Đứa trẻ lười biếng bỗng ngoan ngoãn, nhờ mẹ dùng 3 cách sửa chữa hay từ chuyên gia

Thi Thi - Ngày 06/10/2024 09:24 AM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý chỉ ra một số cách giúp trẻ sửa chữa thói quen trì hoãn, cũng như học cách tự lập hơn.

Trên một diễn đàn về gia đình, nhiều phụ huynh phàn nàn rằng con mình lười biếng, trì hoãn làm bài tập về nhà, không phụ giúp việc nhà... Nhưng bố mẹ tỏ ra bất lực vì chưa tìm ra cách để sửa chữa.

Theo giáo sư Li Meijin, trên đây là những biểu hiện của tính trì hoãn, nguyên nhân phần lớn xuất phát từ cách giáo dục của bố mẹ ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy, bà chỉ ra 3 cách mà bố mẹ có thể sửa chữa tính trì hoãn ở trẻ.

Đứa trẻ lười biếng bỗng ngoan ngoãn, nhờ mẹ dùng 3 cách sửa chữa hay từ chuyên gia - 1

Hạn chế làm thay mọi việc, hãy để trẻ làm nếu có thể

Nhiều bố mẹ có thói quen chuẩn bị mọi thứ cho con, từ quần áo, giày dép, sách vở đến trường. Thực tế, sự chăm sóc này hoàn toàn đúng đối với trẻ nhỏ, khi mà trẻ vẫn còn cần sự hướng dẫn và hỗ trợ.

Tuy nhiên, khi con đã lớn đến một độ tuổi nhất định, sự chăm sóc tỉ mỉ này vô tình tước đi cơ hội tự quản lý và ra quyết định của trẻ. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ dần mất đi khả năng kiểm soát thời gian cũng như động lực bên trong để hoàn thành nhiệm vụ.

Giáo sư Li Meijin nhấn mạnh rằng bố mẹ nên học cách buông bỏ một cách thích hợp và cho trẻ đủ không gian để tự chủ.

Hạn chế làm thay mọi việc, hãy để trẻ làm nếu có thể.

Hạn chế làm thay mọi việc, hãy để trẻ làm nếu có thể.

Khi trẻ được phép tham gia vào các quyết định liên quan đến cuộc sống hàng ngày của mình, sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn và nhận thức rõ hơn về hậu quả của hành động.

Cho trẻ tham gia lập kế hoạch học tập và sắp xếp các hoạt động hàng ngày là một bước đi quan trọng, ngay cả khi ban đầu chúng có vẻ vụng về hoặc kém hiệu quả.

Quá trình này giúp trẻ học cách tự quản lý, rèn luyện khả năng tổ chức và lập kế hoạch thời gian. Khi trẻ tự tay lập ra lịch học và xác định các nhiệm vụ cần hoàn thành, sẽ học được cách phân bổ thời gian hợp lý và ưu tiên những việc quan trọng. Dần dần sửa chữa tính trì hoãn.

Đứa trẻ lười biếng bỗng ngoan ngoãn, nhờ mẹ dùng 3 cách sửa chữa hay từ chuyên gia - 3

Không đặt tiêu chuẩn quá cao, chú ý đến tài năng riêng của con

Giáo sư Li Meijin kêu gọi bố mẹ hãy điều chỉnh tâm lý và nhìn nhận sự phát triển của con mình bằng thái độ bao dung và thấu hiểu hơn.

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, sự kiên nhẫn và lòng thông cảm là rất quan trọng. Thay vì so sánh trẻ với những bạn bè khác hoặc đặt ra những kỳ vọng quá cao, bố mẹ nên tập trung vào những khả năng và sở thích riêng. 

Không đặt tiêu chuẩn quá cao, chú ý đến tài năng riêng của con.

Không đặt tiêu chuẩn quá cao, chú ý đến tài năng riêng của con.

Đặt mục tiêu hợp lý và phù hợp với khả năng thực tế của trẻ là một yếu tố then chốt trong việc nuôi dưỡng sự tự tin. Bố mẹ cần cùng trẻ xác định những mục tiêu cụ thể mà trẻ có thể đạt được, từ đó tạo ra một lộ trình rõ ràng cho sự phát triển. 

Đồng thời, khuyến khích trẻ tỏa sáng ở những lĩnh vực giỏi sẽ giúp trẻ cảm thấy tự hào về bản thân. Khi trẻ nhận ra rằng mình có năng khiếu hoặc sở thích đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó, sẽ có xu hướng đầu tư nhiều thời gian và sự nỗ lực hơn. 

Hơn nữa, chú ý đến nỗ lực và sự tiến bộ của trẻ thay vì chỉ tập trung vào kết quả là một cách hiệu quả để xây dựng sự tự tin cho trẻ. Đứa trẻ lười biếng bỗng ngoan ngoãn, nhờ mẹ dùng 3 cách sửa chữa hay từ chuyên gia - 5

Trò chuyện sâu và chú ý đến nhu cầu tình cảm của trẻ

Những cuộc trò chuyện sâu giúp tăng cường sự kết nối giữa bố mẹ và con cái. Khi bố mẹ dành thời gian để lắng nghe và thảo luận về những vấn đề quan trọng đối với trẻ, điều này tạo ra một môi trường thân thiện và đáng tin cậy, nơi trẻ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc.

Sự lắng nghe này giúp xây dựng một mối quan hệ gắn bó và tin cậy. Trẻ sẽ cảm thấy mình được yêu thương và chấp nhận, từ đó tạo ra một môi trường an toàn để phát triển.

Trò chuyện sâu và chú ý đến nhu cầu tình cảm của trẻ.

Trò chuyện sâu và chú ý đến nhu cầu tình cảm của trẻ.

Khi trẻ bộc lộ tính trì hoãn, đừng vội phàn nàn, hãy kiên nhẫn hỏi lý do đằng sau và cùng nhau tìm ra giải pháp giải quyết.

Thông qua giao tiếp cảm xúc tích cực, sự tin tưởng, thấu hiểu sẽ được nâng cao, để trẻ cảm nhận được các thành viên trong gia đình luôn bên cạnh mình dù thành công hay thất bại, có thêm dũng khí đối mặt với thử thách và vượt qua sự trì hoãn.

Xu hướng trì hoãn của trẻ thường có những cơ chế tâm lý phức tạp và ảnh hưởng của môi trường gia đình ẩn chứa đằng sau nó.

Nếu bố mẹ buông bỏ một cách phù hợp, đặt ra những kỳ vọng hợp lý, chú ý đến giao tiếp hiệu quả, sẽ giúp trẻ thoát khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan của sự trì hoãn, từ đó thay đổi nhận thức, hình thành thói quen tích cực và sống có kế hoạch hơn.

Đứa trẻ lười biếng bỗng ngoan ngoãn, nhờ mẹ dùng 3 cách sửa chữa hay từ chuyên gia - 7

Trong 5 tình huống có đến 90% bố mẹ vô thức làm tổn thương con, nhưng không hề nhận ra
Lời nói của bố mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển tâm lý và tính cách của trẻ.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời