Quá trình đồng hành của bố mẹ sẽ là động lực giúp trẻ tự tin cải thiện bản thân, xây dựng thói quen yêu thích học tập.
Bố mẹ có phương pháp giáo dục tốt thường chú trọng đến việc đồng hành cùng con trong quá trình học tập và trưởng thành. Một chuyên gia chỉ ra rằng, những gia đình học thuật bình thường có hai điểm chung.
Bố mẹ hỗ trợ đúng lúc, không can thiệp quá sâu vào việc học của con
Trong quá trình hỗ trợ trẻ học tập, điều quan trọng nhất bố mẹ chỉ nên đóng vai trò như một người hỗ trợ, chứ không phải quản lý mọi khía cạnh. Việc này giúp trẻ phát triển độc lập, khuyến khích sự tự tin trong quá trình học tập.
Ví dụ, nếu trẻ đang có thói quen học tập chưa tốt, bố mẹ nên tập trung vào việc xây dựng thói quen tích cực tại nhà. Một cách hiệu quả là khuyến khích trẻ hoàn thành bài tập trước khi xem TV, đồng thời hướng dẫn chúng cách quản lý thời gian. Việc tạo ra một lịch trình hợp lý giúp trẻ nhận thức rõ ràng hơn về trách nhiệm của bản thân và từ đó phát triển những thói quen học tập tốt.
Bố mẹ hỗ trợ đúng lúc, không can thiệp quá sâu vào việc học của con.
Nếu trẻ gặp khó khăn trong một môn học cụ thể, bốmẹ có thể cùng trẻ tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Hãy có những buổi trò chuyện cởi mở, nơi trẻ cảm thấy thoải mái chia sẻ những khó khăn của mình. Bên cạnh đó, cung cấp cho trẻ những phương pháp học tập hiệu quả hoặc giúp trẻ tìm kiếm gia sư đáng tin cậy, cũng là những cách tốt để hỗ trợ mà không can thiệp quá sâu.
Hãy để trẻ hiểu rằng việc học tập là trách nhiệm của mình, và vai trò của bố mẹ chỉ là hỗ trợ khi cần thiết. Qua thời gian, khi trẻ vào lớp cuối cấp, bố mẹ có thể từ từ giảm bớt sự hỗ trợ, giúp trẻ tự lập hơn. Điều này giúp trẻ tự tin, tạo điều kiện triển khả năng tự quản lý và tự học.
Bố mẹ không quát mắng mà khuyến khích nhiều hơn
Nhiều phụ huynh chọn dùng phương pháp nghiêm khắc như quát mắng để giáo dục, với hy vọng rằng sự nghiêm khắc này sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn trong học tập.
Tuy nhiên, sau khi bước vào cấp 2, cấp 3, trẻ sẽ xuất hiện nhiều vấn đề khác nhau như tâm lý nổi loạn, trầm cảm, thiếu tự tin. Đây đều là sự tích tụ của các vấn đề trong mối quan hệ bố mẹ - con cái ở giai đoạn đầu, khi mà sự thiếu thấu hiểu, chia sẻ cảm xúc có thể dẫn đến những khoảng cách khó hàn gắn.
Những đứa trẻ như vậy chỉ có thể là “nhà vô địch học thuật ngắn hạn”. Thay vì phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, trẻ sẽ chỉ học cách đối phó với áp lực và sự sợ hãi. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ không dám thử sức với những điều mới mẻ, chỉ muốn làm những gì được yêu cầu mà không dám nghĩ khác đi.
Bố mẹ không quát mắng mà khuyến khích nhiều hơn.
Mặc khác, nếu được khuyến khích nhiều hơn, trẻ sẽ phát triển sự tự tin và động lực học tập. Một môi trường học tập tích cực, nơi trẻ cảm thấy được tôn trọng và hỗ trợ. Điều này có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần, hình thành niềm hứng thú học tập bền vững.
Bố mẹ nên hiểu rằng, việc nuôi dưỡng một tâm hồn tự do và sáng tạo sẽ mang lại lợi ích lâu dài hơn so với những thành tích nhất thời.
Khi trẻ cảm thấy được yêu thương và thấu hiểu, sẽ tự tin hơn để khám phá thế giới và phát triển những kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai. Sự khích lệ và động viên từ bố mẹ sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ, giúp trẻ vượt qua khó khăn.