Có 3 dấu hiệu cho thấy trẻ "thông minh giả", bố mẹ nên chú ý quan sát để có phương pháp điều chỉnh và nuôi dưỡng phù hợp.
Mỗi trẻ đều có những điểm mạnh và yếu riêng, việc phát triển trí thông minh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm môi trường sống, sự giáo dục và những trải nghiệm trong cuộc sống.
Và nhiều người tin rằng, trẻ có trí thông minh cao lớn lên đa phần có cuộc sống thành công. Tuy nhiên, một số biểu hiện có thể tạo ra lầm tưởng, cụ thể 3 dấu hiệu cho thất trẻ "thông minh giả", bố mẹ nên chú ý quan sát để có phương pháp điều chỉnh và nuôi dưỡng phù hợp.
Trẻ vẽ ra nhiều ý tưởng nhưng không muốn thực hiện
Nếu trẻ chỉ biết “nói trên giấy” và hình thành thói quen xấu là nói mà không làm, có thể trẻ có mục tiêu rõ ràng nhưng sẽ chỉ nói mà không đưa suy nghĩ của mình vào hành động. Thói quen này ngăn cản sự phát triển cá nhân, ảnh hưởng đến khả năng đạt được thành công trong tương lai. Trẻ có thể bày tỏ ý tưởng hùng hồn, có logic rõ ràng, nhưng khi được yêu cầu thực hiện thì thường chần chừ.
Ví dụ, một trẻ có thể rất tự tin sẽ vẽ một bức tranh, nói về việc tô và chọn màu. Tuy nhiên, khi đến thời điểm thực hiện, trẻ lại không chủ động, và cuối cùng là bỏ lỡ cơ hội để biến ý tưởng thành hiện thực. Hành động này khiến trẻ cảm thấy thất vọng và chán nản, từ đó hình thành thói quen trì hoãn, thiếu quyết đoán.
Trẻ vẽ ra nhiều ý tưởng nhưng không muốn thực hiện.
Khi thói quen này được hình thành, trẻ có thể trở nên bị động trong các tình huống khác nhau, trong học tập cũng như các mối quan hệ xã hội. Trẻ có những ý tưởng sáng tạo nhưng lại không dám thực hiện vì sợ thất bại hoặc bị chỉ trích.
Thêm vào đó, thói quen nói mà không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với bạn bè và gia đình. Nếu trẻ thường xuyên đưa ra lời hứa mà không thực hiện, người khác có thể mất niềm tin vào trẻ.
Khi bắt đầu rất tự tin nhưng dễ từ bỏ bởi một chút khó khăn
Nhiều trẻ có chỉ số IQ cao, nhưng lại không thể chịu đựng được rắc rối, một bước lùi nhỏ có thể đánh gục bất cứ lúc nào.
Điều này phản ánh một thực tế đáng lo ngại trong sự phát triển tâm lý của trẻ. Nhà tâm lý học trẻ em người Mỹ, Simon Anne, đã đề xuất "lý thuyết tâm lý vỏ trứng".
Cụ thể, một số trẻ có khả năng phòng vệ tâm lý yếu và mỏng manh như vỏ trứng. Trẻ thường rất nhạy cảm với áp lực và dễ dàng bị tổn thương bởi những thất bại nhỏ, cảm thấy không đủ tự tin để đối mặt với thách thức.
Khi bắt đầu rất tự tin nhưng dễ từ bỏ bởi một chút khó khăn.
Hơn nữa, nhiều trẻ rất quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình, trở nên quá phụ thuộc vào ý kiến và sự công nhận từ người khác. Thay vì tập trung vào sự phát triển cá nhân, trẻ dành quá nhiều thời gian để so sánh bản thân với bạn bè hoặc những người xung quanh. Điều này không chỉ tạo ra áp lực tâm lý, dẫn đến sự tự ti và cảm giác thất bại.
Trẻ dễ dàng rơi vào tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, luôn muốn chứng tỏ bản thân và "không để thua". Khi gặp phải những trở ngại hay thất bại, thay vì tự tìm cách giải quyết, chỉ biết trông cậy vào sự giúp đỡ của bốa mẹ và người khác.
Điều này tạo thành một vòng luẩn quẩn, nơi trẻ không phát triển được khả năng tự lập và giải quyết vấn đề, từ đó làm giảm sự tự tin, khả năng đối mặt với khó khăn trong tương lai.
Trẻ hào hứng khi chơi nhưng cảm thấy chán nản khi đọc sách
Một cuộc khảo sát của Viện Tâm lý học Trung Quốc cho thấy tại 660 thành phố lớn và vừa ở nước này, có 20% đến 60% trẻ em thường bị phân tâm và không thể kiên trì nghe giảng quá 30 phút.
Trẻ năng động và sôi nổi nhất trong giờ thể dục. Nhưng khi ngồi trong lớp là ngơ ngác hoặc nhìn ra ngoài cửa sổ, không thể tập trung nghe giảng.
Sự tập trung là động lực đầu tiên cho việc học.
Nếu trẻ luôn khó tập trung, nghịch tay và bút khi làm bài tập, vậy nên dù chỉ số IQ cao nhưng cũng khó đạt được thành tích học tập tốt.
Vậy làm thế nào để bố mẹ chuyển đổi “Trí thông minh giả” thành “Khả năng thực sự”?
Sự hướng dẫn của bố mẹ là chìa khóa
Có câu nói, "Mọi đứa trẻ đều có tiềm năng trở thành người xuất sắc. Chính sự giáo dục hàng ngày của bố mẹ sẽ mang đến cho con một cuộc sống khác biệt".
Khi trẻ bộc lộ ba kiểu “trí thông minh giả” trên, bố mẹ nên quan tâm, bắt đầu từ cuộc sống hàng ngày và từ từ hướng dẫn trẻ sửa đổi theo hướng tích cực.
Bố mẹ làm gương và thực hành những gì đã dạy cho con
Trẻ học những chuẩn mực hành vi đúng từ bố mẹ.
Nhà văn Leo Tolstoy đã nói, tất cả nền giáo dục, đều bắt nguồn từ những tấm gương và sự đúng đắn, hoàn hảo trong cuộc sống của chính bố mẹ.
Vì vậy, bố mẹ nên làm gương tốt và thực hành điều đúng cho con noi theo.
Hạn chế việc bảo vệ trẻ quá mức
Thay vì gây áp lực tâm lý không cần thiết cho trẻ, bố mẹ nên nắm bắt trình độ, hạn chế bảo vệ trẻ quá mức.
Yêu thương con cái cần phải phù hợp, việc thể hiện tình yêu thương cũng cần có quy mô, đúng mực.
Hãy trút bỏ “hành trang tâm lý” trong lòng trẻ, để trẻ không dễ bị tổn thương, bỏ cuộc khi gặp khó khăn mà sẽ tỏa ra ánh sáng tự tin mạnh mẽ.
Bố mẹ làm gương và thực hành những gì đã dạy cho con.
Khi trẻ học bài, hãy loại bỏ những phiền nhiễu không cần thiết
Điều kiện tiên quyết để trẻ có thể tập trung cao độ là không làm phiền trẻ.
Hạn chế đưa trái cây và đồ ăn nhẹ vì sợ trẻ đói, cũng không nên thăm hỏi quá nhiều khi trẻ đang tập trung học tập.
Điều quan trọng nhất là cung cấp cho trẻ một không gian học tập yên tĩnh và độc lập.
Khi trẻ đang học, hạn chế mở TV, hay nhạc lớn.
Hãy để trẻ đưa ra quyết định về những gì con muốn học.
Chuyên gia giáo dục Sun Yunxiao cho biết: “Bố mẹ nên là người hướng dẫn trẻ trong cuộc sống”.