"Mẹ ơi, con muốn chơi thêm chút nữa", 3 câu trả lời khác nhau của mẹ thay đổi cuộc đời con

Thi Thi - Ngày 26/10/2024 15:00 PM (GMT+7)

Các chuyên gia thống kê có 3 cách trả lời phổ biến từ mẹ khi con hỏi "Mẹ ơi, con muốn chơi thêm một lúc"...

Một người mẹ kể rằng, mỗi lần đưa con đi chơi đều gặp phải cảnh tượng trẻ không muốn về nhà, "Mẹ ơi, con muốn chơi thêm chút nữa". Đôi khi bố mẹ bối rối không biết nên trả lời hay làm gì trong tình huống này.

Thực tế, chính những suy nghĩ và phản ứng khác nhau từ phụ huynh sẽ quyết định cuộc sống của trẻ trong tương lai.

Trẻ đôi khi mè nheo vì muốn được chơi thêm.

Trẻ đôi khi "mè nheo" vì muốn được chơi thêm.

amp;#34;Mẹ ơi, con muốn chơi thêm chút nữaamp;#34;, 3 câu trả lời khác nhau của mẹ thay đổi cuộc đời con - 2

3 cách phản ứng phổ biến của bố mẹ

Từ chối gay gắt: “Không, bây giờ con phải học/làm việc khác”

Cách trả lời này có thể khiến trẻ cảm thấy thất vọng.

Khi trẻ nhận được phản hồi cứng nhắc, cảm giác bị từ chối khiến trẻ nghĩ rằng cảm xúc của mình không được coi trọng.

Theo thời gian, trẻ có thể trở nên sống nội tâm, thiếu tự tin, thậm chí nổi loạn, mất hứng thú học tập và cuộc sống. Những đứa trẻ bị từ chối quá nhiều thường không dám thể hiện bản thân, ngại ngùng trong việc giao tiếp, khó xây dựng được những mối quan hệ xã hội lành mạnh.

Thỏa mãn vô điều kiện: “Được, chơi một lúc, nhưng không được lâu đâu”

Đôi khi bố mẹ chiều chuộng, hoặc không muốn nhìn trẻ nghịch ngợm nên mẹ thường chọn cách thỏa hiệp.

Phản ứng này có vẻ nhẹ nhàng và đáp ứng được nhu cầu trước mắt của trẻ. Nhưng nếu điều này tiếp diễn trong thời gian dài, trẻ có thể trở nên bướng bỉnh, thiếu ý thức về thời gian, khó học cách tự quản lý và kiểm soát.

Việc đàm phán là cách tốt để giải quyết tình huống ổn thỏa.

Việc đàm phán là cách tốt để giải quyết tình huống ổn thỏa.

Đàm phán: “Chúng ta thống nhất chơi thêm 10 phút nữa rồi học nhé!”

Không bác bỏ hay đồng ý trực tiếp là phương pháp nuôi dạy con đáng học hỏi.

Cách trả lời của người mẹ tôn trọng mong muốn, giúp trẻ học cách quản lý thời gian thông qua thương lượng.

Khi trẻ nói “Con muốn chơi thêm một lát”, thường là đang đắm chìm trong niềm vui của trò chơi và tận hưởng mọi niềm hạnh phúc.

Đằng sau câu nói này ẩn chứa sự khao khát tự do và nhận thức về thời gian. Nếu người mẹ trực tiếp từ chối, có thể làm mất đi sự nhiệt tình và khiến tâm trạng ngay lập tức từ trên mây rơi xuống đáy.

Hơn nữa, câu nói này còn là một phần thể hiện bản thân trẻ dũng cảm, cố gắng bày tỏ mong muốn và nhu cầu, nhưng lại bị mẹ từ chối, chắc chắn tâm trạng rơi vào trạng thái hụt hẫng. Vì vậy, việc đàm phán là cách tốt để giải quyết tình huống ổn thỏa.

amp;#34;Mẹ ơi, con muốn chơi thêm chút nữaamp;#34;, 3 câu trả lời khác nhau của mẹ thay đổi cuộc đời con - 4

Bố mẹ nên làm gì giúp trẻ tự ý thức đúng về thời gian chơi, học tập, nghỉ ngơi?

Thực tế, việc trẻ nhận được hướng dẫn tích cực có thể thúc đẩy phát triển tốt hơn.

Thiết lập ý thức về thời gian

Cho dù bố mẹ bận rộn đến đâu, điều quan trọng là dạy con trẻ nhận biết thời gian trong cuộc sống hàng ngày.

Khi trẻ có ý thức rõ ràng về thời gian, sẽ biết khi nào nên làm mọi việc và tránh những điều tương tự.

Về cách rèn luyện khái niệm về thời gian, không phức tạp như mẹ nghĩ mà chỉ cần thực hiện trong những công việc nhỏ hàng ngày.

Chuẩn bị đồng hồ báo thức, đồng hồ cát hoặc đồng hồ hẹn giờ đặc biệt, sau đó đặt thời gian cho các trò chơi, đọc sách,... để trẻ hiểu rõ về thời gian và học cách lập kế hoạch, quản lý bản thân.

Thiết lập ý thức về thời gian.

Thiết lập ý thức về thời gian.

Khuyến khích trẻ thể hiện bản thân

Nếu bố mẹ luôn từ chối những nhu cầu của con, thì sau này khi cần cũng sẽ khó yêu cầu trẻ giúp đỡ. Khi trẻ cảm thấy rằng ý kiến và nhu cầu của mình không được tôn trọng, dần trở nên ngại ngùng hoặc thậm chí sợ hãi khi phải bày tỏ ý kiến.

Bố mẹ hãy khuyến khích trẻ nói ra những suy nghĩ trong đầu của mình. Dù những suy nghĩ này hơi vô lý hay không thực tế, việc trẻ được tự do thể hiện cảm xúc và ý kiến sẽ giúp tránh được nhiều vấn đề về tâm lý. 

Điều bố mẹ nên làm là lắng nghe thật kỹ những mong muốn, sau đó đưa ra những phản hồi hợp lý dựa trên tình hình thực tế. Ngay cả khi vấn đề của trẻ không thể được giải quyết ngay lập tức, bố mẹ vẫn nên đưa ra ý kiến tham khảo. 

Cũng giống như phương pháp đàm phán, không trực tiếp phủ nhận mà đưa ra những ý kiến để trẻ tham khảo. Thay vì nói “Không, con không thể làm điều đó,” hãy thử chuyển hướng bằng cách nói, “Mẹ hiểu con muốn làm điều đó, nhưng chúng ta có thể xem xét cách khác để đạt được điều con muốn không?”

Qua cách tiếp cận này, trẻ sẽ cảm thấy được tham gia vào quá trình ra quyết định, từ đó phát triển khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.

Khuyến khích trẻ thể hiện bản thân.

Khuyến khích trẻ thể hiện bản thân.

Thiết lập các quy tắc hợp lý

Ở một góc độ nào đó, các quy tắc bảo vệ trẻ cần được đặt ra sớm. Việc thiết lập những quy tắc này giúp trẻ cảm thấy an toàn, tạo ra một môi trường sống ổn định và có tổ chức.

Phương pháp này rất đơn giản. Trong quá trình tương tác hàng ngày, hãy đặt ra những quy tắc trong gia đình, để làm rõ hành vi nào có thể chấp nhận được và hành vi nào không được phép. Những quy tắc này nên được thảo luận và đồng thuận giữa bố mẹ và trẻ, để trẻ cảm thấy mình là một phần của quá trình quyết định.

Khi trẻ biết rằng có những quy tắc cụ thể cần tuân thủ, sẽ có khả năng điều chỉnh hành vi của mình một cách tự nhiên hơn.

Chúng ta sẽ thấy rằng đứa trẻ thực sự tuân thủ quy tắc có năng lực mạnh mẽ về mọi mặt, hiếm khi mặc cả với bố mẹ vì có thể tự mình đưa ra quyết định. Những trẻ này thường có khả năng quản lý thời gian, hoàn thành nhiệm vụ và xử lý tình huống khó khăn hiệu quả hơn. 

amp;#34;Mẹ ơi, con muốn chơi thêm chút nữaamp;#34;, 3 câu trả lời khác nhau của mẹ thay đổi cuộc đời con - 7

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con