Đừng nói với con 5 câu này khi đang nóng giận, sẽ càng khiến con thành đứa trẻ khó dạy bảo

Thi Thi - Ngày 21/08/2023 10:58 AM (GMT+7)

Dưới đây là 5 câu bố mẹ nên tránh nói với con, đặc biệt trong lúc đang nóng giận.

Trẻ em đang trong quá trình phát triển, nên việc mắc phải một số sai lầm là điều tự nhiên. Đôi khi, việc mắc lỗi của trẻ khiến bố mẹ khó kiềm chế được cảm xúc mà nổi cơn nóng giận, quát mắng trẻ.

Các chuyên gia khuyên rằng, dù trong trường hợp nào bố mẹ cũng nên học cách kiểm soát tốt cảm xúc, giữ được sự bình tĩnh trong thái độ và lời nói. Bởi điều này có tác động đến quá trình trưởng thành và phát triển tính cách của trẻ. Dưới đây là 5 câu bố mẹ được khuyên nên tránh nói với con, đặc biệt trong lúc nóng giận.

Đừng nói với con 5 câu này khi đang nóng giận, sẽ càng khiến con thành đứa trẻ khó dạy bảo - 2

"Con phiền quá, để mẹ yên"

Khi bố mẹ bận rộn, hối hả hoặc thiếu kiên nhẫn, tâm trạng có thể không tốt và đôi khi giọng điệu cũng phản ánh điều đó, vô tình nói những câu như "Con phiền quá, để mẹ yên".

Câu nói này có thể hiểu đơn giản là bố mẹ đang cảm thấy căng thẳng và muốn có thời gian yên tĩnh một mình, không bị làm phiền bởi con. Tuy nhiên, cách diễn đạt này có thể gây hiểu lầm hoặc ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ.

Thay vì sử dụng cách diễn đạt trên, có thể thay đổi cách giao tiếp để tạo ra một môi trường tương tác tích cực. Ví dụ, bố mẹ có thể nói với con một cách nhẹ nhàng: "Bố mẹ đang rất bận, con hãy chờ một chút nhé! hay "Bố mẹ đang cảm thấy mệt và cần một chút thời gian để nghỉ ngơi, con có thể tự chơi không?" 

Bằng cách này, bố mẹ không chỉ truyền đạt thông điệp về việc cần nghỉ ngơi, mà còn khuyến khích con học cách tự lập, tôn trọng nhu cầu riêng của người khác. 

Điều quan trọng là thiết lập một giao tiếp rõ ràng và chắc chắn với con, để trẻ hiểu rõ tình hình, từ đó tạo ra một môi trường giao tiếp yêu thương, hỗ trợ cho cả bố mẹ và con.

Đừng nói với con 5 câu này khi đang nóng giận, sẽ càng khiến con thành đứa trẻ khó dạy bảo - 3

Đừng nói với con 5 câu này khi đang nóng giận, sẽ càng khiến con thành đứa trẻ khó dạy bảo - 4

"Sao con ngốc thế!"

Khi trẻ mắc lỗi hoặc làm đổ vật gì đó, một số bà mẹ khó giữ được bình tĩnh mà trực tiếp quát mắng "Sao con ngốc thế!", "Sao con chạm vào cái gì cũng bị hỏng". Cách diễn đạt này có thể gây tổn thương trong tâm lý của trẻ.

Các chuyên gia khuyên rằng, trong tình huống này bố mẹ nên trò chuyện với con mang tính xây dựng, ví dụ:

"Không sao, chúng hãy cùng nhau tìm hiểu cách làm đúng, được không?"

"Mẹ nghĩ con cần giúp đỡ, mẹ tin rằng con có thể học và cải thiện lần tới". 

Cách diễn đạt này tập trung vào việc giải thích lý do và đề xuất sự hỗ trợ, khuyến khích trẻ nhận thấy rằng lỗi lầm không phải là thất bại và có thể học hỏi để sửa chữa trong lần tới.

Đồng thời, điêu này cho thấy bố mẹ sẵn sàng đưa cho trẻ một cơ hội hợp tác giữa bố mẹ và con, để tìm ra giải pháp và phát triển kỹ năng. Quan trọng là bố mẹ chú ý thiết lập cách giao tiếp yêu thương, khuyến khích và xây dựng với trẻ. 

Đừng nói với con 5 câu này khi đang nóng giận, sẽ càng khiến con thành đứa trẻ khó dạy bảo - 5

Đừng nói với con 5 câu này khi đang nóng giận, sẽ càng khiến con thành đứa trẻ khó dạy bảo - 6

"Nín khóc ngay!"

Việc khóc là một phần tự nhiên của sự phát triển cảm xúc của trẻ. Trẻ con cần được cho phép thể hiện cảm xúc của mình, bao gồm cả khóc. Nếu bố mẹ nói "Nín khóc ngay!", có thể làm cho trẻ cảm thấy rằng cảm xúc của mình không được chấp nhận và không quan trọng.

Khi bố mẹ yêu cầu trẻ ngừng khóc ngay lập tức, điều này có thể tạo ra áp lực và căng thẳng, trẻ cảm thấy bị ép buộc phải kiềm chế cảm xúc của mình mà không được hiểu và chia sẻ. Đồng thời, bố mẹ có thể ngăn cản trẻ học cách xử lý và biểu đạt cảm xúc một cách lành mạnh.

Thay vì sử dụng câu "Nín khóc ngay!", bố mẹ có thể áp dụng các cách sau đây để tương tác khi trẻ khóc:

Tiếp thu và lắng nghe cảm xúc của trẻ: Hãy tạo điều kiện để trẻ có thể chia sẻ và biểu đạt cảm xúc của mình một cách tự do. Bằng việc lắng nghe những gì trẻ muốn nói và thể hiện sự quan tâm đối với trạng thái tâm lý của trẻ.

Cung cấp sự an ủi và hỗ trợ: Bằng cách ôm, vuốt má hoặc giữ tay trẻ, mẹ có thể truyền đạt sự ấm áp và an ủi cho con. Hãy cho trẻ biết rằng bố mẹ luôn ở bên cạnh và giúp đỡ con vượt qua những khó khăn.

Thể hiện sự quan tâm, lắng nghe để hiểu rõ cảm xúc của trẻ: Hãy hỏi về lý do khiến con cảm thấy buồn, tức giận hoặc lo lắng. Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân, bố mẹ có thể đồng cảm và giúp trẻ tìm cách xử lý cảm xúc một cách hiệu quả hơn.

Dạy trẻ cách xử lý cảm xúc lành mạnh: Hãy trang bị cho trẻ các kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc. Ví dụ, hướng dẫn trẻ cách diễn đạt cảm xúc bằng cách nói chuyện, viết nhật ký hoặc vẽ tranh. Bố mẹ cũng có thể giúp trẻ hình thành các kỹ năng tự quản lý cảm xúc như trò chuyện với bạn bè hoặc tham gia các hoạt động thể chất để giải tỏa căng thẳng.

Đừng nói với con 5 câu này khi đang nóng giận, sẽ càng khiến con thành đứa trẻ khó dạy bảo - 7

Đừng nói với con 5 câu này khi đang nóng giận, sẽ càng khiến con thành đứa trẻ khó dạy bảo - 8

"Con làm anh/chị mà lúc nào cũng thua kém em vậy?"

Việc tìm cho trẻ một hình mẫu tốt để cố gắng là điều đáng khuyến khích, nhưng nếu bố mẹ liên tục so sánh con với người khác, có thể khiến trẻ dễ phản kháng và cảm thấy bị áp đặt. Việc thường xuyên bị so sánh, có thể khiến trẻ suy giảm lòng tự tin và cảm thấy bản thân không đáng yêu. 

Mỗi đứa trẻ là cá nhân độc lập và có những phẩm chất riêng biệt. Các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên quan sát và nhìn nhận ra khả năng của con, để có phương pháp nuôi dưỡng phù hợp, thay vì tạo ra áp lực, ép con phải cố gắng để đạt được mục đích như người khác.

Trong trường hợp này, bố mẹ có thể nói: "Em con chơi piano rất giỏi, con cũng đánh guita rất hay, mẹ tự vào về cả hai, nhưng nếu có thể hãy cùng học chơi piano với em nhé!"

Bằng cách này, bố mẹ khuyến khích trẻ học hỏi từ người khác mà không so sánh tiêu cực, cũng như đề cao sự đa dạng về tài năng riêng của trẻ.

Đừng nói với con 5 câu này khi đang nóng giận, sẽ càng khiến con thành đứa trẻ khó dạy bảo - 9

Đừng nói với con 5 câu này khi đang nóng giận, sẽ càng khiến con thành đứa trẻ khó dạy bảo - 10

"Không chơi nữa, đi tắm ngay!"

Khi bố mẹ yêu cầu trẻ làm một công việc nào đó, và trẻ đang chơi nên không muốn dừng lại, nên thường sẽ làm chậm, hay không nghe theo lời bố mẹ.

Nhiều phụ huynh sẽ ra lệnh hay ép buộc trẻ như, "Không chơi nữa, đi tắm ngay!" "Mẹ nói nghỉ chơi ngay, con không nghe à". Cách nói đột ngột này có thể khiến trẻ cảm thấy bối rối và không hiểu tại sao lại bị cấm chơi. Trẻ cũng cảm thấy bị hạn chế, không được tự do trong việc thể hiện sự sáng tạo và khám phá thế giới xung quanh.

Thực tế, sự tiếp cận tốt nhất vẫn là nói với trẻ một cách hòa nhã, điều này thường mang lại hiệu quả tốt. Thay vì quát mắng trẻ và không giải thích, bố mẹ cũng có thể thực hiện các bước sau:

Giải thích lý do: Hãy giải thích cho trẻ về lý do tại sao cần dừng chơi. Ví dụ: "Con ơi, chúng ta cần dừng chơi bây giờ vì đã tới giờ đi ngủ" hoặc "Chúng ta cần dừng chơi để chuẩn bị bữa ăn tối".

Đề xuất kế hoạch tiếp theo: Thay vì chỉ cấm chơi, hãy đề xuất một hoạt động khác để trẻ chuyển đổi. Ví dụ: "Sau khi dừng chơi, chúng ta có thể cùng nhau đọc một cuốn sách hay".

Lắng nghe và thương lượng: Hãy lắng nghe ý muốn của trẻ, thương lượng và tìm ra giải pháp phù hợp để cả hai bên đều hài lòng.

Đừng nói với con 5 câu này khi đang nóng giận, sẽ càng khiến con thành đứa trẻ khó dạy bảo - 11

3 cách ít tốn kém nhất giúp trẻ học đâu nhớ đó, rèn luyện trí nhớ cho năm học mới
Các chuyên gia gợi ý bố mẹ có thể áp dụng những cách sau đây, giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ tốt hơn.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con