Ông bố Mỹ cho con thôi đến trường, đưa con đi chu du khắp nơi và coi thế giới là một lớp học

Hạ Mây - Ngày 02/02/2023 18:43 PM (GMT+7)

Cách dạy con của ông bố người Mỹ là một sự đánh cược mạo hiểm. Tuy nhiên, điều này thực sự đã khiến cho trẻ phát triển theo một hướng rất đặc biệt.

Không có một quy chuẩn chung nào áp dụng cho mọi quốc gia trên thế giới về cách giáo dục con cái. Mỗi gia đình, mỗi bậc bố mẹ sẽ có phương pháp dạy con riêng, tùy theo sự lựa chọn của họ. Trong đó, cách giáo dục con của ông bố người Mỹ đã để lại một câu chuyện ấn tượng, bởi vì nó hoàn toàn “không giống ai cả”.

Anh Brian Linden, người Mỹ, khi còn trẻ tuổi đã từng đi chu du qua hơn 100 quốc gia. Cuối cùng, anh lựa chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân. Anh quyết định bán căn nhà ở Mỹ và nghỉ việc, rồi sau đó đưa vợ cùng hai cậu con trai đến định cư tại vùng đất mới Vân Nam (Trung Quốc). Ở đây, anh Linden đã ấp ủ một lý tưởng thực hiện mô hình homestay, đồng thời nuôi dạy hai đứa con trai theo phương pháp độc đáo riêng của mình.

Sự đánh đổi mạo hiểm cho lần “thử nghiệm” phương pháp giáo dục này của anh, đó là cho cậu con trai 5 tuổi và 8 tuổi nghỉ học ở trường. Anh và vợ sẽ nuôi dạy hai đứa trẻ tại nhà. Không những thế, anh còn táo bạo khi lựa chọn một thành phố nhỏ ở Trung Quốc để làm việc, thay vì các thành phố lớn phát triển hơn.

Vì không đến trường nên các con của anh có cơ hội được bố đưa đi du lịch đến nhiều vùng văn hóa khác nhau, không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở các quốc gia khác. Mỗi một đất nước được đặt chân qua, hai đứa trẻ sẽ lại được tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích và học được vô vàn bài học giá trị.

Câu chuyện nuôi dạy con của ông bố người Mỹ tuy mạo hiểm, nhưng nó cũng để lại những ý nghĩa tốt đẹp riêng. Có người sẽ đưa ra những ý kiến đồng tình, hoặc cũng có người kịch liệt phản đối. Nhưng đây cũng là một phương pháp giáo dục con mà mọi người có thể tham khảo.

Ông bố Mỹ cho con thôi đến trường, đưa con đi chu du khắp nơi và coi thế giới là một lớp học - 2

Ông bố Mỹ cho con thôi đến trường, đưa con đi chu du khắp nơi và coi thế giới là một lớp học - 3

Nền giáo dục nào cũng có giá trị riêng

Đối với Linden, anh không dạy con hiểu sai rằng chỉ những quốc gia, vùng đất phát triển thì mới tồn tại nền giáo dục tốt. Ngay cả những nơi nhỏ, hoặc có lịch sử hình thành lâu đời thì chúng đều “chứa đựng” những “tinh hoa văn hóa” độc đáo mà những đứa trẻ cần được dung nạp để mở rộng thế giới quan của mình.

Đó là lý do vì sao khi đến Trung Quốc, ông bố người Mỹ này đã không lựa chọn những thành phố lớn, có tốc độ phát triển mạnh để định cư. Ngược lại, anh đã quyết định đưa vợ và các con đến vùng Tây Châu - nơi anh nghĩ rằng có một nền văn hóa đang chảy.

Ngoài ra, anh còn áp dụng phương pháp, kết hợp giữa hai nền văn hóa Mỹ và Trung trong vấn đề giáo dục con cái để tạo ra một phương pháp tốt nhất. Một bên đề cao vai trò của bố mẹ trong việc hướng dẫn và đồng hành cùng con suốt chặng đường học vấn. Một bên thì lại giáo dục con nên tự lập, dựa vào chính sức mình để có được những điều mà con mong muốn.

Linden chia sẻ rằng: “Tôi muốn hài hòa cả hai phương pháp giáo dục này, bởi vì cái nào cũng có giá trị cả. Tôi sẽ hỗ trợ và hướng dẫn các con, nhưng sẽ không chỉ ra cụ thể con đường con phải đi. Ngược lại, tôi sẽ gợi ý cho con nhiều lựa chọn và cùng con phân tích lợi hại. Cuối cùng là để con tự do lựa chọn theo mong muốn”.

Ông bố Mỹ cho con thôi đến trường, đưa con đi chu du khắp nơi và coi thế giới là một lớp học - 4

Mỗi một nền giáo dục sẽ chứa đựng những giá trị tốt đẹp riêng, càng đi nhiều thì trẻ sẽ càng học được nhiều. Ảnh: Sohu

Ông bố Mỹ cho con thôi đến trường, đưa con đi chu du khắp nơi và coi thế giới là một lớp học - 5

Coi thế giới như một lớp học với kho tàng kiến thức bổ ích

Ông bố người Mỹ tạo cho con nhiều cơ hội để đặt chân đến nhiều vùng đất khác nhau, nhưng không theo nghĩa là đi du lịch tận hưởng mà là đi để học, để sống một cuộc đời ý nghĩa. Ngoài Trung Quốc, hai đứa trẻ còn được bố đưa đến các nước Châu Phi, Châu Á, Trung Á,...

Trong những năm qua, gia đình anh đã đi qua hơn 100 quốc gia trên thế giới. Ông bố chủ yếu lựa chọn cho con những vùng đất có nhiều yếu tố văn hóa để giáo dục con, cho con có sự đánh giá và so sánh giữa các quốc gia khác nhau.

Về vấn đề giáo dục con tại nhà, anh và vợ không bắt ép con chạy theo điểm số mà luôn tạo cho con những môi trường học tập thoải mái nhất để con phát huy năng lực của mình.

Hai đứa con của anh đã tỏ ra rất thích thú và hào hứng khi được bố mẹ cho học tập tại đa dạng địa điểm khác nhau. Từ võ thuật, âm nhạc, nghệ thuật,... mỗi một môn học là một địa điểm để trẻ tiếp thu nguồn kiến thức mới lạ.

Ngoài ra, mỗi chuyến đi người bố Mỹ sẽ để con trải nghiệm với nhiều thử thách khác nhau. Không lựa chọn cho con những dịch vụ ăn ở tốt nhất, mà cố gắng rèn luyện cho con thích nghi với mọi môi trường.

Thay vì để trẻ ù lì trong phòng với các thiết bị điện tử, anh luôn khuyến khích con đi dạo xung quanh. Từ đó, con có thể tìm hiểu được ngôn ngữ và lối sống của người dân tại địa điểm con đến. Đồng thời, dạy cho con cách mở rộng lòng nhân ái thông qua các hành động giúp đỡ những người khác.

Ông bố Mỹ cho con thôi đến trường, đưa con đi chu du khắp nơi và coi thế giới là một lớp học - 6

Nguồn kiến thức vô tận từ thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ không ngừng mở mang tri thức. Ảnh: Sohu

Ông bố Mỹ cho con thôi đến trường, đưa con đi chu du khắp nơi và coi thế giới là một lớp học - 7

Bố mẹ là nguồn sức mạnh học tập lớn nhất của trẻ

Rút ra bài học từ trong chính quá trình trưởng thành của mình, ông bố người Mỹ đã có phương pháp giáo dục con theo hướng “đồng hành”. Tức anh luôn sẵn sàng gắn bó cùng con, tạo cho con những nguồn cảm hứng trong học tập. Để con phát triển một cách tự nhiên, anh không thúc ép con phải chạy theo thành tích mà tự do theo đuổi, sáng tạo những điều con có hứng thú.

Theo quan điểm của Linden: “Thời gian trưởng thành của con thực sự rất nhanh, và thời gian của bố mẹ dành cho con cái cũng không thực sự quá dài. Vì vậy, nếu có thể thì bố mẹ nên xuất hiện thường xuyên trong hành trình khôn lớn của con, để giáo dục chúng trở thành những đứa trẻ ‘hoàn hảo’ nhất trong tương lai”.

Đó là lý do vì sao anh mạo hiểm cho hai đứa trẻ ở nhà và tự bản thân nuôi dạy chúng. May mắn thay, phương pháp giáo dục của anh đã thực sự đúng đắn và đem lại hiệu quả. Bằng chứng là những đứa con của anh đều trở nên ưu tú hơn về sau.

Bên cạnh đó, trong cách nuôi dạy con của Linden, anh còn nhấn mạnh đến yếu tố xã hội. Bởi vì anh cho rằng, nếu chỉ giáo dục con theo đuổi những mục tiêu trong đầu là chưa đủ, mà nó còn cần cân bằng cả những mục tiêu xuất hiện ở trong tim.

Ông bố Mỹ cho con thôi đến trường, đưa con đi chu du khắp nơi và coi thế giới là một lớp học - 8

Sự đồng hành của bố mẹ chính là phương pháp giáo dục con hiệu quả nhất. Ảnh: Sohu

Ông bố Mỹ cho con thôi đến trường, đưa con đi chu du khắp nơi và coi thế giới là một lớp học - 9

Không có một câu trả lời tiêu chuẩn về giáo dục tốt

Thực tế, không có một quy chuẩn bắt buộc nào chung cho tất cả các bậc cha mẹ trong vấn đề giáo dục con cái. Tuy nhiên, việc đi theo con đường giáo dục đặc biệt, khác lạ hoàn toàn so với số đông là một thử thách lớn mà không phải ông bố bà mẹ nào cũng đủ dũng cảm để thực hiện. Câu chuyện về cách giáo dục của ông bố người Mỹ này đã khiến cho nhiều người phải nể phục và ngưỡng mộ.

Mặc dù, trên hành trình giáo dục của anh thì áp lực là một trạng thái luôn đè nặng trong tâm trí. Thế nhưng, qua bao khó khăn và thử thách, anh đã không còn nghi hoặc gì với lần mạo hiểm này. Bởi kết quả cuối cùng chính là câu trả lời thuyết phục nhất. 

Trong phương pháp giáo dục con của ông bố người Mỹ, chưa từng có một lời xác tín rằng nó đúng hay sai. Bởi vì, rất hiếm ông bố bà mẹ nào có đủ tự tin để đưa ra một lời khẳng định chắc nịch rằng phương pháp dạy con của mình là đúng đắn.

Giáo dục cần sự cải tiến và cân bằng không ngừng để phù hợp. Và sự phù hợp sẽ được minh chứng bằng hình ảnh những đứa trẻ khỏe mạnh lớn lên, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. 

Ông bố Mỹ cho con thôi đến trường, đưa con đi chu du khắp nơi và coi thế giới là một lớp học - 10

Phương pháp giáo dục con hiệu quả được đo lường bởi quá trình con phát triển toàn diện, sống một cuộc đời vui vẻ và hạnh phúc. Ảnh: Sohu

Bé gái 6 tuổi chụp ảnh Tết nhưng gặp nhiếp ảnh gia yêu râu xanh, biết được nguyên nhân người mẹ ân hận
Nhiều bà mẹ Trung Quốc đồng loạt chia sẻ những cách mà họ đã dạy con để phòng ngừa và tránh bị xâm hại.

Dạy con tuổi dậy thì

Theo Hạ Mây Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con