Trả lời các câu hỏi này để biết thêm về con.
Để bước đầu lượng giá về lĩnh vực ngôn ngữ của trẻ, bố/mẹ hãy đánh dấu Có hoặc Không với câu mô tả đúng nhất với trẻ ở thời điểm hiện tại.
Trí thông minh ngôn ngữ thể hiện qua sự nhạy cảm với ngôn ngữ (bao gồm cả ngôn ngữ nói và viết), năng lực lĩnh hội và sử dụng ngôn ngữ để đạt được những mục tiêu nhất định. Trí thông minh này thể hiện qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đồng thời, phân tích thông tin, giải quyết vấn đề và tạo ra các sản phẩm bằng ngôn ngữ nói và viết (chẳng hạn như giao tiếp, sáng tác văn học, hùng biện, diễn thuyết,…). Những người sở hữu loại trí thông minh này thường có năng lực ngôn ngữ tốt, ghi nhớ thông tin bằng ngôn ngữ một cách hiệu quả, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo phù hợp với chức năng, ngữ cảnh để giải quyết vấn đề.
Ở tuổi vị thành niên (12-17 tuổi), trẻ có ưu thế về trí thông minh ngôn ngữ thường có các biểu hiện sau:
- Quan tâm và say mê với các vấn đề liên quan đến văn học và ngôn ngữ. Trẻ có đam mê với các thể loại văn học khác nhau, từ văn chương đến báo chí và truyền thông, và thường có nhu cầu khám phá và sáng tạo bằng cách sử dụng các hình thức ngôn ngữ khác nhau;
- Khả năng tư duy bằng ngôn ngữ nhanh và sắc bén. Trẻ nhanh chóng hiểu và phân tích các thông tin ngôn ngữ phức tạp và đưa ra những kết luận hợp lý.
- Có vốn từ vựng phong phú, phát triển ngôn ngữ đa dạng và giàu sáng tạo.
- Yêu thích và có ưu thế rõ rệt ở môn văn học, và/hoặc ngoại ngữ và các hoạt động đòi hỏi sử dụng ngôn ngữ (thuyết trình, hùng biện, sáng tác, dẫn chương trình, hoạt náo, …);
- Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết phát triển ở mức cao. Trẻ dễ dàng tiếp nhận và truyền đạt thông tin một cách chính xác, dễ hiểu và thu hút.
- Có tính tò mò, muốn tìm hiểu và khám phá thêm về ngôn ngữ, các tác phẩm văn học và các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ.
- Có khả năng trình bày ý tưởng của mình một cách rõ ràng, thuyết phục và tạo ra ảnh hưởng đến người khác thông qua ngôn ngữ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trí thông minh ngôn ngữ chỉ là một trong nhiều loại hình trí thông minh khác nhau, và không phải tất cả vị thành niên đều có ưu thế về loại hình trí thông minh này. Mỗi người đều có những ưu điểm và khó khăn riêng trong việc phát triển năng lực của mình, và cần được hỗ trợ và khuyến khích để phát triển toàn diện.
Để giúp vị thành niên phát triển trí thông minh ngôn ngữ, bố mẹ có thể:
- Tạo ra môi trường phát triển thuận lợi cho trẻ: Trẻ cần có một môi trường phát triển tích cực, đảm bảo dinh dưỡng, được trang bị đầy đủ sách vở, tài liệu và thiết bị hỗ trợ, giúp trẻ học tập và thực hành các kỹ năng ngôn ngữ một cách hiệu quả.
- Đưa ra các nhiệm vụ, thử thách vừa sức và có độ khó tăng dần để giúp trẻ phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ học ngoại ngữ (giới thiệu cho trẻ một số trang web, khoá học phù hợp; đồng hành cùng trẻ trong quá trình khám phá và lĩnh hội một ngôn ngữ mới,…).
- Khuyến khích trẻ đọc sách, viết nhật ký, viết lách, sáng tác truyện theo phong cách của riêng mình, tham gia vào các câu lạc bộ sách, câu lạc bộ sáng tác.
- Tạo ra các tình huống giao tiếp đa dạng, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động như diễn thuyết, hùng biện, phỏng vấn, văn nghệ, đàm thoại,… để phát triển kỹ năng nói và thuyết trình.
- Cho phép và hướng dẫn trẻ sử dụng công nghệ để tìm kiếm thông tin và phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.
- Thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ phù hợp, tạo môi trường giao tiếp dân chủ và cởi mở trong gia đình để trẻ có thể chia sẻ ý kiến, quan điểm và suy nghĩ của mình.
- Khuyến khích, động viên và đồng hành cùng trẻ, góp phần giúp trẻ tự tin và phát huy tài năng của mình, từ đó giúp trẻ phát triển trí thông minh ngôn ngữ một cách toàn diện và hiệu quả.