Tay trẻ sơ sinh càng linh hoạt trí thông minh càng cao, rèn luyện đúng tương lai thành người xuất chúng

Kiều Trang - Ngày 28/03/2023 09:00 AM (GMT+7)

Có mối mối liên hệ mật thiết giữa những chuyển động và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Muốn con đạt chỉ số IQ cao, bố mẹ cần chú trọng rèn luyện và thúc đẩy kỹ năng vận động của trẻ.

Con cái là "tài sản" lớn nhất của cuộc đời bố mẹ. Kể từ khi đứa trẻ chào đời, bố mẹ nào cũng sẽ chú ý đến mọi thứ về con, và không bao giờ bỏ sót bất kỳ chi tiết nào liên quan đến sự trưởng thành của trẻ.

Bởi vì làm bố mẹ, ai cũng muốn con mình lớn lên khỏe mạnh và thông minh. Ngoại trừ một số yếu tố bẩm sinh không thể thay đổi được, thì việc một đứa trẻ khỏe mạnh hay thông minh còn phụ thuộc nhiều hơn vào sự "vun trồng" của bố mẹ.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chuyển động tốt của trẻ và sự phát triển trí tuệ, Yang Hongying - một nhà giáo dục nổi tiếng cho biết: sự xuất hiện của một sinh linh mới, và kể cả khi sinh linh đó lớn lên, đều phải đi kèm với sự chăm sóc thường xuyên của bố mẹ, chú ý đến từng chi tiết trong quá trình lớn lên của trẻ, và đồng hành cùng con, đó là điều mà một bậc bố mẹ tốt nên làm.

Ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ học và thành thạo các kỹ năng khác nhau, chẳng hạn như vận động tinh, vận động thô, ngôn ngữ,... Trước khi bé được một tuổi, bố mẹ nên tập trung phát triển các kỹ năng vận động tinh của bé, vì đây là chỉ số quan trọng của sự phát triển trí tuệ.

Như nhiều người đã biết, mọi hành động của con người đều được điều khiển bởi bộ não. Nếu bé có thể hoàn thành thật tốt các động tác tinh tiêu chuẩn của từng giai đoạn tương ứng, đồng nghĩa rằng hệ thần kinh của bé phát triển tốt, cơ thể khỏe mạnh, khả năng tích hợp và phối hợp các giác quan của bé mạnh mẽ, đó là biểu hiện của trí thông minh vượt trội.

Các chuyển động tốt của bé thực chất là các chuyển động phối hợp tinh tế giữa tay và tay, giữa bàn tay và các đặc điểm trên khuôn mặt. Vài tháng trước khi trẻ chào đời sẽ có một số phản xạ sơ khai ở trong bụng mẹ, khi bé lớn lên các phản xạ sơ khai sẽ biến mất và thay vào đó là các cử động tinh. Kỹ năng vận động tinh không phải bẩm sinh đã có mà cần thời gian nhất định để phát triển, tất nhiên cũng có thể được củng cố thông qua rèn luyện.

Cách rèn luyện kỹ năng vận động tinh của bé, James Braun - chuyên gia vận động tinh nổi tiếng người Mỹ đã chỉ ra: Sau khi phản xạ cầm nắm tự nhiên của trẻ mất đi, chỉ khi luyện tập thì kỹ năng vận động tinh của trẻ mới được phát triển toàn diện.

Do đó, vận động tinh của bé cũng giống như chỉ số IQ, bố mẹ cần rèn luyện có mục đích để bé nhanh chóng cải thiện. Sau đây là phương pháp rèn luyện vận động tinh cho bé dưới 1 tuổi, bố mẹ có thể cùng bé “chơi trò chơi” khi rảnh rỗi.

Tay trẻ sơ sinh càng linh hoạt trí thông minh càng cao, rèn luyện đúng tương lai thành người xuất chúng - 2

Tay trẻ sơ sinh càng linh hoạt trí thông minh càng cao, rèn luyện đúng tương lai thành người xuất chúng - 3

Phương pháp huấn luyện cho trẻ giai đoạn 1-3 tháng tuổi

Bé từ 1-3 tháng tuổi đã có phản xạ cầm nắm, chẳng hạn bố mẹ đặt ngón tay vào lòng bàn tay bé, bé sẽ tự động nắm lấy. Bước đầu tiên để bố mẹ rèn luyện các cử động tinh của bé, là để bé chủ động thả lỏng và mở rộng lòng bàn tay, ngón tay không co vào trong.

- Đưa cho bé một cái lục lạc, hoặc cầm một quả bóng để giúp bé mở rộng lòng bàn tay. Lòng bàn tay nhỏ của bé có thể dính vào bề mặt đồ chơi khi cầm nắm, và các món đồ chơi khác nhau có thể cho bé lực chạm và nắm khác nhau.

- Giúp bé tiếp xúc và xoa bóp các ngón tay, lòng bàn tay nhiều hơn. Nhẹ nhàng chạm vào bàn tay nhỏ của bé bằng ngón tay cái của bố mẹ, từ lòng bàn tay đến các đầu ngón tay. Điều này có thể làm cho bàn tay của bé nhạy cảm hơn khi được chạm vào, và chuẩn bị cho sự phát triển vận động tinh trong tương lai của bé.

Tay trẻ sơ sinh càng linh hoạt trí thông minh càng cao, rèn luyện đúng tương lai thành người xuất chúng - 4

Giai đoạn này, bài tập để nâng cao kỹ năng cầm nắm cho trẻ là bố mẹ thường xuyên chạm vào tay trẻ.

Tay trẻ sơ sinh càng linh hoạt trí thông minh càng cao, rèn luyện đúng tương lai thành người xuất chúng - 5

Phương pháp huấn luyện cho trẻ giai đoạn 4-6 tháng tuổi

Giai đoạn 4-6 tháng tuổi, là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển kỹ năng vận động tinh của bé. Lúc này, bé sẽ cầm lấy đồ chơi một cách có ý thức, và có thể đổi đồ chơi từ tay này sang tay kia. Khi đó, bé sẽ rất thích thú với tay chân của mình, có thể dùng tay nắm lấy chân và cho vào miệng.

- Vì bé chưa thể ngồi nên giai đoạn này, bố mẹ có thể thường xuyên thay đổi tư thế cho bé, bằng cách để bé nằm nghiêng, nằm ngửa hoặc nằm sấp. Điều này sẽ cho phép trẻ điều chỉnh cách chơi với đồ chơi theo các tư thế khác nhau, và nhờ vậy mà các cử động tinh của trẻ sẽ cải thiện nhanh chóng.

- Lúc này lượng đồ chơi của bé tăng dần, bố mẹ có thể mua đồ chơi với nhiều kích cỡ, hình dạng, chất liệu khác nhau. Trong quá trình chơi bé cũng có thể trải nghiệm các xúc giác khác nhau, từ đó giúp bàn tay bé nhạy bén hơn.

Tay trẻ sơ sinh càng linh hoạt trí thông minh càng cao, rèn luyện đúng tương lai thành người xuất chúng - 6

Việc điều chỉnh tư thế và cách chơi với đồ chơi, sẽ giúp các giác quan của trẻ vận động linh hoạt hơn.

Tay trẻ sơ sinh càng linh hoạt trí thông minh càng cao, rèn luyện đúng tương lai thành người xuất chúng - 7

Phương pháp đào tạo cho trẻ giai đoạn 7-9 tháng tuổi

Ở giai đoạn 7-9 tháng tuổi, bé đã có thể chơi thành thạo các loại đồ chơi như đập, lắc, ném. Bé sẽ rất tò mò về mọi thứ xung quanh, luôn sờ mó chỗ này chỗ kia. Đồng thời, bé sẽ thể hiện mong muốn được tự ăn.

- Mặc dù bé chưa thể tự ăn nhưng có thể dùng tay bốc lấy thức ăn, người lớn không cần phải dùng sức ngăn cản, đây là một loại hành vi khám phá của bé. Hãy để bé cảm nhận được việc chạm vào thức ăn và thực hành nhiều hơn, như vậy trẻ sẽ có thể dần học được cách tự ăn.

- Tích cực đưa bé tham gia các hoạt động ngoài trời, cảm nhận thế giới kỳ thú bên ngoài, cho bé tiếp xúc với cát, đất, nước, cỏ cây, hoa lá… Bố mẹ đừng vì sợ bẩn mà kìm hãm để bé vận động, thay vào đó nên khuyến khích bé nhiều hơn để bé phát triển kỹ năng vận động tinh tốt hơn, từ đó có thể khám phá và hiểu về thế giới xung quanh.

Tay trẻ sơ sinh càng linh hoạt trí thông minh càng cao, rèn luyện đúng tương lai thành người xuất chúng - 8

Thường xuyên đưa trẻ ra ngoài, sẽ giúp cải thiện các giác quan và kỹ năng vận động cho trẻ.

Tay trẻ sơ sinh càng linh hoạt trí thông minh càng cao, rèn luyện đúng tương lai thành người xuất chúng - 9

Phương pháp đào tạo cho trẻ giai đoạn 10-12 tháng tuổi

Khi được 10-12 tháng tuổi, bé có thể tách các ngón tay và điều khiển từng ngón riêng lẻ. Ví dụ, bé có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ để cầm một số đồ vật nhỏ, và bé có thể chỉ vào đồ vật bằng một ngón tay.

- Bố mẹ có thể chuẩn bị một miếng plasticine và dạy bé chơi trò chơi "chọc lỗ", trò chơi này sẽ giúp bé vận động từng ngón tay riêng lẻ, và để bé cảm thấy mỗi ngón tay nhỏ của mình đều có khả năng vận hành độc lập.

- Bố mẹ cũng có thể dạy bé chơi trò chơi "búp bê ngón tay". Mỗi ngón tay đeo một con búp bê khác nhau và đặt tên khác nhau. Sự linh hoạt trong việc tổ chức các trò chơi, sẽ giúp tăng độ hứng thú và tò mò ở trẻ, đồng thời giúp trẻ trải nghiệm nhiều vận động khác nhau của ngón tay. Như vậy, ngón tay của trẻ sẽ trở nên cứng cáp và dẻo dai hơn.

Thực tế trong nhiều trường hợp, không phải bé không đủ thông minh mà do bố mẹ chưa đủ đầu tư và quan tâm quá ít đến việc rèn luyện các kỹ năng cho trẻ. Vì vậy, nếu muốn "bảo bối" của mình khỏe mạnh và thông minh, bố mẹ hãy thường xuyên đồng hành và huấn luyện con trong năm đầu đời.

Tay trẻ sơ sinh càng linh hoạt trí thông minh càng cao, rèn luyện đúng tương lai thành người xuất chúng - 10

Các trò chơi như "chọc lỗ", sẽ tạo cơ hội để các ngón tay của trẻ vận động độc lập, trở nên dẻo dai hơn.

Trẻ sơ sinh tập đi, 3 hiểu lầm này dễ khiến con không có chân thẳng đẹp nhưng nhiều bố mẹ Việt thường mắc phải
Trẻ đến giai đoạn tập đi, nhiều bố mẹ sẽ dành sự quan tâm hướng dẫn và giúp đỡ để quá trình này diễn ra suôn sẻ nhất với bé, nhưng tuyệt đối đừng hiểu lầm 3 điều sau.

Dạy con 1-3 tuổi

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con