta, nhưng với trẻ nhỏ có thể khám phá những điều mới mẻ và cảm nhận được nội dung mới mỗi lần đọc.

Nhiều trẻ thường có những khám phá mới khi đọc “Ồ, trên chiếc lá này có hai con kiến, hình như chúng đang đánh nhau”, “Mẹ ơi sao hai con chuồn chuồn này trông khác nhau thế nhỉ?” Khi tâm trạng nổi lên, trẻ có thể bịa ra một câu chuyện ngắn và kể cho chúng ta nghe.

Nói tóm lại, một cuốn sách đã được đọc nhiều lần luôn có thể xem như một cuốn sách mới.

Đọc đi đọc lại là một quá trình “Chu kỳ tích cực”. Việc này không chỉ lặng lẽ tăng cường kết nối giữa các tế bào thần kinh, mà còn đào sâu hệ thống thần kinh A10, hệ thống khen thưởng, hệ thống tư duy và hệ thống trí nhớ của não, tạo ra một bộ não mạnh mẽ tràn đầy nhiệt huyết khám phá.

Đối với trẻ nhỏ, một cuốn sách đã được đọc nhiều lần luôn có thể xem như một cuốn sách mới.

Đối với trẻ nhỏ, một cuốn sách đã được đọc nhiều lần luôn có thể xem như một cuốn sách mới.

Đằng sau đứa trẻ thích xem một cuốn sách nhiều lần là dấu hiệu thông minh xuất chúng - 4

Cảm giác kiểm soát do sự lặp lại mang đến có thể xoa dịu tâm hồn

Khi chúng ta đối mặt với những điều chưa biết, cảm giác lo lắng, bồn chồn và bối rối thường xuyên xuất hiện. Đặc biệt với trẻ nhỏ, những cảm xúc này càng trở nên mạnh mẽ hơn. Khi trẻ mới chỉ đọc một cuốn truyện vài lần và chỉ hiểu được một phần nội dung, có thể cảm thấy như đang nuốt phải đồ ăn mà không nhai kỹ, dẫn đến cảm giác khó chịu và không thoải mái.

Nhưng khi trẻ đọc đi đọc lại cùng một cuốn sách, chúng giống như đang "nhai đi nhai lại" nội dung và từ từ "hấp thụ hết chất dinh dưỡng" từ trang sách. Qua mỗi lần đọc, trẻ nhớ lại các chi tiết, bắt đầu hình thành những kết nối sâu sắc hơn với câu chuyện. 

Dù trẻ còn rất nhỏ và mới bước vào thế giới này không lâu, nhưng đã mang trong mình sự tò mò bẩm sinh. Tuy nhiên, trẻ chưa biết cách kiểm soát những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Khi trẻ nghe lại một câu chuyện cũ, cảm giác quen thuộc bắt đầu xuất hiện.

Trẻ có thể dự đoán được các nhân vật sẽ xuất hiện, các sự kiện sẽ diễn ra trên trang tiếp theo, hoặc những câu thoại mà nhân vật chính sẽ nói. Điều này mang lại cho trẻ cảm giác an toàn và kiểm soát, như thể đang nắm giữ chìa khóa để hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh.

Cảm giác kiểm soát do sự lặp lại mang đến có thể xoa dịu tâm hồn.

Cảm giác kiểm soát do sự lặp lại mang đến có thể xoa dịu tâm hồn.

Cảm giác an toàn và sự kiểm soát mà quá trình tìm kiếm kiến thức mang lại khiến trẻ không cảm thấy mệt mỏi khi đọc cùng một cuốn sách. Trẻ sẽ tiếp tục quay lại với cuốn sách yêu thích, không chỉ để tìm hiểu mà còn để trải nghiệm niềm vui từ việc "khám phá" những điều quen thuộc.

Bộ não của trẻ có bản năng “khái quát hóa”, cho phép nhận diện những điểm tương đồng và tổng hợp các nguyên tắc từ nhiều tác nhân kích thích khác nhau. Điều này có nghĩa là, dù trẻ nghe đi nghe lại cùng một cuốn sách hay xem nhiều cuốn sách khác nhau, đều có thể thiết lập một mạch đọc phát triển. Qua mỗi lần tiếp xúc, trẻ sẽ dần dần xây dựng được một khung hiểu biết phong phú về ngôn ngữ, cấu trúc câu chuyện và những giá trị nhân văn.

Chính sự lặp lại này giúp trẻ củng cố kiến thức, phát triển khả năng tư duy phản biện. Khi trẻ so sánh các câu chuyện khác nhau, sẽ bắt đầu nhận ra các chủ đề, nhân vật và tình huống tương tự, từ đó rút ra những bài học quý giá cho bản thân. Việc này làm phong phú thêm vốn hiểu biết, khuyến khích sự sáng tạo và khả năng tưởng tượng.

Đằng sau đứa trẻ thích xem một cuốn sách nhiều lần là dấu hiệu thông minh xuất chúng - 6

Trẻ sơ sinh có 4 hành vi cho thấy trí não phát triển tốt, mẹ nên vui mừng
Trẻ có trí não phát triển tốt thường thể hiện một số đặc điểm khác biệt.

Dạy con 0-6 tháng

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con thông minh