Thi đạt điểm 10 nhưng mẹ không thực hiện lời hứa, hành vi của bé trai sau đó khiến chuyên gia xót xa: "Mẹ thế sao dạy được con"

Kiều Trang - Ngày 11/05/2023 06:05 AM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui chia sẻ với bố mẹ về vấn đề giáo dục con trở thành một đứa trẻ biết giữ lời hứa, trọng chữ tín.

Thi đạt điểm 10 nhưng mẹ không thực hiện lời hứa, hành vi của bé trai sau đó khiến chuyên gia xót xa: amp;#34;Mẹ thế sao dạy được conamp;#34; - 1

Đứa trẻ nào khi lớn lên cũng đều mong sau khi thi đạt điểm cao, thi tiến bộ sẽ được bố mẹ khen ngợi và thưởng cho mình. Tuy nhiên lúc này trên thực tế sẽ thường xảy ra một số vấn đề như việc bố mẹ thất hứa hoặc không nhớ lời hứa với con. Hành vi này chắc chắn sẽ làm tổn thương tâm hồn non nớt của trẻ, thậm chí nếu nghiêm trọng hơn cũng có thể gây tổn hại nhất định đến tâm lý của trẻ.

Thi đạt điểm 10 nhưng mẹ không thực hiện lời hứa, hành vi của bé trai sau đó khiến chuyên gia xót xa: amp;#34;Mẹ thế sao dạy được conamp;#34; - 2

Bố mẹ giữ lời hứa chính là cách giáo dục tốt nhất cho trẻ về việc giữ chữ tín (Ảnh minh hoạ internet).

Mới đây, một ông bố đã đăng lên mạng xã hội Trung Quốc bức ảnh kèm với nội dung là sau khi hứa sẽ thưởng cho con đi thi, vợ vì một số lý do đã vi phạm lời hứa với con.

Ông bố kể lại toàn bộ câu chuyện rằng mình đã mua bộ quần áo mới trị giá 1.000 nhân dân tệ (gần 3.400.000 VND) cho con sau kỳ thi. Nhưng con chưa kịp mặc thì vợ bắt trả lại vì cho rằng quần áo đó quá đắt.

Không ngờ cậu con trai nghe xong cuộc tranh cãi của bố mẹ liền vào phòng gấp quần áo lại ngay ngắn, rồi viết một mảnh giấy với nội dung như thế này và đặt lên quần áo: "Làm ơn đừng lấy quần áo của tôi, hãy cho tôi được mua nó với giá 100 nhân dân tệ (gần 400 nghìn VND)".

Ông bố sau khi đọc xong lời nhắn của con trai liền cảm thấy vô cùng xót xa. Có vẻ con trai đã rất thích bộ quần áo này và đã trông đợi nó từ lâu, vì lời hứa của bố mẹ mà cậu bé đã nỗ lực hoàn thành bài thi tốt nhất. Đó là động lực để cậu cố gắng tại thời điểm đó, nhưng vì sợ mẹ buồn, không muốn cãi lời bố mẹ nên cậu bé mới có cách hành xử như trên. 

Tình huống bố mẹ thất hứa với con cái xảy ra rất thường xuyên trong cuộc sống. Và theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui, hành động này của bố mẹ sẽ gây ra những tác động nhất định đến trẻ, đặc biệt là xây dựng nên thói hư tật xấu cho trẻ.

Nếu bố mẹ tiếp tục giữ lối hành xử này mà không có sự chỉnh đốn kịp thời, bố mẹ chắc chắn sẽ dạy hư trẻ và quá trình giáo dục con cái về sau sẽ gặp không ít khó khăn.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Thi đạt điểm 10 nhưng mẹ không thực hiện lời hứa, hành vi của bé trai sau đó khiến chuyên gia xót xa: amp;#34;Mẹ thế sao dạy được conamp;#34; - 4

Bố mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ, là người trẻ tin tưởng nhất. Vậy thưa chuyên gia, nếu bố mẹ thất hứa thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Bố mẹ thất hứa sẽ ảnh hưởng rất nhiều mặt đến trẻ. Thứ nhất, đứa trẻ sẽ cảm thấy bị thất vọng và bản thân không được tôn trọng. Thứ hai, đứa trẻ sẽ cảm thấy hoang mang, nghĩ rằng nếu bố mẹ không giữ lời hứa, vậy tại sao bố mẹ lại dạy mình phải giữ lời hứa. Từ đó, bố mẹ sẽ không thể làm gương tốt cho đứa trẻ noi theo và đứa trẻ cũng sẽ học tính thất hứa giống bố mẹ.

Điều quan trọng là đứa trẻ sẽ dễ hình thành tư tưởng coi thường những vấn đề thuộc về đạo đức, và chữ tín, nhưng lại khó hình thành ý thức về tinh thần trách nhiệm của bản thân. Lâu dần khi lớn lên, những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ khiến quá trình hoàn thiện nhân cách của trẻ bị lệch lạc.

Thi đạt điểm 10 nhưng mẹ không thực hiện lời hứa, hành vi của bé trai sau đó khiến chuyên gia xót xa: amp;#34;Mẹ thế sao dạy được conamp;#34; - 5

Trong trường hợp bố mẹ thất hứa vì lý do "bất khả kháng", thì tại thời điểm đó bố mẹ nên có phản ứng như thế nào là phù hợp để trẻ không bị tác động tâm lý?

Lúc này, đứa trẻ cần nhận từ bố mẹ một lời giải thích chân thành, thay vì bố mẹ luôn lạm dụng câu nói: "Lớn rồi con sẽ hiểu". Bởi hành vi thất hứa của bố mẹ dù là vì bất kỳ nguyên nhân chủ quan hay khách quan gì, thì bố mẹ đã phần nào khiến trẻ buồn và thất vọng.

Vì vậy để trẻ không mang tâm trạng bức xúc, với lời giải thích không thoải đáng này thì bố mẹ cần đưa ra một lời giải thích nghiêm túc, phù hợp cùng với một thái độ nhẹ nhàng và ân cần. Như vậy, đứa trẻ sẽ cảm nhận được sự chân thành, tiếc nuối của bố mẹ về sự việc mà bố mẹ không cố ý khiến trẻ buồn.

Ngoài ra, bố mẹ tuyệt đối không nên lạm dụng chữ "quyền" để giải quyết trong tình huống này, chẳng hạn như "vì mẹ là mẹ của con, nên mẹ có quyền làm như thế?" Có một quy tắc dạy con luôn đúng rằng: "Nếu bố mẹ muốn dạy con như thế nào thì bố mẹ phải là người như thế đó", và trong vấn đề này cùng vậy.

Thi đạt điểm 10 nhưng mẹ không thực hiện lời hứa, hành vi của bé trai sau đó khiến chuyên gia xót xa: amp;#34;Mẹ thế sao dạy được conamp;#34; - 6

Có ý kiến cho rằng: "Khi bạn giữ lời hứa với con, bạn đang gửi tới trẻ thông điệp: 'Con rất quan trọng với bố/mẹ' và ngược lại". Chuyên gia nghĩ gì về ý kiến này?

Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Thông điệp sẽ không chỉ dừng lại ở lời nói trực tiếp, mà nó còn được thể hiện qua hành động, thái độ, cử chỉ... Khi bố mẹ nói với con một điều gì đó và bố mẹ thực hiện nó, thì đứa trẻ sẽ cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương từ bố mẹ dành cho mình.

Nhưng nếu như bố mẹ hứa với con và đó chỉ là lời hứa suông, nhưng không được thực hiện vì nhiều lý do cá nhân khác nhau của bố mẹ, thì lúc này đứa trẻ chắc chắn sẽ có cảm giác vị trí của bản thân trong lòng bố mẹ đang dần mất đi.

Vậy nên bố mẹ mới không dành sự ưu tiên cho mình mà sẵn sàng thất hứa để làm việc khác. Bên cạnh tâm trạng buồn bã và thất vọng của đứa trẻ, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái cũng sẽ xuất hiện những vết nứt.

Thi đạt điểm 10 nhưng mẹ không thực hiện lời hứa, hành vi của bé trai sau đó khiến chuyên gia xót xa: amp;#34;Mẹ thế sao dạy được conamp;#34; - 7

Biểu hiện nào ở trẻ cho thấy con đang bị ảnh hưởng từ tính thất hứa thường xuyên của bố mẹ? Bố mẹ nên giáo dục con trong vấn đề này như thế nào là hiệu quả nhất?

Nếu bố mẹ thất hứa thường xuyên, đứa trẻ cũng sẽ học theo thói xấu đó mà trở thành một đứa trẻ hay hứa nhưng không làm, dễ dàng đưa ra lời hứa một cách "vô tội vạ" mà không có sự suy nghĩ kỹ lưỡng rằng bản thân có khả năng hoàn thành nó hay không?

Như vậy, đứa trẻ sẽ dần hình thành tính cách vô trách nhiệm, cho rằng việc mình hứa nhưng không làm không phải là vấn đề quan trọng. Lúc này, trẻ hầu như không cảm nhận được việc làm của bản thân khiến cho người nhận được lời hứa bị tổn thương.

Vì vậy, để giáo dục con hiệu quả trong vấn đề này, trước tiên bố mẹ phải làm gương để cho con thấy bố mẹ là những người trọng chữ tín, biết giữ lời hứa. Thứ hai là thông qua phương tiện giao tiếp, giáo dục bằng lời nói, bố mẹ có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện ngụ ngôn, hoặc những tình huống thực tế trong cuộc sống để trẻ hiểu.

Đồng thời, bố mẹ cũng nên giúp cho trẻ biết được rằng, mình không cần phải hứa khi cảm thấy bản thân không thực hiện được, hoặc không muốn thực hiện. Bởi vì đôi khi trẻ sẽ hứa vì muốn làm hài lòng, muốn bố mẹ vui nhưng không làm. Tuy nhiên, điều này lại tệ hơn rất nhiều so với việc trẻ không hứa.

Chuyên gia tâm lý: Sự khác nhau giữa đứa trẻ được giáo dục Lùi 1 bước để thành công và Không bao giờ được phép thất bại
Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi chia sẻ, 2 cách giáo dục con cái "lùi 1 bước để thành công" và "không bao giờ được phép thất bại" có sự khác nhau...

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phương pháp giáo dục sớm