Đứa trẻ hay khóc nhè sẽ thành công khi lớn lên với kiểu giáo dục này

Thi Thi - Ngày 24/06/2024 10:10 AM (GMT+7)

Khi trẻ nổi giận vì những chuyện nhỏ nhặt, điều đó thường phản ánh những nhu cầu sâu xa hơn của trẻ mà bố mẹ chưa kịp nhận ra.

Trong cuộc sống, việc trẻ mất bình tĩnh luôn là điều không thể tránh khỏi. Và trước cơn giận dữ của trẻ, cách làm thông thường của bố mẹ là dùng cơn giận lớn hơn để kìm nén nó, dùng giọng điệu to hơn để át tiếng gầm của trẻ, và cuối cùng rơi vào tình huống cơn giận vượt quá tầm kiểm soát.

Vì vậy, nhiều và mẹ phàn nàn rằng, đôi khi con quá "nổi loạn", khó dạy bảo.

Đứa trẻ hay khóc nhè sẽ thành công khi lớn lên với kiểu giáo dục này - 1

Tại sao điều nhỏ nhặt lại có thể khơi dậy cơn giận của trẻ?

Khi trẻ nổi giận vì những chuyện nhỏ nhặt, điều đó thường phản ánh những nhu cầu sâu xa hơn của trẻ mà bố mẹ chưa kịp nhận ra.

Một khả năng là trẻ đang thiếu cảm giác an toàn, được lắng nghe và thông cảm. Khi những nhu cầu cơ bản này chưa được đáp ứng đầy đủ, thì dù chỉ là chuyện nhỏ cũng có thể khiến trẻ cảm thấy bị đối xử bất công, gây nên cơn giận dữ.

Trẻ dễ nổi giận thường phản ánh những nhu cầu sâu xa hơn của trẻ mà bố mẹ chưa kịp nhận ra.

Trẻ dễ nổi giận thường phản ánh những nhu cầu sâu xa hơn của trẻ mà bố mẹ chưa kịp nhận ra.

Một khả năng khác là trẻ đang thiếu sự chú ý và muốn thu hút sự quan tâm của bố mẹ. Những cơn giận dữ có thể là cách trẻ phản ứng lại khi cảm thấy bị bỏ bê. Trong trường hợp này, bố mẹ cần tìm cách để dành nhiều thời gian chất lượng hơn với con, lắng nghe và hiểu trẻ hơn.

Một nguyên nhân khác có thể là trẻ đang cố gắng khẳng định bản thân và muốn được tự do, độc lập hơn. Những cơn giận dữ có thể là phản ứng khi trẻ cảm thấy quyền tự quyết của mình bị hạn chế quá mức.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cơn giận của trẻ cũng là một điều xấu. Đôi khi đó chỉ là cách trẻ bộc lộ, xả căng thẳng và hình thành bản sắc cá nhân. Bố mẹ cần nhìn nhận cơn giận của trẻ một cách khách quan và tìm cách giúp trẻ biểu đạt, kiểm soát cảm xúc một cách lành mạnh.

Đứa trẻ hay khóc nhè sẽ thành công khi lớn lên với kiểu giáo dục này - 3

Trẻ dễ nổi giận có lợi thế nào không?

Trẻ nổi giận khỏe mạnh hơn

Thường xuyên mất bình tĩnh, hay khóc khi còn nhỏ là một cách giao tiếp lành mạnh. Có một câu nói phổ biến: “Nhiều người lớn hay khóc vì khi còn nhỏ không khóc đủ”. Thực tế có một số sự thật về điều này.

Nước mắt có chứa cortisol và hormone gây căng thẳng. Khi chúng ta khóc, thực sự giải phóng căng thẳng ra khỏi cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước mắt cũng có thể làm giảm huyết áp và thúc đẩy trạng thái tinh thần cân bằng.

Điều này cho thấy việc trẻ được bộc lộ và xả căng thẳng qua việc khóc không chỉ là tốt cho sức khỏe tâm lý mà còn cả về mặt thể chất.

Trẻ nổi giận tốt cho sức khỏe tâm lý và thể chất.

Trẻ nổi giận tốt cho sức khỏe tâm lý và thể chất.

Trẻ nổi giận sẽ chú ý hơn

Trẻ thường muốn thu hút sự chú ý của bố mẹ và mọi người xung quanh. Khi nổi giận, như một cách để nhận được sự chú ý mà mình mong muốn.

Đôi khi trẻ mất bình tĩnh vì thất vọng chưa đạt được mục tiêu. Ví dụ, trẻ đang tập đi thì bị ngã và cố gắng đứng dậy. Cuối cùng đã khóc, không phải vì đau đớn mà vì tức giận.

Hay trong lúc trẻ chơi với lego, nếu khối lego không vừa khớp, nhiều trẻ sẽ hét lên và đá đổ tất cả.

Sau khi nổi giận, thường trẻ sẽ bỏ cuộc và ngừng chơi mà thay vào đó bắt đầu chơi lại.

Trẻ mất bình tĩnh có ý thức độc lập mạnh mẽ

Khi trẻ lớn lên, bắt đầu nhận thức về bản thân, ý muốn và nhu cầu của chính mình. Việc biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ khi mất bình tĩnh là một cách trẻ khẳng định sự độc lập và tự chủ.

Đôi khi trẻ mất bình tĩnh là trẻ cảm thấy bị kiểm soát quá mức bởi bố mẹ hoặc người lớn khác. Hành vi này là một cách để phản kháng lại sự quản lý và đòi hỏi sự tự do.

Đây cũng là cách để trẻ thể hiện cá tính, sở thích và nhu cầu của chính mình. 

Trẻ mất bình tĩnh có ý thức độc lập mạnh mẽ.

Trẻ mất bình tĩnh có ý thức độc lập mạnh mẽ.

Đứa trẻ hay khóc nhè sẽ thành công khi lớn lên với kiểu giáo dục này - 6

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ có tính khí thất thường?

Chấp nhận cảm xúc của con

Khi đối mặt với việc trẻ nổi giận, điều cấm kỵ nhất lúc này là bố mẹ còn tức giận hơn cả trẻ. Điều bố mẹ cần làm không phải là phân biệt đúng sai, mà giúp trẻ đối mặt và được bày tỏ cảm xúc.

Trẻ thường nổi giận vì cảm thấy bị bỏ rơi, không được quan tâm hoặc bị đối xử bất công. Khi trẻ ở trong tâm trạng này, bố mẹ cần bình tĩnh và thấu hiểu, không phản ứng lại bằng sự tức giận. Việc bố mẹ nổi giận cũng sẽ khiến cho trẻ càng khó kiểm soát cơn thịnh nộ của mình.

Hãy dành thời gian để ôm và an ủi con, giúp con cảm thấy được quan tâm, có sự hỗ trợ. Hãy bình tĩnh an ủi và giúp trẻ thoát khỏi những cảm xúc không vui.

Đối với trẻ, việc được bày tỏ cảm xúc là rất quan trọng. Bố mẹ cần tạo một môi trường an toàn và chấp nhận để trẻ có thể chia sẻ những cảm xúc, mà không sợ bị phê bình hay trừng phạt. Như vậy, trẻ sẽ dần học cách điều chỉnh, kiểm soát cảm xúc một cách lành mạnh.

Chấp nhận cảm xúc của con.

Chấp nhận cảm xúc của con.

Khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ bên trong của mình

Một đứa trẻ sẽ không mất bình tĩnh vô cớ. Đằng sau tâm trạng cáu kỉnh của mình chắc chắn phải có suy nghĩ của riêng mình.

Nếu trẻ không vui, mẹ có thể hướng dẫn trẻ bày tỏ cảm xúc của mình. Một số trẻ sẽ thấy khó chịu và muốn đánh người khác, một số khác nói rằng muốn đập phá mọi thứ mình nhìn thấy.

Nếu trẻ có thể chủ động diễn tả bằng lời thì xin chúc mừng, trẻ bắt đầu có khả năng quản lý cảm xúc.

Thực tế, điều cần lo lắng hơn cả sự tức giận là trẻ dần trở thành những người không thể bộc lộ sự tức giận.

Bố mẹ cũng cần xem chính mình

Nếu bố mẹ thường xuyên trọng trạng thái cáu kỉnh, nổi giận, trẻ sẽ vô thức tiếp thu tính cách này. Trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi những hành vi, ngôn ngữ và cảm xúc của bố mẹ. 

Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi bố mẹ dễ xúc động, mất bình tĩnh thường gặp nhiều vấn đề về cảm xúc hơn. Trẻ có xu hướng bộc lộ cảm xúc một cách bốc đồng và khó kiểm soát, thiếu khả năng nhận diện và điều tiết xúc cảm.

Khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ bên trong của mình.

Khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ bên trong của mình.

Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn như khó hòa nhập, giao tiếp kém, thành tích học tập yếu kém, thậm chí là các hành vi bạo lực và phá hoại.

Vì vậy, khi bố mẹ luôn giữ được sự ổn định về tâm lý, trẻ sẽ học được cách điều chỉnh và biểu hiện cảm xúc của bản thân một cách thích hợp hơn. Đây là nền tảng quan trọng để trẻ phát triển các kỹ năng xử lý căng thẳng, giải quyết xung đột và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.

Đứa trẻ hay khóc nhè sẽ thành công khi lớn lên với kiểu giáo dục này - 9

Đứa trẻ hay khóc nhè sẽ thành công khi lớn lên với kiểu giáo dục này - 10

Trước 7 tuổi hãy dạy con 3 điều, đơn giản nhưng quyết định tương lai con thành công
Trẻ từ 0-7 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển tính cách, bố mẹ dạy con 3 điều để tương lai có triển vọng hơn.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời