Những đứa trẻ có EQ cao thường tự kiểm soát cảm xúc tốt, dễ dàng đồng cảm, chia sẻ với người khác.
Hầu hết bố mẹ nào cũng luôn mong con mình giỏi giang về mọi mặt cả IQ, EQ cao, ngoại hình ưa nhìn chiều cao lý tưởng.
Trong đó, chỉ số EQ rất quan trọng, những đứa trẻ có EQ cao thường tự kiểm soát cảm xúc tốt, dễ dàng đồng cảm, chia sẻ với người khác và biết ccahs kìm nén được cơn giận… Tất cả những điều này có tác động đến sự phát triển của trẻ bây giờ và cả tương lai sau này.
Nếu như IQ học được ở sách vở và trường lớp, thì chỉ số EQ được rèn luyện thông qua cuộc sống. Các chuyên gia tâm lý gợi ý những cách hay để trau dồi cảm xúc trí tuệ cho con.
Rèn luyện cho trẻ tính lịch sự và biết ơn
Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của các bé.
Chính vì vậy, ngay từ giai đoạn mầm non, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất. Trong đó tính lịch sự và biết ơn được các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên dạy con càng sớm càng tốt.
Thực tế, hầu hết chúng ta đều thích những đứa trẻ biết chủ động chào hỏi, nhìn thấy người quen chủ động chào hỏi và cảm ơn những nỗ lực của người khác. Lâu dần trẻ hình thành khả năng giao tiếp tốt, tính cách tự tin và phản xạ tốt. Đây là yếu tố cần có ở trẻ có trí tuệ cảm xúc cao.
Tính lịch sự và biết ơn được các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên dạy con càng sớm càng tốt.
Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc để bé"ứng phó" những sự thay đổi trong tương lai và dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống.
Muốn nuôi dạy một đứa trẻ có EQ cao, thì việc hướng dẫn của bố mẹ là vô cùng cần thiết. Khi ở nhà, nếu trẻ chủ động giú rửa bát và lau sàn nhà như một “người giúp việc”, hãy nhớ nói “cảm ơn” với con. Hay khi ra ngoài, hãy dạy trẻ biết "cảm ơn" người khác.
Khuyến khích trẻ lạc quan, tự tin
Thực tế, khi đã được hình thành một hệ thống tư duy hoàn thiện, trẻ sẽ biết so sánh, buồn, chán. Tuy nhiên, trong quá trình trưởng thành nếu tình trạng đó xảy ra trong thời gian dài và liên tục, tâm lý của trẻ sẽ ảnh hưởng. Từ đó, tác động không tốt tới tư duy, cũng như việc học và các mối quan hệ khác.
Vì vậy, theo các chuyên gia, rèn luyện cho trẻ lối suy nghĩ lạc quan, tích cực là một việc bố mẹ nên làm ngay từ khi con còn nhỏ. Trẻ lớn lên với suy nghĩ lạc quan, tích cực sẽ luôn sẵn sàng vượt qua mọi thử thách.
Thái độ sống tích cực không phải tính cách mà đó là sự rèn luyện từ khi còn nhỏ. Cách giáo dục của bố mẹ sẽ góp phần định hình tính cách của trẻ sau này.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy, phần lớn những đứa trẻ cởi mở và có suy nghĩ tích cực sẽ luôn thu hút được nhiều bạn bè hơn, gây thiện cảm đối với người đối diện. Trong khi đó, những trẻ trầm tĩnh, có suy nghĩ tiêu cực có xu hướng đẩy lùi các mối quan hệ, không muốn giao du nhiều với các bạn cùng lứa.
Bố mẹ có thể rèn luyện tính lạc quan, tích cực cho trẻ thông qua những hoạt động thường ngày. Khi trẻ hoàn thành một việc gì đó và muốn khoe với mẹ, đừng chỉ nhìn chằm chằm vào những thiếu sót mà hãy cố gắng tìm chỗ tốt để khen ngợi trẻ.
Trẻ lớn lên với suy nghĩ lạc quan, tích cực sẽ luôn sẵn sàng vượt qua mọi thử thách.
Dạy trẻ dám nhận lỗi
Không có đứa trẻ nào không mắc lỗi, nhưng nhiều trẻ không biết hoặc không dám thừa nhận lỗi của mình. Tâm lý của trẻ là luôn sợ sệt và muốn giấu những lỗi mà mình gây ra.
Vì vậy, điều quan trọng bố mẹ phải thật khéo léo và kiên nhẫn để tập cho con dũng cảm cảm biết nhận lỗi của mình và có thể chủ động sửa chữa.
Trẻ cần được giáo dục về hành vi, hiểu về điều đúng sai trong cuộc sống hàng ngày, biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi, từ đó giúp trẻ hình thành được những phản xạ tự nhiên, có thái độ đúng đắn hơn .
Khi trẻ biết dũng cảm nhận lỗi và xin lỗi sẽ giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, gắn kết mọi người xung quanh với nhau.
Đồng thời, việc dạy trẻ thể hiện sự chân thành khi xin lỗi bằng cách nhìn thẳng vào người đối diện và nói lời xin lỗi chân thành từ trái tim. Điều này sẽ giúp đề cao lời xin lỗi và hạn chế mắc sai lầm về sau.
Khuyến khích trẻ tự lập
Tính tự lập giúp trẻ trở nên chín chắn, trưởng thành hơn, trẻ cũng sẽ làm việc cẩn thận hơn, đem lại kết quả tốt nhất. Đặc biệt, khi xa khỏi vòng tay bố mẹ, có tính tự lập giúp trẻ có thể tự chăm sóc cho bản thân một cách tốt nhất.
Trong cuộc sống nếu trẻ không tự mình làm được gì, luôn dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội và đặc biệt là sẽ cảm thấy bản thân vô dụng. Từ đó sẽ thấy cuộc sống trở nên nhàm chán và vô nghĩa.
Tính tự lập giúp trẻ trở nên chín chắn, trưởng thành hơn, trẻ cũng sẽ làm việc cẩn thận hơn, đem lại kết quả tốt nhất.
Để con cái tự lập, trước tiên bố mẹ phải học cách không quán xuyến mọi việc, dưới sự cưng chiều quá mức của người nhà, sẽ khó có thể nuôi dưỡng được những đứa trẻ có EQ cao.
Rèn luyện tính tự lập cho trẻ có thể bắt đầu từ những việc nhỏ trong cuộc sống như dần dần để trẻ tự ăn, tự mặc quần áo, tự đánh răng, rửa mặt để trẻ hiểu rằng cần phải tự làm mọi việc.
Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều là một tờ giấy trắng, để nuôi dưỡng một đứa trẻ có EQ cao, việc giáo dục đúng đắn từ bố mẹ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến tính cách, hành vi, sự thành công trong sự nghiệp của con về sau.