Thời kỳ vàng phát triển trí não từ 0-6 tuổi: Mẹ làm được điều này con tăng nhanh chỉ số IQ

Kiều Trang - Ngày 29/10/2023 07:15 AM (GMT+7)

Bố mẹ nuôi dạy con đúng cách trong thời kỳ vàng phát triển trí não, chỉ số thông minh IQ của con sẽ tăng vụt.

Sự thật là có một mối quan hệ nhất định giữa trí thông minh và di truyền, nhưng trên thực tế, quá trình phát triển trí tuệ của trẻ còn được tính theo giai đoạn, chỉ khi nắm bắt được giai đoạn quan trọng và có cách nuôi dạy khoa học thì bố mẹ mới có thể phát huy toàn diện sự phát triển trí não của trẻ.

Thời kỳ vàng phát triển trí não từ 0-6 tuổi: Mẹ làm được điều này con tăng nhanh chỉ số IQ - 2

"Giai đoạn vàng" phát triển trí não vượt trội

Các nhà khoa học thần kinh đã phát hiện ra rằng, 0-6 tuổi là "giai đoạn vàng" cho sự phát triển trí tuệ, được chia thành ba giai đoạn. Việc tăng cường thúc đẩy tiềm năng của trẻ trong các giai đoạn này chắc chắn sẽ có tác động nhân đôi đối với sự phát triển trong tương lai của trẻ.

- Giai đoạn đầu tiên là từ 3 tháng đến 6 tháng sau sinh, lúc này tốc độ phát triển trí não đạt khoảng 50% đến 60%.

- Giai đoạn thứ hai là từ 6 tháng đến 3 năm sau sinh, tốc độ phát triển trí não đạt khoảng 80% đến 90%.

- Giai đoạn thứ ba là từ 3 đến 6 tuổi, tốc độ phát triển trí não đạt 100%.

0 - 6 tuổi là giai đoạn vàng phát triển trí não cho trẻ.

0 - 6 tuổi là giai đoạn vàng phát triển trí não cho trẻ.

Như vậy, trong độ tuổi từ 0-6 tuổi là giai đoạn quan trọng, có tính quyết định đến sự phát triển trí thông minh của trẻ, việc bố mẹ cung cấp, hỗ trợ đầy đủ phương pháp giáo dục, các chất dinh dưỡng cần thiết ở thời kỳ này sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

Thời kỳ vàng phát triển trí não từ 0-6 tuổi: Mẹ làm được điều này con tăng nhanh chỉ số IQ - 4

4 điều bố mẹ nên thiết lập cho trẻ trong "giai đoạn vàng" phát triển trí tuệ, tương lai con sẽ đạt được chỉ số IQ cao

Thời kỳ vàng phát triển trí não từ 0-6 tuổi: Mẹ làm được điều này con tăng nhanh chỉ số IQ - 5

Tích cực rèn luyện thể chất

Chuyên gia thần kinh John Reddy đã đưa ra những nghiên cứu quan trọng trong cuốn sách "Tập thể dục biến đổi bộ não", cho thấy sự tác động tích cực của các trò chơi và tập luyện thể dục lên cấu trúc não của con người. Theo kết quả nghiên cứu, tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn có khả năng tối ưu hóa hoạt động của não.

Khi trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động thể chất, cơ thể sẽ tăng cường cung cấp oxy và dưỡng chất đến não bộ. Điều này có tác động lớn đến sự vận hành của não, đặc biệt là khu vực có liên quan đến trí nhớ, tư duy và ra quyết định. Lượng oxy và dưỡng chất được cung cấp thông qua máu, giúp tăng cường sự kích thích và phát triển của các mạng lưới thần kinh trong não.

Trong quá trình tập luyện thể dục thể thao, cơ thể trẻ cũng tiết ra các chất hóa học tự nhiên như endorphin, serotonin và dopamine, góp phần làm tăng cảm giác hạnh phúc và giảm căng thẳng. Những chất hóa học này không chỉ có tác dụng làm giảm stress, mà còn tăng cường khả năng tập trung, cải thiện tinh thần và tăng sự tự tin của trẻ.

Một đầu óc minh mẫn, sáng tạo cần được rèn luyện khoẻ mạnh từ các hoạt động thể chất.

Một đầu óc minh mẫn, sáng tạo cần được rèn luyện khoẻ mạnh từ các hoạt động thể chất.

Bổ sung những thực phẩm phát triển trí não

Trẻ em trong giai đoạn phát triển não bộ mạnh mẽ, cần được bố mẹ chú trọng trong việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Đó là lý do mà chế độ ăn uống của trẻ phải được xây dựng một cách khoa học.

Axit béo Omega-3, đặc biệt là DHA, là một thành phần quan trọng của màng tế bào não, có khả năng tăng cường hoạt động của não. Nếu trẻ không nhận được đủ lượng axit béo này, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và chức năng của não bộ, bao gồm trí nhớ, khả năng tư duy, khả năng sáng tạo... Vì vậy, trẻ nên ăn nhiều sản phẩm từ đậu nành, trứng, sữa, thịt bò và các thực phẩm giàu lecithin và protein. 

Ngoài ra, nhóm vitamin cũng đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển và hoạt động của não bộ. Các loại vitamin A, B, C và E đều có tác dụng duy trì sự khỏe mạnh của não bộ, cải thiện chức năng thần kinh và hỗ trợ quá trình tư duy, sáng tạo.

Bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu axit béo và vitamin vào chế độ ăn hàng ngày, trẻ có thể tối ưu hóa sự phát triển và hoạt động của não bộ. Điều này có thể giúp trẻ tăng cường trí nhớ, khả năng tư duy, cải thiện trí thông minh và đạt được tiềm năng tối đa trong quá trình học tập và phát triển cá nhân.

Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ thông minh hơn.

Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ thông minh hơn.

Ngủ đủ giấc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em có chế độ nghỉ ngơi không lành mạnh thường gặp khó khăn trong việc tập trung và có trí nhớ kém. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học London ở Anh đã phát hiện ra một mối liên hệ quan trọng giữa giờ đi ngủ và hiệu suất tư duy của trẻ.

Theo nghiên cứu này, nếu trẻ không có một thời gian ngủ tương đối cố định hoặc thường đi ngủ muộn hơn 21 giờ, thì khả năng đọc, tính toán và các kỹ năng khác của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Điều này có nghĩa là trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tập trung vào việc đọc sách, giải các bài toán hay thực hiện các nhiệm vụ tư duy khác.

Ngoài ra, giấc ngủ không đủ, không đảm bảo chất lượng cũng có thể gây ra sự giảm sút trong khả năng phản ứng và nhận thức không gian của trẻ. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn trong vấn đề định vị không gian xung quanh, nhận biết các đối tượng và xử lý thông tin về môi trường xung quanh.

Từ đó, ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động hàng ngày của trẻ. Vậy nên, việc duy trì một giấc ngủ khoa học là rất quan trọng trong giai đoạn phát triển trí não, bố mẹ nên xây dựng cho con thói quen này càng sớm càng tốt.

Giấc ngủ cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển trí não của trẻ.

Giấc ngủ cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển trí não của trẻ.

Tăng giao tiếp giữa bố mẹ và con cái

Giao tiếp giữa bố mẹ và con cái không chỉ bắt đầu sau khi trẻ được sinh ra, mà còn hình thành ngay từ thời kỳ bào thai. Khi mẹ chạm vào bụng và nói chuyện với con, điều này tạo ra một sự giao tiếp đặc biệt. Bằng cách này, bố mẹ đã bắt đầu xây dựng một liên kết với con trước khi bé chào đời. 

Thực tế cho thấy, giao tiếp giữa bố mẹ và con cái có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trí não. Từ khi bé còn trong bụng mẹ, bé đã bắt đầu nghe thấy những gì mẹ nói. Và sau khi chào đời, bé sẽ dần hình thành khả năng bắt chước những từ ngữ và âm thanh mà mẹ sử dụng.

Trong quá trình này, não bộ của trẻ sẽ phát triển nhanh chóng và nhạy bén hơn. Đặc biệt là khi bé nghe thấy bố mẹ nói chuyện với mình một cách có ý thức, não bộ của bé sẽ được kích hoạt và có phản ứng mạnh mẽ.

Đó là lý do mà bố mẹ nên giao tiếp sớm và thường xuyên với con, điều này có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và thúc đẩy tư duy. Đồng thời, tạo ra một môi trường gia đình an lành, yêu thương cho trẻ. Tất cả những yếu tố này đóng góp vào sự phát triển toàn diện, không chỉ về khả năng ngôn ngữ mà còn về tư duy, sự sáng tạo và khả năng xã hội của trẻ.

Giao tiếp không chỉ giúp cải thiện mối quan hệ, mà còn kích hoạt hoạt động của não bộ.

Giao tiếp không chỉ giúp cải thiện mối quan hệ, mà còn kích hoạt hoạt động của não bộ.

Trẻ ngủ vào khung giờ này sẽ cao lớn nhanh và tăng IQ vượt bậc
Bố mẹ nên thiết lập cho trẻ thói quen ngủ khoa học, nhằm hỗ trợ tăng chiều cao và phát triển trí não tốt.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con thông minh