Giáo sư Đại học Thanh Hoa: Trẻ có 5 đặc điểm chứng tỏ EQ cao, tỉ lệ thành công thường vượt trội so với những trẻ khác

Kiều Trang - Ngày 16/03/2024 10:59 AM (GMT+7)

Trẻ có EQ cao dễ đạt được thành công hơn so với những đứa trẻ còn lại.

Thực tế ngày nay, nhiều bậc bố mẹ ngày càng chú trọng đến việc nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho con trẻ. Điều này là quan trọng, vì một số người thành công trong cuộc sống được cho là có khả năng quản lý cảm xúc tốt hơn so với người khác. Có một số ưu điểm khiến việc phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ trở nên rất cần thiết.

Theo giáo sư Đại học Thanh Hoa, trí tuệ cảm xúc không chỉ là một biểu hiện của trí thông minh mà còn là sự thể hiện của nhiều khả năng khác nhau. Điều này có nghĩa là trẻ có trí tuệ cảm xúc cao có thể có nhiều khía cạnh khác nhau về khả năng của mình, giúp trẻ dễ dàng thành công hơn.

Vậy nên nếu bố mẹ quan sát thấy đứa trẻ của mình bộc lộ những đặc điểm dưới đây, đó có thể là dấu hiệu cho thấy con sở hữu trí tuệ cảm xúc cao, bố mẹ đừng vội bỏ qua mà hãy hỗ trợ con phát triển tối ưu chỉ số EQ này.

Giáo sư Đại học Thanh Hoa: Trẻ có 5 đặc điểm chứng tỏ EQ cao, tỉ lệ thành công thường vượt trội so với những trẻ khác - 1

5 biểu hiện của trẻ có EQ cao

Cảm xúc luôn trong trạng thái ổn định

Cảm xúc liên quan trực tiếp đến hoàn cảnh sống của mỗi người, nhiều người chỉ vì một điều nhỏ nhặt mà không thể kiềm chế được cảm xúc, dẫn đến những ảnh hưởng và hậu quả rất lớn đến cuộc sống.

Những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao thường có khả năng quản lý, điều tiết cảm xúc tốt, luôn giữ cho mình trạng thái tâm lý ổn định dù đang ở trong bất kỳ tình huống hay thời điểm nào. Điều này giúp cho trẻ có thể đưa ra những đánh giá hợp lý và quyết định đúng đắn nhất.

Những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao thường có khả năng quản lý, điều tiết cảm xúc tốt.

Những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao thường có khả năng quản lý, điều tiết cảm xúc tốt.

Tính chủ động cao

Trong quá trình nuôi dạy con, nhiều bậc bố mẹ mong muốn đứa trẻ của mình sẽ có tính chủ động hơn trong công việc và học tập. Khi được người lớn giao nhiệm vụ, con sẽ không trì hoãn mà hoàn thành nó càng sớm càng tốt, không đợi bố mẹ phải nhắc nhở hay la mắng.

Sự thật thì đây là một đức tính của những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao. Khi gặp nhiệm vụ khó, sẽ không tìm cách tránh né mà bình tĩnh tìm phương pháp giải quyết, khi gặp thất bại trẻ cũng sẽ không dễ dàng bỏ cuộc mà sẽ chủ động tìm cách khắc phục vấn đề và đối diện với thách thức bằng một thái độ tích cực, lạc quan nhất.

Tầm nhìn rộng

Những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao thường "nhìn xa trông rộng", không chỉ tập trung vào những lợi ích ngay lập tức trước mắt. Điều này cũng một phần phản ánh tính cách trẻ, con rất giỏi trong việc đặt ra mục tiêu cho bản thân và sẽ nỗ lực để đạt được điều đó, thậm chí là phải từ bỏ một số lợi ích nhỏ để đạt được điều lớn lao hơn trong tương lai.

Có tính đồng cảm mạnh mẽ

Trẻ có trí tuệ cảm xúc cao thường rất giỏi trong việc quan sát cảm xúc của người khác, vì thế mà trẻ có thể chia sẻ và thể hiện sự nhạy bén, tôn trọng cần thiết khi giao tiếp. 

Tính cách hoà đồng, thân thiện và gần gũi này giúp cho trẻ nhận được rất nhiều sự quan tâm và yêu mến từ mọi người xung quanh, từ đó có thể xây dựng được những mối quan hệ xã hội tốt và nhận được sự hỗ trợ trong các tình huống khó khăn.

Trẻ có trí tuệ cảm xúc cao thường rất giỏi trong việc quan sát cảm xúc của người khác.

Trẻ có trí tuệ cảm xúc cao thường rất giỏi trong việc quan sát cảm xúc của người khác.

Có khả năng tự nhận thức tốt

Trẻ có trí tuệ cảm xúc cao luôn hiểu và đánh giá đúng về bản thân, trẻ sẽ không tự tin một cách mù quáng hay tự ti quá mức. Điều này giúp trẻ có nhiều cơ hội thành công hơn trong cuộc sống.

Ngược lại, có một số trẻ luôn thể hiện sự tự tin một cách mù quáng nhưng thực sự thì bản thân không có đủ năng lực, trong khi đó, có những trẻ lại tỏ ra tự ti và không dám thử sức dù biết mình có khả năng. Cả hai kiểu trẻ này thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thành tựu sau khi lớn.

Giáo sư Đại học Thanh Hoa: Trẻ có 5 đặc điểm chứng tỏ EQ cao, tỉ lệ thành công thường vượt trội so với những trẻ khác - 4

Làm thế nào để bố mẹ có thể nuôi dạy những đứa trẻ có EQ cao?

Hướng dẫn con cách đối mặt với những cảm xúc tiêu cực

Điều này bao gồm việc khuyến khích trẻ thể hiện và thảo luận về cảm xúc của mình một cách tự nhiên, không cảm thấy xấu hổ hay sợ hãi khi nói về những cảm xúc tiêu cực.

Bố mẹ cũng nên tạo điều kiện cho con thoải mái khi chia sẻ và mở lòng về những suy nghĩ hay cảm xúc của mình. Đồng thời, hướng dẫn con cách xử lý và giải quyết những cảm xúc tiêu cực một cách lành mạnh, hiệu quả, thay vì kìm nén hoặc tự gánh vác một mình.

Bằng cách này, trẻ sẽ phát triển khả năng tự quản lý cảm xúc của mình một cách có ý thức và làm chủ được cuộc sống của mình từ những giai đoạn sớm nhất.

Bố mẹ cũng nên tạo điều kiện cho con cảm thấy thoải mái khi chia sẻ và mở lòng về những suy nghĩ hay cảm xúc của mình.

Bố mẹ cũng nên tạo điều kiện cho con cảm thấy thoải mái khi chia sẻ và mở lòng về những suy nghĩ hay cảm xúc của mình.

Thứ hai, nâng cao sự tự tin của trẻ

Nhiều trẻ em thường thiếu sự tự tin trong cuộc sống, điều này xuất phát từ sự giáo dục của gia đình. Một số bố mẹ có thói quen luôn chê bai con, vì nghĩ rằng cách nuôi dạy này sẽ giúp kích thích sức mạnh bên trong trẻ.

Tuy nhiên, những đứa trẻ được giáo dục theo kiểu chê bai chắc chắn sẽ dễ hình thành lòng tự trọng thấp, từ đó tỏ ra tự ti và đánh giá sai về bản thân. Nếu muốn giúp con tránh xa lòng tự trọng thấp, bố mẹ phải học cách khen ngợi con và giúp con phát triển điểm mạnh của bản thân.

Các nhà tâm lý học nhận định rằng, những đứa trẻ tự tin có xu hướng đạt được nhiều thành tựu khi trưởng thành.

Khuyến khích con kết bạn nhiều hơn

Mối quan hệ xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng xã hội và trí tuệ cảm xúc của trẻ. Bằng cách này, trẻ sẽ học được cách tương tác, hòa đồng khi làm việc nhóm, những kỹ năng mà con sẽ áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Bố mẹ cũng có thể tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội, như câu lạc bộ, trại hè hoặc các lớp học ngoại khóa, để giúp con mở rộng mạng lưới bạn bè và học hỏi từ các mối quan hệ khác nhau. Từ đó, trẻ sẽ phát triển khả năng giao tiếp, xử lý mối quan hệ xã hội một cách tự tin và thành công.

Mối quan hệ xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng xã hội và trí tuệ cảm xúc của trẻ.

Mối quan hệ xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng xã hội và trí tuệ cảm xúc của trẻ.

Rèn luyện tính tự lập cho trẻ

Tính tự lập cũng liên quan chặt chẽ đến chỉ số EQ của trẻ. Trau dồi tính tự lập sẽ giúp trẻ phát triển khả năng đánh giá một cách đúng đắn, không bị ảnh hưởng bởi sự áp đặt của đám đông hoặc quan điểm của người khác.

Nhiều bậc bố mẹ ngày nay thường chiều chuộng con cái, điều này có thể làm giảm tính tự lập của trẻ. Hãy tự hỏi liệu bản thân có là một trong những kiểu bố mẹ như vậy không? Nếu có, hãy bắt đầu thay đổi ngay từ bây giờ để giúp con phát triển khả năng tự lập và tự đưa ra quyết định.

Giáo sư Đại học Thanh Hoa: Trẻ có 5 đặc điểm chứng tỏ EQ cao, tỉ lệ thành công thường vượt trội so với những trẻ khác - 8

Dạy đức tính này sớm trẻ tăng EQ nhanh, lớn lên được mọi người yêu quý
Những đứa trẻ có EQ cao thường tự kiểm soát cảm xúc tốt, dễ dàng đồng cảm, chia sẻ với người khác.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tiểu học