Nhận diện Trí thông minh Ngôn ngữ dành cho trẻ 6-8 tuổi

Huyền Đỗ - Ngày 27/04/2023 09:25 AM (GMT+7)

Trả lời các câu hỏi này để biết thêm về con.

Để bước đầu lượng giá về lĩnh vực ngôn ngữ của trẻ, bố/mẹ hãy đánh dấu Có hoặc Không với câu mô tả đúng nhất với trẻ ở thời điểm hiện tại.

Lưu ý khi làm bài IQ

  • Một câu hỏi sẽ có nhiều đáp án được liệt kê để bạn chọn
  • Sau khi chọn đáp án, hệ thống sẽ tự động chuyển sang câu hỏi khác
  • Khi kết thúc bài thi mà có những câu hỏi không được chọn đáp án nào. Hệ thống sẽ mặc định tính đáp án sai cho câu hỏi đó.
Xem thêm
Câu hỏi 1
Trẻ có sự phát triển ngôn ngữ sớm và tốt hơn (chẳng hạn như: trẻ phát âm rõ ràng, sử dụng câu đơn, câu phức,…) so với trẻ cùng tuổi?
* Ghi chú:
  • Câu hỏi chưa trả lời
  • Câu hỏi đang chọn
  • Câu hỏi đã trả lời

Trí thông minh ngôn ngữ thể hiện qua sự nhạy cảm với ngôn ngữ (bao gồm cả ngôn ngữ nói và viết), năng lực lĩnh hội và sử dụng ngôn ngữ để đạt được những mục tiêu nhất định. Trí thông minh này thể hiện qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đồng thời, phân tích thông tin, giải quyết vấn đề và tạo ra các sản phẩm bằng ngôn ngữ nói và viết (chẳng hạn như giao tiếp, sáng tác văn học, hùng biện, diễn thuyết,…). Những người sở hữu loại trí thông minh này thường có năng lực ngôn ngữ tốt, ghi nhớ thông tin bằng ngôn ngữ một cách hiệu quả, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo phù hợp với chức năng, ngữ cảnh để giải quyết vấn đề.

Nhận diện Trí thông minh Ngôn ngữ dành cho trẻ 6-8 tuổi - 1

Ở độ tuổi đầu tiểu học (6-8 tuổi), trẻ có ưu thế về trí thông minh ngôn ngữ thường có các biểu hiện sau:

- Phát triển ngôn ngữ sớm và tốt hơn (chẳng hạn như: trẻ phát âm rõ ràng, sử dụng câu đơn, câu phức,…) so với trẻ cùng tuổi.

- Có vốn từ đa dạng, phong phú.

- Tiếp thu và ghi nhớ kiến thức mới về ngôn ngữ nhanh chóng và dễ dàng hơn so với trẻ cùng tuổi.

- Hứng thú và học tốt môn tiếng Việt, và/hoặc ngoại ngữ ở trường.

- Hình thành kỹ năng đọc và viết tương đối nhanh và thuận lợi (trẻ có thể đánh vần, ghép từ, ghép câu; hiểu nghĩa của từ, của câu; viết chính tả, viết câu, viết đoạn văn…).

- Hứng thú với các hoạt động có sử dụng ngôn ngữ như kể chuyện, đọc thơ, vè, sử dụng ca dao tục ngữ, trình bày, hùng biện, viết thư, sáng tác,… (ở nhiều mức độ khác nhau tuỳ độ tuổi). 

- Hứng thú và quan tâm đến các vấn đề liên quan đến văn học và ngôn ngữ (ví dụ: sách báo, thơ ca, ca dao tục ngữ, truyện tranh, thông tin truyền thông,…).

- Thích thú với một số trò chơi có sử dụng ngôn ngữ, chẳng hạn như: đoán từ, câu đố, xếp chữ,…

- Nhạy cảm với ngôn ngữ, dễ dàng bắt nhịp với âm thanh, âm sắc của từ ngữ được tiếp xúc.

- Trẻ có biểu hiện là người hay nói, hay hỏi, thích giao tiếp, tranh luận với những người xung quanh (đặc biệt ở môi trường quen thuộc với trẻ).

- Diễn đạt suy nghĩ, mong muốn và quan điểm của bản thân về một vấn đề nào đó một cách mạch lạc, trôi chảy.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trí thông minh ngôn ngữ của trẻ đầu tiểu học vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển. Do đó, cần cung cấp cho trẻ môi trường giáo dục tích cực, an toàn, để thúc đẩy trẻ phát triển các loại hình trí thông minh nói chung và trí thông minh ngôn ngữ nói riêng.

Để giúp trẻ đầu tiểu học (6-8 tuổi) phát triển trí thông minh ngôn ngữ, bố mẹ có thể:

- Tạo cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ bằng cách khuyến khích trẻ đọc sách, lưu ý lựa chọn nội dung đa dạng và phù hợp với độ tuổi của trẻ.

- Dành thời gian trò chuyện với trẻ, khuyến khích trẻ tham gia vào các cuộc giao tiếp, mạnh dạn diễn đạt suy nghĩ, mong muốn, quan điểm của bản thân và đặt câu hỏi về các sự vật, hiện tượng xung quanh.

- Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các trò chơi như câu đố, bài vè, thẻ từ vựng, đoán từ ngữ,… và/hoặc các bài hát, hình ảnh, video clip, … phù hợp.

- Tạo môi trường sống và học tập tích cực, hứng thú để trẻ có thể phát triển ngôn ngữ một cách thuận lợi.

- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động như đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch, hùng biện, viết thư, sáng tác văn thơ,… để trẻ có cơ hội thực hành và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ.

- Khuyến khích, động viên và đồng hành cùng trẻ, góp phần giúp trẻ tự tin và phát huy tài năng của mình, từ đó giúp trẻ phát triển trí thông minh ngôn ngữ một cách toàn diện và hiệu quả.

Bài viết có sự tham khảo của Tiến sĩ Kiều Thị Thanh Trà - Trưởng bộ môn Tâm lý học giáo dục, khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM

Huyền Đỗ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trắc nghiệm IQ EQ