Có 3 thời kỳ quan trọng trẻ thay đổi tính cách, bố mẹ cần nắm bắt để hiểu con hơn.
Nhiều bậc bố mẹ cho biết, con mình lúc nhỏ dễ giao tiếp và kỷ luật, nhưng khi lớn lên, ngày càng xa cách và bắt đầu không vâng lời. Điều này thường khiến các bậc phụ huynh cảm thấy bối rối và lo lắng về sự phát triển của con cái.
Tuy nhiên, thực ra, trẻ đang trải qua ba giai đoạn nổi loạn trong cuộc đời, và nếu bố mẹ hiểu được nhu cầu tâm lý đằng sau những hành vi này, việc nuôi dạy con sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Thời kỳ 2 tuổi bướng bỉnh
Trẻ khoảng 2 tuổi sẽ trải qua giai đoạn nổi loạn đầu tiên trong đời. Có một từ đặc biệt trong tiếng Anh có tên là “Terrible Two”.
Chúng ta sẽ thấy rằng thiên thần nhỏ ngoan ngoãn và nhạy cảm ban đầu dường như biến thành một con chim giận dữ chỉ sau một đêm, nếu trẻ không hài lòng sẽ ném đồ đạc, lăn lộn và thường đặt dùng “Không”.
Một hành vi dễ thấy khác của một số trẻ là thích “đánh người khác”. Dù muốn hay không, dù biết hay không, mỗi khi nhìn thấy sẽ đánh. Nhiều bậc bố mẹ cho rằng con mình 2 tuổi đơn giản là vô lý, nên thường sẽ phạt khi không nghe lời.
Thực tế, đây là lúc trẻ đang trải qua giai đoạn nổi loạn. Lúc này, trẻ như bị mắc kẹt trong “hố sâu” và cần bố mẹ kéo “vào bờ”.
Tiến sĩ Maria Montessori, khi trẻ vừa mới sinh ra, chưa có khái niệm về bản thân và hòa nhập với thế giới. Nhưng sau 2 tuổi, trải qua giai đoạn nhạy cảm tự nhận thức, trẻ có thể phân biệt được sự khác biệt giữa “của bạn” và “của tôi”, thích nói “không”, nhất quyết làm mọi việc một cách độc lập và không thích sự giúp đỡ từ người khác.
Thế giới rất rộng lớn và trẻ muốn tự mình nhìn thấy, khám phá những điều chưa biết bằng chính đôi tay của mình.
Tuy nhiên, do bản thân chưa có năng lực và khả năng kiềm chế tốt cảm xúc nên việc phản kháng, không vâng lời, chống lại sự kiềm chế của bố mẹ hầu hết là những hành vi bình thường ở giai đoạn này.
Đối mặt với trẻ ở giai đoạn này, điều bố mẹ cần làm là:
Đủ hiểu biết và kiên nhẫn
Nếu cạnh tranh với trẻ đang trong giai đoạn nổi loạn, chắc chắn sẽ thua cuộc.
Vì vậy, bố mẹ nên đủ kiên nhẫn, hiểu được mong muốn của trẻ khi tự mình làm mọi việc và khám phá thế giới. Hãy cố gắng lắng nghe một số yêu cầu, không phản ứng tích cực với một số hành vi vô lý.
Mẹ có thể từ chối trẻ, nhưng không trừng phạt hoặc tấn công trẻ bằng lời nói. Giai đoạn trước 3 tuổi quan trọng để hình thành cảm giác an toàn.
Khi trẻ hành động vô lý, hãy lặng lẽ ở bên cạnh và nói "Mẹ yêu con, nhưng mẹ không thích cách cư xử này của con". Hãy đợi cho đến khi trẻ bình tĩnh và cư xử ngoan ngoãn trở lại.
Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc đúng cách
Đối với trẻ ở độ tuổi này, một trong những cách quan trọng nhất để thể hiện cảm xúc là khóc.
Bố mẹ nên giúp đỡ và khuyến khích con thể hiện cảm xúc một cách chính xác, đồng thời dạy con những cách khác để thể hiện cảm xúc ngoài việc khóc, chẳng hạn như nói chuyện hoặc ngôn ngữ cơ thể.
Khi trẻ khóc, bố mẹ nên nhìn nhận và đồng cảm với tâm trạng. Hướng dẫn trẻ bày tỏ cảm xúc và tìm hiểu nguyên nhân vấn đề.
Bố mẹ có thể sử dụng ngôn ngữ đơn giản và chính xác để phản ánh và mô tả tâm trạng khi tức giận, để con học cách thể hiện cảm xúc bằng ngôn ngữ thông qua việc luyện tập liên tục.
Trẻ từ 7-9 tuổi bộc lộ nhận thức riêng
7-9 tuổi là giai đoạn chuyển giao sang thiếu niên.
Sau khi bước vào giai đoạn tiểu học, trẻ học được nhiều kiến thức và có ý thức tự lập mạnh mẽ, cảm thấy mình đã lớn.
“Người lớn nhỏ” này sẽ cố gắng hết sức để thoát khỏi sự kiểm soát làm trái ý bố mẹ.
Ở độ tuổi này, trẻ muốn thách thức các quy tắc khác. Vậy bố mẹ nên làm gì?
Hãy buông bỏ một cách thích hợp và cho trẻ sự tự do
Trẻ trong giai đoạn này đặc biệt mong muốn được bố mẹ công nhận và tôn trọng, đồng thời cũng quan tâm đến địa vị và sức nặng trong lời nói của mình.
Vì vậy, bố mẹ nên thay đổi tư duy giáo dục, áp dụng cách tiếp cận dân chủ, giao quyền cho trẻ hợp lý, tham gia quyết định các công việc gia đình và bày tỏ quan điểm.
Khuyến khích trẻ có tư duy phát triển
Mặc dù trẻ ở độ tuổi này vẫn còn nhiều vấn đề cần được bố mẹ giải quyết và quản lý nhưng lúc này trẻ đặc biệt quan tâm đến thể diện, bắt đầu quan tâm đến đánh giá của người khác về mình.
Trong giai đoạn này, cần khuyến khích trẻ nhiều hơn, khen ngợi sự chăm chỉ. Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ thay đổi cách nói chuyện.
- Khen ngợi khéo léo, không khen ngợi tài năng hay trí thông minh.
- Khen ngợi trẻ vì sự tham gia tích cực.
- Khuyến khích nỗ lực, tập trung, kiên trì và tiến bộ của trẻ.
Sử dụng ngôn ngữ tích cực để khuyến khích, phát triển tư duy cầu tiến, có khả năng hướng tới những điều tốt đẹp và lạc quan, tích cực trong mọi việc.
Thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi, tâm sinh lý thay đổi nhanh
Bắt đầu từ tuổi thiếu niên, cả bé trai và bé gái đều ít nhiều sẽ có dấu hiệu nổi loạn.
Nếu bố mẹ kỷ luật một cách mạnh mẽ mà không áp dụng chiến lược, trẻ rất dễ hình thành sự phản kháng mạnh mẽ.
Trẻ vị thành niên đã trưởng thành, có thể phân biệt đúng sai. Tại sao vẫn nổi loạn?
Tiến sĩ Montessori cho rằng, sự phát triển của trẻ có đặc điểm từng giai đoạn, trong đó trẻ 0-6 và 12-18 tuổi đang ở giai đoạn vô cùng bất ổn về mặt cảm xúc và tâm lý.
Vậy bố mẹ nên phản ứng thế nào khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên?
Đừng vội quát mắng con
Bố mẹ nên kiềm chế cảm xúc của con.
Sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu bình tĩnh nhưng kiên quyết để truyền đạt các vấn đề với trẻ, thay vì quát mắng, la hét hoặc đe dọa.
Nếu không, trẻ ở độ tuổi này sẽ có khả năng rời xa bạn, thậm chí cư xử thiếu lý trí.
Phân công lao động phù hợp trong giáo dục gia đình
Giáo dục gia đình và sự phân công lao động giữa bố mẹ sẽ mang lại hiệu quả nuôi dạy con cái tốt hơn.
Người mẹ thường nhạy cảm về mặt cảm xúc và giỏi quan sát. Mẹ có thể phát hiện những thay đổi về cảm xúc và đồng hành cùng sự trưởng thành của con.
Người bố nên là huấn luyện viên cuộc sống. Giúp trẻ thiết lập các mục tiêu học tập, tìm thấy động lực phát triển nội sinh.
Một người phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, từ sơ sinh đến trưởng thành, từ trưởng thành rồi đến già.
Sự phát triển tâm lý của trẻ ở các giai đoạn khác nhau cần căn cứ vào đặc điểm từng giai đoạn phát triển đó, bổ sung các phương pháp nuôi dạy khoa học.