Nếu lúc này, bố mẹ dễ dàng chấp nhận để trẻ bỏ cuộc, sẽ khó xây dựng tương lai thành công như ý muốn.
Mới đây, trên các diễn đàn mạng xã hội Trung Quốc truyền tải câu chuyện về hai cha con, tạo ra nhiều luồng ý kiến, cũng như thức tỉnh các bậc phụ huynh khác cần nhìn nhận lại một số phương pháp giáo dục con tưởng như đúng đắn.
Vào một ngày, người con trai nói với bố.
"Con trai: Con không muốn học nhảy ạ?
Bố: Tại sao?
Con trai: Học nhảy mệt quá. Con phải luyện tập những động tác hàng ngày. Con muốn học hát.
Bố: Được rồi, con thích cái gì thì học cái đấy.
Một tháng sau
Con trai: Con không muốn học hát nữa.
Bố: Có chuyện gì thế?
Con trai: Con hát đến mức khàn giọng nhưng vẫn không hát hay được.
Bố: Thôi kệ, con con còn nhỏ, ở độ tuổi này nên chơi, bố mẹ con sẽ không ép con đâu.
Mười năm sau:
Giáo viên: Chúng ta sẽ tổ chức một bữa tiệc mừng năm mới và mọi người phải đăng ký một tài năng.
Trẻ: Thầy ơi, em không biết gì cả.
Giáo viên: Vậy thì em có trách nhiệm quét sàn và lau chùi!
Bố: Bữa tiệc mừng năm mới tuyệt lắm. Tại sao bố không thấy con biểu diễn?
Trẻ: Con không biết gì cả, làm sao con có thể lên sân khấu được? Tại sao bố không đầu tư cho con phát triển sở thích ngay từ đầu?
Bố: Lúc đầu là không muốn làm gì cả, sao có thể trách bố mẹ không đào tạo?
Con: Con không muốn học nên bố không cho con học? Tôi còn trẻ và chưa hiểu biết, bố cũng vậy à?
Người bố bất ngờ và không nói nên lời.
Thực tế, đây là câu chuyện mà nhiều gia đình sẽ gặp phải. Vậy làm thế nào để phát triển tiềm năng, nuôi dưỡng sở thích của trẻ? Có phải “tôn trọng” ý kiến của trẻ luôn là điều tốt?
“Tại sao bố mẹ không ép buộc con?”
Theo một thống kê, có đến 99% trẻ em đã nói với bố mẹ: Con không muốn học nữa.
Tất nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng không chỉ 99% trẻ không muốn học, mà ngay cả 99% người lớn cũng có suy nghĩ này.
So với việc “thích học”, “ghét học” có lẽ phù hợp với bản chất của trẻ hơn.
Nhưng liệu bố mẹ có nên luôn “tôn trọng” ý kiến của trẻ vì điều này không? Theo các chuyên gia là "Không thể". Bởi điều này có thể phát triển tính vô trách nhiệm với tương lai của trẻ.
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, không phải IQ quyết định tương lai của trẻ mà là sự kiên trì.
Trẻ nhỏ thường nhìn thấy niềm hạnh phúc trước mắt, mà chưa nhận thức rằng việc không chăm chỉ học hành nghiêm túc sẽ tạo ra khó khăn, vất vả trong tương lai.
Nếu lúc này, bố mẹ dễ dàng chấp nhận để trẻ bỏ cuộc, sẽ khó xây dựng tương lai thành công như ý muốn. Vì vậy, nhiều phụ huynh tự trách mình tại sao không ép buộc con mình ngay từ đầu.
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, không phải IQ quyết định tương lai của trẻ mà là sự kiên trì.
Trẻ em không có tầm nhìn xa nhưng bố mẹ nên
Nhà kinh tế học người Mỹ James J. Herman đã sử dụng kinh tế lượng để chứng minh rằng lợi tức đầu tư vào giáo dục sớm cho trẻ em là cao nhất.
Ông đã chỉ ra rằng việc đầu tư vào giai đoạn phát triển đầu đời mang lại những lợi ích vượt trội so với những giai đoạn sau này.
Ví dụ, nếu bố mẹ đầu tư 1 đồng cho trẻ từ 0-3 tuổi, có thể nhận lại 18 đồng. Đối với trẻ từ 3-4 tuổi, nếu đầu tư 1 đồng, sẽ nhận lại được 7 đồng. Tương tự, khi đầu tư 1 đồng vào trẻ tiểu học, bố mẹ chỉ nhận lại 3 đồng, trong khi ở giai đoạn đại học, đầu tư 1 đồng chỉ mang lại 1 đồng. Điều này cho thấy rằng giáo dục sớm là một khoản đầu tư tài chính thông minh, nền tảng vững chắc cho sự phát triển.
Tuy nhiên, có một thứ còn quan trọng hơn việc kiếm tiền, đó chính là thế giới tinh thần. Sự phát triển về mặt cảm xúc và xã hội trong những năm đầu đời có tác động sâu sắc đến cách trẻ tương tác với thế giới xung quanh. Học tập chăm chỉ và làm phong phú thế giới nội tâm, giúp trẻ hình thành sự tu dưỡng và tính cách tốt hơn.
Bố mẹ nên có tầm nhìn xa định hướng cho con.
Giáo dục không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt kiến thức mà còn là quá trình hình thành nhân cách và phát triển tư duy phản biện. Những trải nghiệm phong phú trong giai đoạn đầu đời, từ việc đọc sách, tham gia các hoạt động nghệ thuật, đến việc kết nối với bạn bè và gia đình, đều góp phần hình thành những giá trị sống, sự đồng cảm và khả năng tư duy sáng tạo.
Hơn nữa, việc đầu tư vào giáo dục sớm còn giúp trẻ phát triển những kỹ năng xã hội cần thiết, như khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, và giải quyết xung đột. Trẻ em được giáo dục tốt từ sớm có xu hướng tự tin, đối mặt với những thách thức và cơ hội trong tương lai.
Trẻ không có khả năng tập trung nhưng bố mẹ nên
Ông Ye Shengtao từng nói: "Giáo dục là gì? Nói một cách đơn giản rèn luyện những thói quen tốt".
Một số phụ huynh đã đăng ký cho con tham gia các lớp học sở thích với chi phí cao, nhưng không thực sự mang lại hiệu quả.
Nguyên nhân cơ bản khiến trẻ không muốn học là vì càng học càng thấy nản, hích nghĩ đến chuyện khác và mất tập trung.
Bố mẹ chỉ cần làm một việc, đó là cùng con giải quyết những gì đã học ngày hôm đó mỗi tối.
Hãy hỏi trẻ:
- Hôm nay có bao nhiêu bài tập ở mỗi môn?
- Độ khó của từng môn học là gì?
- Trẻ muốn bắt đầu như thế nào?
- Trẻ muốn bắt đầu với môn học nào?
Nếu trẻ đã ở trạng thái sẵn sàng thì nên bắt đầu với những môn khó nhất trước, khó trước dễ sau để nâng cao hiệu quả làm bài tập.
Nếu trạng thái quá mệt mỏi thì trước tiên hãy thực hiện một số nhiệm vụ đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều nỗ lực về tinh thần. Khi trẻ đã tăng hứng thú, hãy thêm những nhiệm vụ khó hơn.
Trong quá trình này, trẻ chỉ có một yêu cầu duy nhất, đó là sự tập trung.
Trẻ không có niềm tin nhưng bố mẹ nên
Romain Rolland từng nói rằng kẻ thù đáng sợ nhất là sự thiếu niềm tin vững chắc. Nếu bố mẹ không giúp trẻ phát triển niềm tin này từ khi còn nhỏ, sẽ khó để trẻ tự hình thành tính cách này khi trưởng thành.
Niềm tin vào bản thân là nền tảng cho sự tự tin, động lực giúp trẻ vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Nếu trẻ không được nuôi dưỡng niềm tin vào khả năng của mình, sẽ dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn, dẫn đến sự chán nản và thiếu động lực trong việc theo đuổi ước mơ.
Hãy nuôi dưỡng niềm tin bên trong trẻ.
Thực tế, bỏ cuộc thì dễ nhưng kiên trì thì khó. Trong cuộc sống, trẻ sẽ gặp phải nhiều thử thách và thất bại. Điều quan trọng nhất là dạy trẻ tính kiên trì ngay từ đầu, hiểu rằng thất bại không phải là điểm kết thúc mà chỉ là một phần của hành trình.
Khi trẻ trải qua những thất bại, nếu được sự hỗ trợ và động viên từ bố mẹ, ẽ học được cách đứng dậy và tiếp tục cố gắng. Đó là lúc mà trẻ phát triển khả năng trưởng thành qua những trải nghiệm thực tế, từ đó hình thành nên một tinh thần bền bỉ và kiên cường.