Toán học hiện diện khắp mọi nơi, chỉ cần bố mẹ đặt một chút suy nghĩ vào cuộc sống hàng ngày sẽ giúp con làm quen con số nhanh hơn.
Một người mẹ kể rằng, khi con trai 3 tuổi chị bắt đầu cho con làm quen với các con số. Sau đó, chị phát hiện ra rằng cậu bé có thể đếm từ 1 đến 100, nhưng nếu hỏi có bao nhiêu quả cam trên bàn, sẽ không biết làm thế nào.
Khi mẹ hỏi bố, bố lấy một quả, mẹ lấy một quả, trên bàn còn bao nhiêu quả cam, cậu bé không trả lời được.
Thực tế, trẻ nhỏ lúc này chưa hiểu mối quan hệ logic đằng sau những con số. Trẻ em thích gì và làm gì? Không gì khác hơn là chơi. Vì vậy, tốt nhất là nuôi dưỡng tư duy logic và trực quan toán học của trẻ trong khi vui chơi.
Theo các chuyên gia, lúc chơi cùng con bố mẹ hãy cố gắng làm tốt 3 điều này, nhằm giúp trẻ xây dựng một “bộ não toán học” mạnh mẽ.
Học cách so sánh
Mẹ hãy cho trẻ so sánh kích thước, số lượng, chiều dài, chiều rộng, trọng lượng ... của các đồ vật khác nhau để phát triển khả năng so sánh và phân loại.
Ví dụ: Trẻ đang nhặt những quả thông có kích cỡ khác nhau. Mẹ hướng dẫn trẻ: “Con hãy cho những quả thông lớn hơn vào túi màu đỏ và những quả thông nhỏ hơn vào túi màu xanh lá cây”.
Buổi sáng mẹ rót hai ly sữa: "Ly bên trái nhiều sữa, ly bên phải ít sữa. Con muốn uống ly nào?"
Nếu trẻ chỉ vào ly bên phải, mẹ có thể nói thêm ''Nếu con muốn uống ly nhiều sữa, mẹ sẽ chọn ly ít sữa hơn''.
Hay đặt những viên đá có kích thước khác nhau vào lòng bàn tay trẻ, yêu cầu trẻ xem viên nào lớn và nhỏ hơn.
Trò chơi đếm
Trẻ 3-4 tuổi có thể yêu cầu trẻ đếm số lá trên tay, số quả trên cây, số hoa trong vườn để trẻ chú ý đến số lượng xung quanh, hiểu được ý nghĩa của chúng. Ví dụ, mẹ có thể nói "Con hãy đếm xem có bao nhiêu cánh hoa trong bụi hoa này?" hoặc "Trên cái cây kia có bao nhiêu quả?".
Qua những hoạt động đơn giản như vậy, trẻ sẽ dần quen với việc đếm số lượng, nhận thức được rằng các đối tượng xung quanh có thể được đếm và xác định số lượng.
Đối với trẻ từ 4-5 tuổi, mẹ có thể cho trẻ sử dụng các que gỗ nhỏ để biểu thị số lượng và thực hiện các phép tính cộng trừ đơn giản. Ví dụ, mẹ có thể nói "Trên bàn có 5 quả táo, con hãy lấy 3 que để biểu thị số quả táo đó".
Hoặc "Nếu con có 4 que và mẹ cho thêm 2 que nữa, vậy con sẽ có tất cả bao nhiêu que?". Hoạt động này giúp trẻ hiểu rõ hơn về khái niệm số lượng và các phép toán cơ bản.
Sau 5-6 tuổi, trẻ có thể thực hiện các hoạt động đếm phức tạp hơn như đếm số lượng các đối tượng trong một nhóm, đếm ngược, hoặc so sánh số lượng giữa các nhóm. Ví dụ, "Trong nhóm đồ chơi này có 12 con vật, con hãy đếm xem có bao nhiêu con thú, bao nhiêu con chim?". Hoạt động này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng đếm mà còn rèn luyện khả năng phân loại, so sánh.
Những hoạt động này giúp trẻ phát triển kỹ năng toán học, tăng cường sự chú ý, tập trung. Đây là nền tảng quan trọng để học toán sau này.
Tạo cảm giác không gian
Cảm giác không gian đề cập đến khả năng xác định vị trí, hướng, kích thước, hình dạng và tốc độ của vật thể.
Từ 3-5 tuổi là giai đoạn trẻ cảm nhận về không gian rất phát triển. Mẹ có thể giúp trẻ hình thành cảm nhận tốt về không gian thông qua nhiều trò chơi nhỏ khác nhau, để trẻ có thể tiếp thu kiến thức hình học tốt hơn khi đến trường sau này.
Ví dụ: Trong khi chơi trò đá bóng, hãy yêu cầu trẻ trẻ tìm hiểu kích thước, tốc độ của quả bóng và dự đoán vị trí nó sẽ rơi xuống.
Khi đi xe đạp, trẻ nên quan sát xem phía trước có chướng ngại vật hay không và dự đoán khoảng cách an toàn đồng thời kiểm soát tốc độ.
Khi gấp giấy, trước tiên trẻ phải mô phỏng nó trong não. Trong quá trình gấp, trẻ phải liên tục điều chỉnh lực, chuyển động và tốc độ của ngón tay để gấp tờ giấy phẳng thành hình ba chiều.
Các trò chơi nhỏ như trốn tìm, quay vòng tròn, xếp hình, nhảy dây, vẽ tranh, xây lâu đài đều có thể giúp trẻ phát triển cảm giác về không gian.
Khi giao tiếp và tương tác với trẻ, hãy cố gắng sử dụng từ vựng về không gian càng nhiều càng tốt để mô tả hình dạng, trạng thái, khoảng cách, hướng và mối quan hệ vị trí của đồ vật.
Thay vì nói "Con hãy cất các khối lego đi", hãy nói "Hãy đặt các khối lego vào chiếc tủ màu đỏ bên trái."
Toán học hiện diện khắp mọi nơi trong cuộc sống, chỉ cần bố mẹ đặt một chút suy nghĩ vào cuộc sống hàng ngày và áp dụng trong tương tác giữa bố mẹ và con cái, trẻ có thể có được một số kỹ năng toán học cơ bản.