Trẻ ở giai đoạn tiểu học được trau dồi tốt hai kỹ năng, sẽ là nền tảng quan trọng để học tốt ở các cấp học cao hơn.
Một hiệu trưởng trưởng tiểu học với kinh nghiệm hơn 20 năm chia sẻ rằng, trong mỗi buổi họp chia sẻ của phụ huynh những học sinh có thành tích học tập tốt nhất ở trường về kinh nghiệm nuôi dạy con cái.
Sau buổi họp, điều quan trọng được đúc kết là bố mẹ của những học sinh đạt thành tích cao nhất không quan tâm nhiều đến điểm số của con ở trường tiểu học, mà thay vào đó tập trung vào hai điều sau.
Khả năng đọc tốt
Trong khi nhiều bậc bố mẹ yêu cầu con viết bài tập về nhà, thì những bậc phụ huynh có tầm nhìn xa bắt đầu cho con đọc nhiều loại sách khác nhau ở lớp một tiểu học.
Thực tế, trẻ thích đọc sách có hệ tư duy đa dạng và suy nghĩ sâu sắc hơn. Đối mặt với những điều giống nhau, trẻ có thể nhìn và hiểu chúng ở mức độ sâu sắc hơn…
Katsaki Nakane, người đã giảng dạy hơn 40 năm và đã đưa nhiều học sinh đến các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của Nhật Bản, tin rằng việc học chủ yếu là rút ra, tích hợp và tiếp thu kiến thức thông qua việc đọc - bất kể là thế nào. Giống như việc, muốn giải bài toán thì trước hết phải đọc câu hỏi và hiểu yêu cầu thì mới giải được đúng phải không?
Trẻ thích đọc sách có hệ tư duy đa dạng và suy nghĩ sâu sắc hơn.
Khi trẻ đọc, cần được quan sát, cảm nhận và suy nghĩ thông qua ngôn ngữ, từ ngữ, khả năng tư duy và trình độ hiểu của trẻ được nâng cao hơn.
Khả năng tư duy xuất sắc cho phép trẻ nắm vững các kỹ năng học tập trong thời gian ngắn và tiếp thu nhiều kiến thức hơn, hình thành một vòng tròn giáo dục tốt
Có thể nói, lượng đọc ở tiểu học quyết định khả năng học tập của trẻ.
Vì vậy, trong giai đoạn này, trẻ phải đọc nhiều hơn, đồng thời đọc mở rộng và đọc chuyên sâu.
Đọc sâu chủ yếu là để mở rộng kiến thức, hiểu sâu hơn. Vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại sách khác nhau, xen kẽ đọc nhiều lần những cuốn sách mà trẻ yêu thích.
Tuy nhiên, có nhiều phụ huynh cũng đặt câu hỏi: Con tôi đọc nhiều mà sao điểm số vẫn không tiến bộ?
Chuyên gia cho biết, bố mẹ cần nhìn xa hơn và nhìn vào trải nghiệm này. Nếu dòng thời gian được kéo dài ra, lợi ích của đọc sách đối với việc học sẽ được phản ánh trở lại.
Nhiều trẻ có nền tảng đọc yếu sẽ ngại đọc sách và sẽ không muốn thử nếu thấy khó đọc. Khi trẻ có khả năng đọc độc lập, trẻ có thể chuyển dần từ các loại sách đơn giản đến sách có kiến thức chuyên sâu hơn.
Nếu dòng thời gian được kéo dài ra, lợi ích của đọc sách đối với việc học sẽ được phản ánh trở lại.
Khả năng học tập độc lập
Sau khi vào cấp 2 hoặc cấp 3, những trẻ vẫn có thành tích học tập xuất sắc sẽ tự học ở nhà rất tốt.
Một số phụ huynh nóng lòng muốn thấy con mình thành công, lại quá lo lắng về việc học của con, hoặc không biết cách kiểm soát. Khi thấy con có chút thời gian rảnh rỗi, sẽ nhất quyết cho con học thêm.
Tuy nhiên, giải pháp này chưa phải là cách tốt với trẻ, nhiều trẻ sẽ hình thành ý thức tập trung vào việc làm bài tập về nhà, mà không chú ý đến khả năng phát triển các kỹ năng khác.
Khi trẻ dần hình thành thói quen này sẽ gặp vấn đề kém chú ý và trì hoãn.
Bố mẹ nên khẳng định nỗ lực và tạo cho trẻ cảm giác thành tựu.
Trong khi đó, phụ huynh có tầm nhìn xa thường nắm bắt rất tốt về lượng học tập. Họ sẽ sắp xếp một số nhiệm vụ học tập cho trẻ dựa trên trình độ và hoàn cảnh, để giúp trẻ làm quen với quá trình học tập độc lập .
Ví dụ, trẻ phải đọc 15 trang sách ngoại khóa, học 10 từ mới và làm 3 bài toán mỗi ngày... Nếu trẻ muốn ra ngoài vui chơi, trẻ cần lập kế hoạch để hoàn thành nhiệm vụ trước.
Nếu trẻ hoàn thành trước thời hạn, bố mẹ sẽ không giao thêm nhiệm vụ mà sẽ khẳng định nỗ lực và tạo cho trẻ cảm giác thành tựu.
Họ sẽ không yêu cầu con học lâu hay làm một số câu hỏi khó, thay vào đó sẽ để con học trong trạng thái tương đối thoải mái.
Ở lớp 1 và lớp 2, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ chuẩn bị đặt đồ dùng học tập, đồ dùng cần thiết lên bàn, cất đồ đạc về chỗ cũ sau khi học... Sau khi đứa trẻ đã quen và nắm vững quá trình này, bố mẹ có thể chọn một cuốn sách mình thích đọc và im lặng ở bên con.
Những điều trên nghe có vẻ đơn giản, nhưng tạo nền tảng giúp trẻ hình thành thói quen học tập tốt trong các cấp bậc cao hơn.