Trẻ có 3 triệu chứng tưởng là ốm, nhưng được xem bình thường, mẹ đừng vội lo lắng

Thi Thi - Ngày 19/08/2023 07:50 AM (GMT+7)

Dưới đây là 3 triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh, có thể bố mẹ nghĩ con đang ốm, nhưng theo các chuyên gia đây được xem là điều bình thường.

Bố mẹ nào cũng luôn lo lắng về sức khỏe và sự phát triển của con, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Bởi đây là đoạn này đánh dấu sự khởi đầu của cuộc sống mới của trẻ, và đòi hỏi sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ phía bố mẹ.

Trẻ sơ sinh cần môi trường an toàn và sự chăm sóc đúng cách để phát triển một cách khỏe mạnh. Mỗi dấu hiệu nhỏ cũng có thể khiến bố mẹ lo lắng, muốn đảm bảo rằng bé đang có tình trạng sức khỏe tốt nhất.

Thậm chí, nhiều phụ huynh lo lắng về việc trẻ có đủ sữa, phát triển đúng chu kỳ ngủ, hay có triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh đang trong quá trình phát triển, cơ thể đôi khi sẽ có một số phản ứng khác lạ theo thay đổi của môi trường, bố mẹ không nên quá lo lắng, đặc biệt hạn chế việc tự ý cho trẻ uống thuốc mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.

Dưới đây là 3 triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh, có thể bố mẹ nghĩ con đang ốm, nhưng theo các chuyên gia đây được xem là điều bình thường trong quá trình lớn lên của con. Bố mẹ nên cập nhật nhằm có phương pháp nuôi dưỡng phù hợp.

Trẻ có 3 triệu chứng tưởng là ốm, nhưng được xem bình thường, mẹ đừng vội lo lắng - 2

Trẻ có 3 triệu chứng tưởng là ốm, nhưng được xem bình thường, mẹ đừng vội lo lắng

Trẻ bị ghèn mắt

Ghèn mắt là một quá trình sinh lý tự nhiên xảy ra khi mắt nghỉ ngơi, và đây là một phản ứng bình thường của cơ thể. Khi mắt không hoạt động trong thời gian dài, chất lỏng được tiết ra để giữ cho mắt ẩm. Tuy nhiên, do mắt không di chuyển trong khi ngủ, chất lỏng này dần trở nên đặc và tích tụ, và cuối cùng được đẩy ra khỏi góc mắt, tạo thành hiện tượng ghèn mắt. Do đó, việc mắt trẻ sơ sinh bị ghèn là một biểu hiện hoàn toàn bình thường và tự nhiên.

Thông thường, ghèn mắt không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của bé và không cần phải lo lắng quá mức. Đây chỉ là một quá trình tự nhiên trong quá trình phát triển mắt của trẻ. Thường thì ghèn mắt sẽ tự giảm đi và biến mất khi mắt bé bắt đầu hoạt động và di chuyển thường xuyên hơn.

Khi trẻ khóc cũng là một cách tự nhiên để bé làm sạch mắt và giúp thông thoáng đường lệ. Qua thời gian, tình trạng này thường tự giải quyết mà không cần can thiệp y tế đặc biệt.

Ghèn mắt là một quá trình sinh lý tự nhiên xảy ra khi mắt nghỉ ngơi, và đây là một phản ứng bình thường của cơ thể.

Ghèn mắt là một quá trình sinh lý tự nhiên xảy ra khi mắt nghỉ ngơi, và đây là một phản ứng bình thường của cơ thể.

Trẻ hắt hơi

Trẻ hắt hơi giúp làm sạch dịch nhầy, bụi bẩn tích tụ trong mũi. Nếu trẻ hắt hơi mà không có các triệu chứng bệnh khác như quấy khóc, mất sữa, sốt hay từ chối bú, thì được xem là hiện tượng bình thường.

Nhiều trường hợp bụi hoặc một vật gì đó khó chịu trong mũi, gây kích ứng và khiến khoang mũi trẻ nhạy cảm. Do đó, tốt nhất là bố mẹ đưa bé đến một nơi sạch sẽ hơn để giúp bé thoát khỏi tình trạng này, hay vệ sinh mũi sạch sẽ thay vì tự ý cho bé uống thuốc.

Nếu trẻ hắt hơi thường xuyên kèm theo các biểu hiện khác như nghẹt mũi, sổ mũi, sốt,... thì hãy đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về đường hô hấp.

Nghẹt mũi và chảy nước mũi

Người lớn khi bị cảm lạnh hoặc viêm xoang thường gặp tình trạng ngạt mũi và sổ mũi nhiều. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh lại khác biệt. Khoang mũi của trẻ rất ngắn và nhỏ, chất nhầy nhiều, do đó trẻ không thể tự làm sạch mũi.

Điều này dẫn đến việc trẻ không thể hít thở và hấp thụ không khí, cũng như bụi bẩn có thể gây kích ứng. Do đó, trẻ có thể phát ra tiếng khò khè và nếu không được làm sạch kịp thời, lỗ mũi của bé có thể bị tắc.

Nếu trẻ chỉ có triệu chứng nghẹt mũi mà không có các dấu hiệu bệnh khác, chưa hẳn trẻ đã mắc bệnh. Trong trường hợp này, điều quan trọng mà bố mẹ cần làm là vệ sinh lỗ mũi cho con bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch muối với ống hút mũi. Bố mẹ có thể hỏi ý kiến chuyên gia, bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về cách làm sạch mũi cho trẻ.

Nếu trẻ hắt hơi mà không có các triệu chứng bệnh khác như quấy khóc, mất sữa, sốt hay từ chối bú, thì được xem là hiện tượng bình thường.

Nếu trẻ hắt hơi mà không có các triệu chứng bệnh khác như quấy khóc, mất sữa, sốt hay từ chối bú, thì được xem là hiện tượng bình thường.

Với những trường hợp trên, nếu bố mẹ có bất kỳ lo lắng hay thắc mắc nào về sức khỏe của con, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, nhằm hiểu rõ hơn về tình trạng đó và xác định liệu có cần thăm khám hoặc điều trị bổ sung hay không.

Các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ không nên tự ý áp dụng thuốc hay các biện pháp điều trị mà không có hướng dẫn từ chuyên gia y tế. Hãy lắng nghe và tuân thủ theo lời khuyên từ các chuyên gia để đảm bảo sự an tâm và sức khỏe tốt nhất cho trẻ.

Trẻ có 3 triệu chứng tưởng là ốm, nhưng được xem bình thường, mẹ đừng vội lo lắng - 5

Những cách chăm sóc giúp trẻ tăng đề kháng, luôn khỏe mạnh

Để nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh để đảm bảo sức khỏe và phát triển tốt, dưới đây là một số cách quan trọng.

Trẻ có 3 triệu chứng tưởng là ốm, nhưng được xem bình thường, mẹ đừng vội lo lắng - 6

Cho con bú sữa mẹ

Sữa mẹ chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ trẻ khỏi các bệnh tật.

Bên cạnh đó, việc cho con bú sữa mẹ còn tạo ra một liên kết đặc biệt giữa mẹ và trẻ, giúp tăng cường mối quan hệ tình cảm và sự an ủi. Ngoài ra, việc cho con bú cũng giúp kích thích sự phát triển toàn diện của hệ thần kinh và cơ bắp của bé.

Đảm bảo vệ sinh

Đảm bảo vệ sinh cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng để bảo vệ con khỏi các bệnh tật và duy trì sức khỏe tốt. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản về vệ sinh cho trẻ sơ sinh.

Rửa tay: Trước khi tiếp xúc với trẻ, hãy luôn rửa tay sạch bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn và lây nhiễm cho trẻ.

Thay tã đúng cách: Mẹ nên thay tã thường xuyên để giữ cho vùng da của bé khô ráo và sạch sẽ. Lau sạch khu vực tiếp xúc với nước ấm và bông tã mềm, sau đó thoa kem chống hăm nếu cần thiết.

Tắm bé: Tắm bé hàng ngày hoặc theo lịch trình của gia đình. Sử dụng nước ấm và sữa tắm dịu nhẹ. Lưu ý không để bé trong nước quá lâu và hạn chế việc sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh mẽ trên da mỏng manh của bé.

Đảm bảo vệ sinh cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng để bảo vệ con khỏi các bệnh tật và duy trì sức khỏe tốt.

Đảm bảo vệ sinh cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng để bảo vệ con khỏi các bệnh tật và duy trì sức khỏe tốt.

Chăm sóc da: Làm sạch da mặt và vùng da nhạy cảm thường xuyên bằng nước và bông tã mềm. Hãy kiểm tra và chăm sóc kỹ vùng da dưới cánh tay, mông và cổ bé để ngăn ngừa hăm tã và chàm.

Vệ sinh đồ dùng: Rửa sạch và khử trùng các đồ dùng như núm vú, bình sữa, chén, thìa trước khi sử dụng. Hãy đảm bảo rằng các bề mặt tiếp xúc với bé đều sạch và không có vi khuẩn gây bệnh.

Quần áo và chăn mền: Giặt quần áo và chăn mền của bé bằng nước ấm và xà phòng nhẹ. Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa mạnh mẽ hoặc chất tạo mùi phụ gia để tránh làm kích ứng da nhạy cảm của bé.

Vệ sinh môi trường sóng: Giữ môi trường xung quanh bé sạch sẽ bằng cách lau chùi các bề mặt, như cũi, ghế xe, và đồ chơi, bằng dung dịch khử trùng an toàn. Đảm bảo không có côn trùng hoặc động vật gây hại gần bé.

Cho trẻ sơ sinh nghỉ ngơi đủ

Trẻ cần có giấc ngủ đủ và thường xuyên để phát triển một cách toàn diện. Bố mẹ nên tạo ra một môi trường yên tĩnh và yên bình để bé có thể dễ dàng vào giấc ngủ. Tắt âm thanh và ánh sáng mạnh, hạn chế các hoạt động kích thích trước khi bé đi ngủ.

Theo dõi sự phát triển và tư vấn y tế định kỳ

Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, vận động và sự phát triển toàn diện.

Những cuộc kiểm tra này thường diễn ra theo một lịch trình được khuyến nghị, chẳng hạn như sau sinh, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm, và sau đó theo lịch trình hàng năm.

Bố mẹ cũng nên đảm bảo trẻ được tiêm phòng đầy đủ theo lịch trình được khuyến nghị. Tiêm phòng giúp bảo vệ bé khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể ngăn ngừa các biến chứng tiềm năng.

Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, vận động và sự phát triển toàn diện.

Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, vận động và sự phát triển toàn diện.

Trẻ sơ sinh có những dấu hiệu này nguy cơ chậm phát triển, can thiệp càng sớm trí thông minh tăng càng nhanh
Nếu nhận thấy trẻ bộc lộ một số đặc điểm chậm phát triển, bố mẹ nên thay đổi phương pháp nuôi dưỡng kịp thời.

Dạy con 0-6 tháng

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 0-6 tháng