Trả lời các câu hỏi này để biết thêm về con.
Để bước đầu lượng giá về lĩnh vực logic – toán của trẻ, bố/mẹ hãy đánh dấu ✔ vào câu mô tả đúng nhất với trẻ ở thời điểm hiện tại.
Lưu ý khi làm bài IQ
- Một câu hỏi sẽ có nhiều đáp án được liệt kê để bạn chọn
- Sau khi chọn đáp án, hệ thống sẽ tự động chuyển sang câu hỏi khác
- Khi kết thúc bài thi mà có những câu hỏi không được chọn đáp án nào. Hệ thống sẽ mặc định tính đáp án sai cho câu hỏi đó.
- Câu hỏi chưa trả lời
- Câu hỏi đang chọn
- Câu hỏi đã trả lời
Trí thông minh logic – toán thể hiện qua năng lực tính toán, đo lường, phân tích, suy luận logic với các con số, biểu đồ, thống kê một cách hiệu quả. Trí thông minh này bao gồm sự nhạy cảm với các quy luật, mối liên hệ logic. Những người sở hữu loại trí thông minh này thường suy nghĩ theo hướng thực tế và khoa học, có năng lực lý luận và giải quyết vấn đề một cách rõ ràng.
Ở đầu tuổi tiểu học (6-8 tuổi), trẻ có ưu thế về trí thông minh logic – toán thường có các biểu hiện sau:
- Hứng thú với các con số, phép đếm, phép tính;
- Hứng thú học môn toán, các môn khoa học tự nhiên;
- Hứng thú với các thử nghiệm, thí nghiệm trong các môn khoa học;
- Yêu thích và chơi tốt các trò chơi đòi hỏi tư duy logic, chẳng hạn như giải đố, cờ ca-rô, xếp khối, lego, các trò chơi chiến lược, trinh thám…;
- Có khả năng ước lượng, làm tính, lập luận nhanh và chính xác;
- Có khả năng quan sát tinh tế, nhanh chóng phát hiện ra các đặc điểm chung và riêng của sự vật hiện tượng trong thực tế;
- Nhanh chóng, linh hoạt trong các tình huống và cách thức giải quyết vấn đề;
- Thường xuyên thắc mắc, đặt câu hỏi về các vấn đề khác nhau;
- Có khả năng xem xét vấn đề trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau,...
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trí thông minh logic - toán của trẻ đầu tiểu học vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển. Do đó, cần cung cấp cho trẻ môi trường giáo dục tích cực, an toàn, để thúc đẩy trẻ phát triển các loại hình trí thông minh nói chung và trí thông minh logic – toán nói riêng.
Để giúp trẻ ở độ tuổi đầu tiểu học phát triển trí thông minh logic – toán, bố mẹ có thể:
- Tạo điều kiện và hướng dẫn trẻ thực hiện các phép ước lượng, tính toán trong đời sống hằng ngày (chẳng hạn bố mẹ có thể cùng trẻ lập kế hoạch chi tiêu, tính tiền khi đi mua sắm,…);
- Cùng trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi sự suy luận, phán đoán chẳng hạn như giải đố, xếp hình, lego, các trò chơi chiến lược, trinh thám,…;
- Dành thời gian cùng trẻ đọc sách, xem các chương trình khoa học để mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh; bố mẹ có thể cùng đọc, cùng xem và giải thích cho trẻ những nội dung có liên quan;
- Hướng dẫn và/hoặc cùng trẻ thực hiện một số thí nghiệm khoa học hoặc ứng dụng kiến thức khoa học vào giải quyết các vấn đề của đời sống;
- Thường xuyên đặt câu hỏi và khuyến khích trẻ đưa ra lập luận, ý kiến cá nhân để trả lời;
- Giúp trẻ tăng cường rèn luyện trí nhớ và kỹ năng thông qua trò chơi logic, câu đố toán học, chương trình máy tính, nhận dạng mẫu,…;
- Khuyến khích trẻ hướng dẫn hoặc hỗ trợ môn Toán/ Khoa học cho một bạn khác hoặc em nhỏ;
- Tạo điều kiện cho trẻ tham quan các viện bảo tàng khoa học, viện nghiên cứu,… nhằm giúp trẻ có cơ hội học hỏi và mở rộng kiến thức;
Bài viết có sự tham khảo của Tiến sĩ Kiều Thị Thanh Trà - Trưởng bộ môn Tâm lý học giáo dục, khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM