Nói "Học không giỏi lớn lên chỉ có bán vé số, nhặt ve chai..." tưởng giúp con nỗ lực hoá ra cực tai hại

Thi Thi - Ngày 03/09/2024 12:41 PM (GMT+7)

Một số câu nói không phù hợp từ bố mẹ có thể vô tình khiến con đánh mất đi động lực học tập.

Trong xã hội hiện đại, giáo dục luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh đã có những cách tiếp cận một chiều, khi đánh giá khả năng học tập của con dựa trên thành tích nhất thời.

Một trong những câu nói thường gặp là "Nếu con không học giỏi thì lớn lên chỉ bán vé số, nhặt ve chai..." Việc chê bai này dù vô tình hay cố ý đều gây tổn thương về tinh thần của trẻ.

Khi bố mẹ chê bai trẻ, đặc biệt là khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhạy cảm, điều này có thể dẫn đến cảm giác tự ti và tuyệt vọng. Trẻ sẽ cảm thấy rằng mình không đủ tốt, không có giá trị và từ đó, có thể dẫn đến sự chán nản trong học tập.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Mỗi đứa trẻ đều có những điểm mạnh riêng. Thay vì chỉ nhìn vào kết quả học tập, bố mẹ nên đánh giá toàn diện hơn về năng lực, sở thích và đam mê của trẻ. Việc khuyến khích trẻ phát triển theo hướng mà mìnhyêu thích sẽ giúp trẻ tự tin hơn và có động lực để phấn đấu.

Câu nói "tương lai chỉ bán vé số" cũng thể hiện một cách suy nghĩ hạn hẹp về thành công trong cuộc sống. Thực tế cho thấy, nhiều người thành công không chỉ dựa vào thành tích học tập mà còn nhờ vào những kỹ năng sống, sự kiên trì và khả năng thích ứng với hoàn cảnh.

Các nhà lãnh đạo, doanh nhân thành đạt thường là những người đã vượt qua nhiều thử thách và học hỏi từ thất bại trong quá trình phát triển. Nhằm giúp bố mẹ lựa chọn phương pháp nuôi dưỡng phù hợp, cũng như hướng dẫn trẻ phát triển tính cách lành mạnh, chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi đã có những chia sẻ hữu ích xoay quanh vấn đề này.

Nói amp;#34;Học không giỏi lớn lên chỉ có bán vé số, nhặt ve chai...amp;#34; tưởng giúp con nỗ lực hoá ra cực tai hại - 2

Nói amp;#34;Học không giỏi lớn lên chỉ có bán vé số, nhặt ve chai...amp;#34; tưởng giúp con nỗ lực hoá ra cực tai hại - 3

Thưa chuyên gia, nhiều phụ huynh trong lúc nóng giận vô tình nói lời chê bai "Học không giỏi thì sau này bán vé số"..., có thể hình thành những niềm tin giới hạn trong ý thức của trẻ không? Nếu có, chúng thường thể hiện ra như thế nào? 

Câu nói "Học không giỏi thì sau này đi bán vé số" có thể khiến trẻ hình dung về hình ảnh những em bé quần áo xộc xệch, đội nắng đội mưa vất vả mưu sinh bằng nghề bán vé số. Khi nói đến điều này, mục tiêu của bố mẹ là mong con biết sợ khó, sợ khổ mà cố gắng học hành.

Tuy nhiên, nó có thể gây ra việc đánh giá về nghề bán vé số là không tốt, dẫn đến coi thường những người làm nghề bán vé số hoặc những công việc tương tự, thậm chí sợ hãi những công việc này.

Mặt khác, một số trẻ khi có lực học thực sự chưa tốt dù đã có những cố gắng thì có thể bị đóng khung những khả năng lựa chọn nghề nghiệp của mình, ví dụ, mình học dở vậy thì chỉ có thể làm nghề bán vé số thôi. Điều này ảnh hưởng chưa tốt đến nhìn nhận về công việc, về bản thân và khả năng phát triển của trẻ.  

Nói amp;#34;Học không giỏi lớn lên chỉ có bán vé số, nhặt ve chai...amp;#34; tưởng giúp con nỗ lực hoá ra cực tai hại - 4

Những tác động lâu dài của việc nghe những câu nói như vậy có thể ảnh hưởng thái độ học tập, quyết định nghề nghiệp của trẻ trong tương lai ra sao? 

Cái gì tốt mà làm nhiều quá cũng không còn tốt nữa, huống hồ gì viẹc này lại tiềm tàng những nguy cơ không tốt cho sự phát triển của con.

Nếu liên tục nghe đi nghe lại về những thông điệp này có thể khiến trẻ cảm thấy bị ám thị về việc mình học tệ, mình phải đi bán vé số và phát triển nỗi sợ hoặc ghét công việc này, thậm chí ghét lây những người làm công việc này.

Hoặc một số trẻ thì ghét luôn ba mẹ vì không chịu nhìn nhận sự nỗ lực của con mà cứ doạ. Hay một số trẻ khác thì bị lờn, sẽ nghe tai này rồi cho lọt sang tai kia mà không thèm chú ý đến nữa.

Tất cả những ảnh hưởng trên đây dù theo cách nào thì cũng không tốt cho sự phát triển động lực học tập, thái độ cũng như quyết định nghề nghiệp trong tương lai của các con. 

Nói amp;#34;Học không giỏi lớn lên chỉ có bán vé số, nhặt ve chai...amp;#34; tưởng giúp con nỗ lực hoá ra cực tai hại - 5

Phương pháp nào là hiệu quả để bố mẹ có thể truyền đạt kỳ vọng mà không làm trẻ cảm thấy áp lực hoặc thiếu tự tin? 

Bố mẹ phát triển bản thân, tự tin về mình, đồng thời thông qua việc chia sẻ về khát khao, hoài bão, những lời nhận xét về người này người kia, qua cách động viên, khuyến khích và định hướng con tham gia một số những hoạt động thì cũng đã đủ cho con cái thấy kỳ vọng của bố mẹ.

Song song đó, bố mẹ luôn khuyến khích con tự nhìn nhận và khám phá bản thân, tự đưa ra lựa chọn và những quyết định cho cuộc đời, bố mẹ ở bên cạnh để hỗ trợ khi con cần và sẵn sàng nâng đỡ tinh thần khi con gặp khó khăn, chùn bước thì giúp con xác định được ước mơ cho chính mình nhưng không cảm thấy áp lực.

Việc trẻ tin tưởng luôn có người sát cánh đồng hành cùng mình, luôn ở đó để che chở và bảo vệ mình sẽ giúp cho trẻ có cảm giác an toàn để nếu muốn thì trẻ có thể sẵn sàng khám phá và trải nghiệm.

Nói amp;#34;Học không giỏi lớn lên chỉ có bán vé số, nhặt ve chai...amp;#34; tưởng giúp con nỗ lực hoá ra cực tai hại - 6

Nếu trẻ cảm thấy thiếu động lực do những câu nói không vui, bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ tìm lại niềm đam mê và mục tiêu trong học tập?

Bố mẹ phân tích những tình huống đưa ra những câu nói ấy, ý nghĩa của câu nói ấy và nói về những trường hợp ngoại lệ của câu nói ấy.

Ví dụ: Bố mẹ nói học không giỏi thì chỉ có đi bán vé số là do bố mẹ thấy con chưa chú tâm trong việc học, mà khi con không muốn học thì bố mẹ cũng không thể ép được.

Hơn nữa, khi chúng ta không có kiến thức, kỹ năng thì những công việc chúng ta làm chỉ là những công việc đơn giản mà ai cũng có thể làm được, tương tự như việc đi bán vé số, với mức thu nhập rất thấp. Vậy con có muốn làm công việc với mức thu nhập như thế hay không? Nếu con đã nỗ lực rồi mà kết quả không đạt như mong đợi thì bố mẹ sẽ cùng với con tìm ra xem cách làm của chúng ta chưa đúng ở chỗ nào để sửa, giúp con có thể học tập hiệu quả hơn.

Nếu thực sự con thấy việc học quá khó khăn, mình có thể tìm một cách khác để con lựa chọn và theo đuổi một nghề nghiệp khác phù hợp hơn với sở thích và năng lực của con, vì còn rất nhiều lựa chọn khác nhau cho công việc mà con có thể làm để có thu nhập tốt. Vậy, con có thể cho bố mẹ biết ước mơ của con là gì không?

Tóm lại, bố mẹ cần khơi gợi và tin tưởng khi con chia sẻ những suy nghĩ và mong đợi của mình, giúp con đặt mục tiêu và hiện thực hóa kế hoạch đó một cách phù hợp nhất với nguyện vọng và năng lực của con chứ không phải chỉ xuất phát từ mong đợi của bố mẹ. a

Nói amp;#34;Học không giỏi lớn lên chỉ có bán vé số, nhặt ve chai...amp;#34; tưởng giúp con nỗ lực hoá ra cực tai hại - 7

Theo Thi Thi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời