Đừng cho con “kẹo” ở tuổi cần kỷ luật, bỏ qua giai đoạn này trẻ sẽ khó thành tài

Thi Thi - Ngày 25/07/2024 09:41 AM (GMT+7)

Bố mẹ đặt ra các quy tắc phù hợp, sẽ nuôi dưỡng con hình thành tính cách, thói quen tốt.

Trên một diễn đàn về gia đình, nhiều phụ huynh than phiền rằng, “Con tôi luôn không vâng lời?” “Tôi đặt ra nhiều quy tắc nhưng con luôn không tuân theo?”

Trên thực tế, câu trả lời cho những câu hỏi này thường ẩn giấu trong những chi tiết chi tiết của cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ - độ tuổi cần “đặt ra các quy tắc”.

Một chuyên gia đề xuất bố mẹ nên áp dụng "Quy tắc và kẹo", tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra lại chứa đựng ý nghĩa sâu sắc. Có nghĩa là, đừng quá nuông trẻ trẻ trọng giai đoạn cần kỷ luật.

Nếu các quy tắc thể hiện trật tự, kỷ luật và trách nhiệm, đồng thời là quy chuẩn cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trong khi đó, “kẹo” chứa nhiều "đường" tượng trưng cho sự cám dỗ, thỏa mãn tức thời và ham mê.

Ở độ tuổi trẻ cần thiết lập ý thức về nội quy, nếu bố mẹ quá nuông chiều và cho trẻ mọi thứ như ý muốn, thì rất có thể trẻ sẽ nghiện sự ngọt ngào trước mặt mà quên mất mục tiêu, trách nhiệm lâu dài của mình.

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt cũng từng nói: “Với tính kỷ luật tự giác, mọi việc đều có thể xảy ra”.

Vậy khi nào là thời điểm nên đặt ra những quy tắc cho con?

Nhiều chuyên gia cho rằng, độ tuổi tốt nhất, gần tương ứng với thời thơ ấu đến mẫu giáo của trẻ, tức là từ khoảng 3 đến 6 tuổi.

Trong giai đoạn này, khả năng nhận thức và tự nhận thức của trẻ bắt đầu phát triển nhanh chóng. Trẻ học cách hiểu và tuân theo các quy tắc đơn giản, đồng thời dần dần hiểu được hậu quả từ hành động của mình.

Đừng cho con “kẹo” ở tuổi cần kỷ luật, bỏ qua giai đoạn này trẻ sẽ khó thành tài - 1

Có 3 lý do nên chọn thời kỳ này để thiết lập các quy tắc

Cơ sở hình thành tính cách

Tuổi thơ là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành tính cách. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu hình thành sự tự nhận thức và các giá trị.

Thông qua sự hướng dẫn của các quy tắc, trẻ có thể được giúp đỡ hình thành những đặc điểm tính cách tích cực và lành mạnh, chẳng hạn như tính kỷ luật tự giác, tôn trọng người khác và tinh thần trách nhiệm.

Phát triển những thói quen tốt

Ở lứa tuổi mầm non, thói quen sinh hoạt, học tập, giao tiếp xã hội dần được hình thành.

Thông qua việc xây dựng và thực hiện nội quy, bố mẹ có thể giúp trẻ hình thành những thói quen tốt, tạo nền tảng vững chắc cho việc học tập và cuộc sống sau này.

Tuổi thơ là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành tính cách.

Tuổi thơ là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành tính cách.

Ngăn ngừa các vấn đề về hành vi

Tuổi thơ ấu cũng là giai đoạn nhạy cảm với sự xuất hiện của các vấn đề về hành vi. Nếu không có sự hướng dẫn hiệu quả trong giai đoạn này, trẻ có thể phát triển những hành vi cố ý, không vâng lời, hung hăng và các hành vi xấu khác.

Thông qua sự ràng buộc của các quy tắc, những hành vi xấu có thể được sửa chữa kịp thời, ngăn chặn chúng phát triển thành những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Đừng cho con “kẹo” ở tuổi cần kỷ luật, bỏ qua giai đoạn này trẻ sẽ khó thành tài - 3

Vậy làm thế nào để bố mẹ tránh bẫy "kẹo ngọt"?

Đặt ra các quy tắc rõ ràng

Thiết lập các quy tắc rõ ràng, đảm bảo trẻ hiểu ý nghĩa và hậu quả của chúng. Ví dụ, mẹ có thể quy định rằng trẻ hải hoàn thành một số nhiệm vụ học tập nhất định hàng ngày trước khi có thể chơi game hoặc xem TV.

Dẫn dắt bằng làm gương

Con cái chính là tấm gương phản chiếu của bố mẹ. Nếu muốn con tuân theo nội quy thì trước tiên bố mẹ phải tự mình thực hiện. Ví dụ, muốn con ít chơi game thì bố mẹ cũng nên hạn chế chơi game trên điện thoại, máy tính khi ở nhà.

Nên đặt quy tắc nuôi dưỡng trẻ từ khoảng 3 đến 6 tuổi.

Nên đặt quy tắc nuôi dưỡng trẻ từ khoảng 3 đến 6 tuổi.

Khen thưởng và hình phạt phù hợp

Khi trẻ tuân thủ nội quy thì cần khen thưởng, động viên kịp thời. Trường hợp, trẻ vi phạm nội quy cũng cần có những hình phạt thích đáng. Điều này giúp trẻ hiểu được mối liên hệ giữa các quy tắc và hậu quả.

Rèn luyện tinh thần tự giác

Khuyến khích trẻ tự lập kế hoạch và hoàn thành đúng thời hạn. Ví dụ, bố mẹ có thể để con tự sắp xếp thời gian học mỗi ngày, sau đó kiểm tra sự tiến bộ của con thường xuyên.

Giao tiếp và thấu hiểu

Duy trì giao tiếp tốt với trẻ và hiểu ý tưởng, nhu cầu. Điều này sẽ giúp bố mẹ phát triển tốt hơn các quy tắc phù hợp với tránh những xung đột không cần thiết.

Nhà văn nổi tiếng người Anh George Eliot từng nói: “Quy tắc là điều kiện đầu tiên của tự do”.

Bà tin rằng các quy tắc không phải là xiềng xích để kiềm chế trẻ, mà là nền tảng giúp chúng có được tự do thực sự. Bằng cách hiểu các quy tắc, trẻ mới có thể điều hướng xã hội tương lai một cách dễ dàng và tận hưởng sự tự do thực sự.

Duy trì giao tiếp tốt với trẻ và hiểu ý tưởng, nhu cầu.

Duy trì giao tiếp tốt với trẻ và hiểu ý tưởng, nhu cầu.

Đừng cho con “kẹo” ở tuổi cần kỷ luật, bỏ qua giai đoạn này trẻ sẽ khó thành tài - 6

Nghệ thuật cân bằng các quy tắc và "kẹo"

Giáo dục là một nghệ thuật cân bằng các quy tắc và "kẹo". Khi trẻ lớn lên, cần cung cấp đủ các quy tắc phù hợp, giúp trẻ hình thành thói quen ứng xử tốt và tinh thần trách nhiệm.

Đồng thời, bố mẹ cũng nên trao cho con một số “kẹo” thích hợp, tức là những lời động viên, khen thưởng để kích thích sự nhiệt tình, sáng tạo.

Bố mẹ cũng nên trao cho con lời động viên, khen thưởng để kích thích sự nhiệt tình, sáng tạo.

Bố mẹ cũng nên trao cho con lời động viên, khen thưởng để kích thích sự nhiệt tình, sáng tạo.

Tuy nhiên, đừng cho con quá nhiều “kẹo” ở độ tuổi “làm luật”. Bởi vì sự hài lòng ngắn hạn thường dẫn đến sự hối tiếc lâu dài. Và những đứa trẻ biết lớn lên trong khuôn khổ quy luật, sẽ có thể tiến xa hơn và vững vàng hơn trong tương lai.

Bố mẹ được xem là người thầy đầu tiên, có trách nhiệm hướng dẫn con từng bước trên đường đi. Đồng thời, cùng nhau tạo nên một môi trường phát triển đầy quy tắc và tình yêu thương, đây là nền tảng tốt để trẻ phát triển lành mạnh hơn.

Đừng cho con “kẹo” ở tuổi cần kỷ luật, bỏ qua giai đoạn này trẻ sẽ khó thành tài - 8

99% bố mẹ Việt không nhận ra 5 quan niệm sai lầm này, dễ dạy con thành trẻ hư
Phương pháp giáo dục chưa phù hợp của bố mẹ vô tình khiến trẻ phát triển tính cách xấu.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con