Trẻ được rèn luyện một số thói quen sớm sẽ tạo nền tảng tốt cho việc học tập.
Một chuyên gia cho biết, trong 4 giờ sau khi trẻ đi học về là thời điểm tốt để rèn luyện một số thói quen học tập tích cực, trẻ có thể được hưởng lợi từ điều đó trong suốt cuộc đời.
Hãy hẹn với con về thời gian làm bài tập về nhà
Trên đường đi học về, trẻ cần thư giãn một lúc, bố mẹ có thể chuẩn bị cho con một ít nước, trái cây để giúp cung cấp năng lượng. Thời gian này rất quan trọng để trẻ có thể nghỉ ngơi, thư giãn trước khi tập trung vào công việc học tập.
Sau khi trẻ đã được nghỉ ngơi, bố mẹ nên hẹn với con về một thời gian cụ thể để làm bài tập về, đảm bảo rằng con có đủ thời gian và không bị áp lực từ việc làm bài tập. Thời gian này có thể là sau một khoảng nghỉ ngơi ngắn, khi trẻ đã cảm thấy sảng khoái và đủ năng lượng để tập trung vào việc học.
Mỗi thành viên đêu có nhiệm vụ riêng, trong khi mẹ nấu ăn, con có thể làm bài tập về.
Trong khi mẹ nấu ăn, con có thể làm bài tập về, đây cũng là thời gian để trẻ hiểu rằng mỗi thành viên trong gia đình đều có việc riêng.
Bố mẹ có thể dẫn dắt bằng việc ví dụ, cho trẻ thấy rằng mẹ đang đảm nhận trách nhiệm nấu ăn để cung cấp bữa ăn cho gia đình, trong khi trẻ cũng có nhiệm vụ làm bài tập về nhà để rèn luyện kiến thức và kỹ năng của mình. Điều này giúp trẻ hiểu rõ vai trò của mình trong gia đình và xây dựng tinh thần trách nhiệm.
Hướng dẫn trẻ lập kế hoạch bài tập về nhà, việc hoàn thành kế hoạch sẽ khuyến khích trẻ tốt hơn
Trẻ em luôn mong muốn được bố mẹ công nhận, hàng ngày chúng ta nên đánh giá tốc độ và chất lượng bài tập về nhà của trẻ.
Khi trẻ làm tốt cần được động viên, khích lệ, sau này trẻ sẽ có động lực làm bài tập về nhà hơn.
Ngay cả khi kết quả làm bài tập về nhà không được mong đợi, hãy cố gắng khẳng định trẻ từ những chi tiết nhất định, sau đó hướng dẫn từng bước theo hướng tốt.
Khi trẻ làm bài tập về nhà, tốt nhất bố mẹ nên tạo một môi trường học tập tốt. Ví dụ, một gian phòng nơi trẻ có thể làm bài tập về nhà một cách độc lập và các thành viên trong gia đình không xem TV, chơi điện thoại di động khi trẻ đang học, để không làm phiền và khiến trẻ mất tập trung.
Khi trẻ kể những trải nghiệm ở trường, bố mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe.
Tất nhiên, tốt nhất cũng không nên nhìn chằm chằm vào trẻ khi làm bài tập, bố mẹ có thể làm việc nhà hoặc đọc sách, cố gắng tạo không khí học tập tốt, để trẻ hiểu rằng bố mẹ cũng có nhiệm vụ học tập của riêng mình.
Tiếp theo, bố mẹ nên chú ý đến việc giao tiếp với con, có thể tận dụng thời gian nấu nướng, ăn uống để trò chuyện.
Thời gian ăn tối cùng nhau có thể tạo ra nhiều niềm hạnh phúc nhất. Lúc này, trẻ được thư giãn và có thể dễ dàng trò chuyện cởi mở hơn.
Khi trẻ kể những trải nghiệm ở trường, bố mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe, hay khi trẻ kể về nỗi buồn, bố mẹ cũng nên đưa ra những gợi ý thiết thực hoặc an ủi, hỗ trợ về mặt tinh thần. Sự giao tiếp này rất quan trọng, bàn ăn là khung cảnh ấm lòng nhất, không được biến việc giao tiếp tốt thành rao giảng.
Hãy đọc sách cùng con sau bữa ăn để vun đắp tình cảm và phát triển thói quen đọc
Thói quen đọc sách cũng có liên quan mật thiết đến kết quả học tập. Nếu trẻ có thói quen đọc sách tốt, sẽ tạo ra một loạt lợi ích cho sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ và sáng tạo. Bắt đầu nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho trẻ từ sớm là một cách tuyệt vời để khám phá thế giới văn hóa và mở rộng kiến thức.
Bố mẹ có thể bắt đầu bằng việc đọc sách cho trẻ ngay từ khi còn bé, chọn những cuốn sách phù hợp với độ tuổi và sở thích.
Khi trẻ bắt đầu đi mẫu giáo, có thể bắt đầu đọc truyện tranh, đây là một hình thức đọc thú vị và hấp dẫn, giúp trẻ khám phá các câu chuyện, hình ảnh và từ vựng mới. Bố mẹ có thể đọc truyện tranh cùng trẻ sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Thói quen đọc sách nên được rèn luyện từ nhỏ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tạo một góc đọc sách riêng cho trẻ, với các cuốn sách phù hợp. Góc đọc sách sẽ trở thành một không gian thuận tiện, nơi trẻ có thể tự do khám phá thế giới sách và tìm kiếm niềm vui trong việc đọc.
Bố mẹ có thể trò chuyện với trẻ về những câu chuyện trong sách, đặt câu hỏi và khuyến khích trẻ chia sẻ cảm nhận, ý kiến của mình. Thói quen đọc sách sẽ không chỉ là một hoạt động đơn thuần, mà còn là một trải nghiệm xây dựng tình cảm, sự kết nối giữa bố mẹ và con.