Đứa trẻ lười biếng, trì hoãn điều này có liên quan đến phương pháp nuôi dạy hàng ngày, chuyên gia khuyên bố mẹ nên chú ý sửa đổi.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong cuộc sống hàng ngày, nhiều trẻ có thói quen trì hoãn làm bài tập, tắm, ăn ngủ, thay quần áo... hết lần này đến lần khác, cuối cùng vội vàng hoàn thành khi bố mẹ hối thúc.
Sự trì hoãn dường như đã trở thành một “xiềng xích vô hình” mà nhiều trẻ khó thoát khỏi.
Là một chuyên gia về tâm lý trẻ em, giáo sư Li Meijin từ lâu đã quan tâm đến sự phát triển tính cách này. Bà chỉ ra rằng đằng sau xu hướng trì hoãn của trẻ là những hành vi không phù hợp từ bố mẹ trong quá trình giáo dục.
Can thiệp quá mức khiến trẻ mất đi khả năng tự chủ
Nhiều bậc phụ huynh, trong sự quan tâm và kỳ vọng dành cho con, vô tình rơi vào bẫy của việc “sắp xếp và thay thế”. Từ kế hoạch học tập cho đến các hoạt động hàng ngày, mọi thứ đều được bố mẹ chuẩn bị sẵn sàng.
Dù có vẻ như đây là một hình thức chăm sóc tỉ mỉ, thực chất giảm đi cơ hội tự quản lý và ra quyết định, khiến trẻ dần mất đi cảm giác kiểm soát thời gian và động lực để hoàn thành nhiệm vụ.
Như giáo sư Li Meijin đã nhấn mạnh, "Tình yêu đích thực là cho phép trẻ thử nghiệm và mắc sai lầm". Bố mẹ cần học cách buông bỏ một cách hợp lý và tạo không gian cho trẻ tự lập.
Nhiều bố mẹ có thói quen làm thay con mọi việc.
Bằng cách tham gia vào việc lập kế hoạch học tập và sắp xếp các hoạt động hàng ngày, trẻ sẽ có cơ hội rèn luyện kỹ năng tự quản lý, ngay cả khi những bước đi đầu tiên vụng về hoặc không hiệu quả.
Quá trình này giúp trẻ học cách lập kế hoạch, hình thành ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ. Qua thực hành, trẻ sẽ dần dần phát triển khả năng hoàn thành công việc một cách chủ động, đồng thời tránh xa thói quen trì hoãn.
Việc cho phép trẻ tự quyết định sẽ nuôi dưỡng sự tự tin, trưởng thành và có trách nhiệm hơn trong tương lai.
Tiêu chuẩn cao và yêu cầu nghiêm ngặt bỏ qua sự khác biệt cá nhân của trẻ
Mong con thành công là ước vọng sâu sắc của mọi bậc bố mẹ. Tuy nhiên, sự kỳ vọng quá mức thường đi kèm với những tiêu chuẩn và yêu cầu phi thực tế. Bố mẹ thường so sánh thành tích với kinh nghiệm cá nhân hoặc những tiêu chuẩn chung trong xã hội, mà quên mất rằng mỗi đứa trẻ đều có tốc độ phát triển và những khác biệt riêng biệt.
Khi trẻ không thể đáp ứng được những kỳ vọng cao này, dễ rơi vào cảm giác thất vọng và bất lực, dẫn đến việc chọn cách trốn tránh hoặc trì hoãn.
Bố mẹ nên rèn luyện thói quen tốt cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Như giáo sư Li Meijin đã nhấn mạnh, "Mỗi đứa trẻ là duy nhất, và bố mẹ cần học cách trân trọng sự khác biệt." Điều này đòi hỏi các bậc phụ huynh điều chỉnh tâm lý, tiếp cận sự phát triển của con bằng thái độ bao dung và thấu hiểu.
Việc đặt ra những mục tiêu hợp lý, phù hợp với khả năng của trẻ là điều cần thiết. Hãy khuyến khích trẻ tỏa sáng trong những lĩnh vực mà mình có năng khiếu.
Đồng thời, bố mẹ cũng nên chú trọng đến nỗ lực và sự tiến bộ, thay vì chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng. Bằng cách này, trẻ sẽ xây dựng được sự tự tin, đủ dũng cảm để đối mặt với những thử thách, đồng thời giảm thiểu cảm giác trì hoãn. Sự hỗ trợ tích cực từ bố mẹ sẽ là động lực giúp trẻ phát triển mà không cảm thấy áp lực, từ đó khám phá và phát huy hết tiềm năng của bản thân.
Thiếu giao tiếp hiệu quả và bỏ bê nhu cầu tình cảm của trẻ
Trong nhịp sống bận rộn, việc giao tiếp hiệu quả giữa bố mẹ và con ngày càng trở nên khan hiếm.
Nhiều phụ huynh chỉ tập trung vào kết quả học tập mà bỏ qua những nhu cầu cảm xúc và sự bối rối bên trong của con.
Khi trẻ gặp khó khăn, thử thách, nếu không nhận được sự hỗ trợ, thấu hiểu kịp thời về mặt tinh thần sẽ dễ rơi vào những cảm xúc tiêu cực và dùng sự trì hoãn như một phương tiện để trốn chạy thực tại.
"Lắng nghe là bước đầu tiên trong giao tiếp". Theo đó, giáo sư Li Meijin chỉ ra rằng bố mẹ nên là chỗ dựa vững chắc nhất và học cách lắng nghe, hiểu được cảm xúc của con.
Hãy chú ý giao tiếp hiệu quả với con.
Khi trẻ bộc lộ vấn đề trì hoãn, đừng vội phàn nàn mà hãy kiên nhẫn hỏi lý do đằng sau và cùng nhau tìm ra giải pháp.
Đồng thời, thông qua giao tiếp cảm xúc tích cực, sự tin tưởng, thấu hiểu được nâng cao, để trẻ cảm nhận được các thành viên trong gia đình luôn bên cạnh mình dù thành công hay thất bại, trẻ có thêm dũng khí đối mặt với thử thách, vượt qua sự trì hoãn.
Xu hướng trì hoãn của trẻ không phát triển chỉ sau một đêm mà thường ẩn chứa những cơ chế tâm lý phức tạp và ảnh hưởng của môi trường gia đình. Vì vậy, bố mẹ cũng nên suy ngẫm xem liệu phương pháp giáo dục của mình có vô tình góp phần khiến trẻ trì hoãn hay không.
Bằng cách buông bỏ một cách phù hợp, đặt ra những kỳ vọng hợp lý và tăng cường giao tiếp hiệu quả, bố mẹ sẽ giúp trẻ thoát khỏi tình trạng trì hoãn, thúc đẩy sự phát triển toàn diện và lành mạnh.