Chuyên gia tâm lý: Sự khác nhau giữa đứa trẻ được giáo dục "Lùi 1 bước để thành công" và "Không bao giờ được phép thất bại"

Kiều Trang - Ngày 09/05/2023 12:25 PM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi chia sẻ, 2 cách giáo dục con cái "lùi 1 bước để thành công" và "không bao giờ được phép thất bại" có sự khác nhau mà bố mẹ cần hiểu rõ.

Chuyên gia tâm lý: Sự khác nhau giữa đứa trẻ được giáo dục amp;#34;Lùi 1 bước để thành côngamp;#34; và amp;#34;Không bao giờ được phép thất bạiamp;#34; - 1

Trong cuộc sống hiện nay, cách giáo dục con cái "Lùi 1 bước để thành công" (tự do để thất bại) và "không bao giờ được phép thất bại" đều được sử dụng. Tuy nhiên, cách giáo dục "Không bao giờ được phép thất bại" vẫn còn phổ biến trong một số gia đình khiến nhiều đứa trẻ bị áp lực và rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực.

Bố mẹ trong những gia đình có tư tưởng này tin rằng, áp lực và kỳ vọng cao sẽ giúp con cái đạt được thành tích tốt hơn. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến sự căng thẳng và lo lắng cho trẻ em, khiến trẻ không muốn thử nghiệm và không dám đối mặt với thất bại.

Chuyên gia tâm lý: Sự khác nhau giữa đứa trẻ được giáo dục amp;#34;Lùi 1 bước để thành côngamp;#34; và amp;#34;Không bao giờ được phép thất bạiamp;#34; - 2

Dù là cách giáo dục con như thế nào, sự phát triển lành mạnh của trẻ cũng cần được ưu tiên hàng đầu (Ảnh minh hoạ Internet).

Trong khi đó, cách giáo dục mới này đang dần được khuyến khích hơn. Nhiều bố mẹ và giáo viên đã nhận ra rằng để trẻ em phát triển tốt nhất, cần cho trẻ sự tự do để thử nghiệm, sai lầm và học hỏi từ những thất bại.

Tuy nhiên, việc áp dụng cách giáo dục phương pháp này cũng cần sự cân nhắc và kỹ năng. Trẻ em cần sự hỗ trợ và sự giám sát của bố mẹ hoặc giáo viên để trẻ có thể đối mặt với thất bại một cách tích cực và học hỏi từ sai lầm.

Dưới góc nhìn tâm lý, chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi muốn chia sẻ với bố mẹ về quan điểm của mình đối với 2 cách giáo dục này. Từ đó, giúp các bậc bố mẹ đưa ra lựa chọn phù hợp nhất đối với đứa trẻ của mình, để giáo dục con cái hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và toàn diện cho trẻ.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Chuyên gia tâm lý: Sự khác nhau giữa đứa trẻ được giáo dục amp;#34;Lùi 1 bước để thành côngamp;#34; và amp;#34;Không bao giờ được phép thất bạiamp;#34; - 4

Thưa chuyên gia, bố mẹ tạo áp lực cho con cái quá lớn, về học tập và cả các vấn đề sinh hoạt trong cuộc sống, muốn con trở thành một đứa trẻ hoàn hảo. Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Trong cuộc sống, có áp lực một chút thì mới có cố gắng và gặt hái được thành công. Tuy nhiên, áp lực quá lớn thì ngược lại khiến chúng ta mệt mỏi và và cuối cùng là đem lại thất bại.

Trên đời này không có ai là hoàn hảo, và không thể có một điều gì là chân lý hoàn hảo cho tất cả mọi người, nên không thể có một đứa trẻ hoàn hảo theo cách bố mẹ mong. Do đó, bắt trẻ phải theo đuổi một điều không hiện hữu là không tưởng.

Đứa trẻ phải chịu áp lực lớn thường xuyên thì sẽ gặp căng thẳng kéo dài, dẫn đến kiệt sức về tinh thần và thể lý. Nhiều trẻ nội hoá các vấn đề rắc rối thì gặp vấn đề lòng tự trọng thấp, thiếu tự tin, lo âu, thậm chí trầm cảm, hoặc một số trẻ ngoại hoá ra bên ngoài những khó chịu đó thì trở nên bướng bỉnh, cáu gắt, thậm chí là quậy phá. Trầm trọng hơn, có nhiều trẻ tìm đến giải pháp tiêu cực khi đối diện với áp lực quá lớn trong thời gian dài.

Chuyên gia tâm lý: Sự khác nhau giữa đứa trẻ được giáo dục amp;#34;Lùi 1 bước để thành côngamp;#34; và amp;#34;Không bao giờ được phép thất bạiamp;#34; - 5

Theo góc nhìn của chuyên gia, có sự khác nhau nào trong tư tưởng giáo dục con: "Lùi một bước để tiến vài bước" và "Không bao giờ được phép thất bại"?

Hai cách giáo dục này có sự khác nhau, một bên thì cho phép sự thất bại để làm tiền đề cho sự tiến bộ, một bên thì không chấp nhận bất cứ sự thất bại nào. Có vẻ việc không chấp nhận thất bại sẽ đem lại nhiều áp lực hơn. Ông bà ta nói “thất bại là mẹ thành công”, không phải để khuyến khích chúng ta nên thất bại mà là khuyến khích chúng ta từ trong thất bại nhìn ra được cái sai để sửa, rút ra các bài học để trưởng thành hơn.

Do đó, nếu có sai cũng không thành vấn đề lớn, mà phải biết đứng lên từ chỗ sai và bước qua một cách thành công. Ngược lại, nếu trước khi làm một điều gì đó mà cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn mục tiêu và giải pháp phù hợp thì tỷ lệ thành công cũng sẽ cao hơn.

Chúng ta sẽ không tuyệt đối hoá cách nào, khi làm điều gì đó chúng ta luôn suy nghĩ kỹ, tìm giải pháp tối ưu nhất, nhưng nếu không kiểm soát được hết các vấn đề, dẫn đến thất bại thì từ đó rút kinh nghiệm để lần sau tốt hơn. Chúng ta không nên đề cao quá một quan điểm, sẽ dễ trở thành phiến diện.

Chuyên gia tâm lý: Sự khác nhau giữa đứa trẻ được giáo dục amp;#34;Lùi 1 bước để thành côngamp;#34; và amp;#34;Không bao giờ được phép thất bạiamp;#34; - 6

Biểu hiện nào cho thấy đứa trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý, bởi vì áp lực từ gia đình quá lớn. Tại thời điểm phát hiện con đang gặp vấn đề tâm lý thì bố mẹ nên làm gì?

Con gặp áp lực thường thể hiện qua khía cạnh thể chất cũng như tinh thần. Các biểu hiện có thể thấy dễ dàng như sự mệt mỏi, uể oải, chán nản thường xuyên. Con kém ăn, khó ngủ hoặc buồn ngủ liên tục trong ngày, người suy nhược thiếu sức sống, hay khát nước, biểu hiện căng cơ.

Có thể có các biểu hiện của lo lắng như dễ giật mình, khả năng tập trung chú ý giảm, khó giữ được bình tĩnh, hay sợ hãi. Con thường không tự tin thể hiện bản thân, ít giao lưu kết bạn, nằm ở nhà với hoạt động giải trí nhiều hơn, hay trì hoãn các deadline,…

Bố mẹ cần tìm hiểu những khó khăn con đang gặp phải, hướng dẫn con cách tách từng việc ra để xem xét giải quyết, đưa cho con những lời khuyên về giải pháp cho từng vấn đề. Lưu ý với con về việc đặt lại mục tiêu nếu nó đang quá cao. Nếu bé đã căng thẳng kéo dài thì nên để bé thư giãn, thay đổi lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện, gần gũi thiên nhiên là điều cần thiết.

Trấn an con bằng việc nếu không thành công như mong đợi con vẫn học được nhiều bài học, con vẫn là con và vẫn được mọi người yêu quý. Con có thể từ từ hoàn thành công việc/ mục tiêu của mình, không cần quá gấp. Con luôn có nhiều nguồn lực để hỗ trợ, chỉ cần con chịu nhờ/ sử dụng… Bố mẹ vẫn đồng hành cùng con và luôn yêu thương con cho dù kết quả thành công hay thất bại.

Chuyên gia tâm lý: Sự khác nhau giữa đứa trẻ được giáo dục amp;#34;Lùi 1 bước để thành côngamp;#34; và amp;#34;Không bao giờ được phép thất bạiamp;#34; - 7

Chuyên gia đã gặp trường hợp nào đứa trẻ vì từ nhỏ được bố mẹ giáo dục tư tưởng "không bao giờ được phép thất bại", mà có sự phát triển sai lệch về nhân cách như tính ích kỷ, tự cao, đố kỵ, dẫn đến hậu quả bị bạn bè xa lánh, hoặc không chịu được đả kích thất bại nên làm ra hành vi gây hại cho chính bản thân? Đứa trẻ ở trường hợp này, bố mẹ cần giáo dục con như thế nào?

Trường hợp một bạn học sinh lớp 10 từ nhỏ đã là ngôi sao ở trường vì bạn rất giỏi, luôn luôn đứng số 1 trong các lớp học nên đã trở thành hình ảnh con nhà người ta của nhiều bậc phụ huynh trong suốt các năm học cấp 1, cấp 2. Thế nhưng khi lên lớp 10 bạn cảm thấy sức học của mình bị đuối, phải nỗ lực học rất nhiều so với trước đây.

Tuy vậy, bài kiểm tra 45 phút đầu tiên ở trường bị điểm 5 ở môn hoá. Đây thực sự là cú sốc lớn với bạn, bạn dường như sụp đổ niềm tin vào khả năng của mình, bạn nghĩ rằng mình đã học dốt, bị mọi người chê cười và làm cho bố mẹ thất vọng. Chính vì vậy, bạn đã cúp tiết, trốn học và còn có suy nghĩ bỏ nhà đi vì sợ đối diện với bố mẹ.

Với trường hợp này, bạn đã đánh đồng điểm số với khả năng và con người của mình. Bố mẹ không nặng nề về điểm số và không thể hiện sự đánh giá về trẻ qua điểm số thì sẽ giảm áp lực cho con.

Dạy cho con hiểu được về sự thất bại và ý nghĩa của nó để trẻ hiểu và rút ra bài học. Con người không chỉ được đánh giá qua sự thành công, mà thực sự được nhìn nhận bằng mức cảm nhận hạnh phúc chủ quan, các mối quan hệ chất lượng và sự đóng góp ý nghĩa cho cuộc đời.

Sự khác biệt giữa đứa trẻ im lặng và đứa trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui chia sẻ về cách bố mẹ phản ứng như thế nào là phù hợp khi trẻ cãi lại lời bố mẹ.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tuổi dậy thì