Trẻ có EQ thấp hay nói 4 câu, đừng đợi đến khi con thiệt thòi ngoài xã hội mới chịu tìm hiểu

Thi Thi - Ngày 21/03/2024 08:00 AM (GMT+7)

Đứa trẻ có EQ thấp thường sẽ bộc lộ thông qua hành vi, lời nói hàng ngày. 

Trí tuệ cảm xúc nói một cách đơn giản, là sự khôn ngoan của một người trong việc xử lý cảm xúc, thấu hiểu và hòa hợp với người khác. Đồng thời, cũng là cách chúng ta biết giữ tinh thần lạc quan khi gặp khó khăn.

Như Goleman, tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Harvard, cho biết: IQ chỉ đóng vai trò 20% trong sự thành công của một người, trong khi trí tuệ cảm xúc lại chiếm đến 80%.

Theo đó, đứa trẻ có EQ thấp thường sẽ bộc lộ thông qua hành vi, lời nói hàng ngày. 

Trẻ có EQ thấp hay nói 4 câu, đừng đợi đến khi con thiệt thòi ngoài xã hội mới chịu tìm hiểu - 1

Trẻ có trí tuệ cảm xúc (EQ) thấp dễ bị tổn thương?

Đứa trẻ có EQ thấp thường khó kiểm soát cảm xúc, một khi cảm xúc mất kiểm soát, hành vi dễ trở nên bốc đồng và vô tổ chức. Trẻ khó chịu đựng khó khăn về tinh thần khi có vấn đề gì đó xảy ra.

Trong quá trình phát triển của trẻ, khả năng kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng quan trọng, giúp trẻ tạo ra sự cân bằng và ổn định trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, đối với những đứa trẻ thiếu trí tuệ cảm xúc, việc này trở nên vô cùng khó khăn.

Trẻ dễ tức giận, khóc lóc, hoặc thậm chí có những hành động tự tổn thương. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân, gây khó khăn cho những người xung quanh trong việc hiểu và hỗ trợ.

Đứa trẻ có EQ thấp thường khó kiểm soát cảm xúc.

Đứa trẻ có EQ thấp thường khó kiểm soát cảm xúc.

Trẻ có EQ thấp hay nói 4 câu, đừng đợi đến khi con thiệt thòi ngoài xã hội mới chịu tìm hiểu - 3

4 câu trẻ có EQ thấp hay nói 

"Con không quan tâm..."

Câu này thường xuất hiện khi trẻ đáp lại những gợi ý, hướng dẫn của bố mẹ hoặc thầy cô...

Một đứa trẻ luôn nói “Con không quan tâm” thường thiếu kỹ năng tự chủ, quản lý cảm xúc và thường không sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thử thách.

Hệ quả để lại ấn tượng cho người khác thường là ích kỷ, thờ ơ, thiếu sự đồng cảm và hợp tác … Những đứa trẻ như vậy rất khó nhận được sự tôn trọng, hay tình bạn chân thành.

Trẻ có EQ thấp hay nói 4 câu, đừng đợi đến khi con thiệt thòi ngoài xã hội mới chịu tìm hiểu - 4

"Đó không phải lỗi của con..."

Câu này thường xuất hiện khi trẻ mắc lỗi hoặc có mâu thuẫn với bạn bè...

Khi trẻ nói những điều này thường muốn trốn tránh trách nhiệm, không muốn thừa nhận lỗi lầm.

Thái độ này không chỉ ngăn cản trẻ học hỏi từ những sai lầm, mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ và sự phát triển trong tương lai.

"Để cho con yên..."

Trẻ EQ thấp có thể thiếu khả năng tự điều chỉnh và tự lập. Trẻ cảm thấy bị áp lực khi đối mặt với những tình huống mới, khó khăn hoặc xung đột.

Việc yêu cầu người lớn "để cho con yên" có thể là cách trẻ "chạy trốn", không muốn đối mặt với vấn đề mà mình đang gặp phải.

"Không phải việc của con…''

Trẻ có trí tuệ cảm xúc cao thường có khả năng hiểu và chú ý đến cảm xúc của người khác, sẵn sàng đóng góp cho một nhóm hoặc tập thể và thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội, cũng như sự đồng cảm mạnh mẽ.

Ngược lại, trẻ EQ thấp thường xuyên nói "Không phải việc của con…'' là do trẻ quá quan tâm đến lợi ích của bản thân, bỏ qua nhu cầu của người khác, điều này thường tạo cho mọi người ấn tượng về sự thờ ơ và thiếu quan tâm. Hành vi này thường khiến họ bị cô lập về mặt xã hội.

Trẻ có EQ thấp hay nói 4 câu, đừng đợi đến khi con thiệt thòi ngoài xã hội mới chịu tìm hiểu - 5

Trẻ có EQ thấp hay nói 4 câu, đừng đợi đến khi con thiệt thòi ngoài xã hội mới chịu tìm hiểu - 6

Làm thế nào để giúp trẻ nâng cao trí tuệ cảm xúc?

Giáo sư Daniel Goleman của Đại học Harvard, đã nghiên cứu mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và thành công. Ông nhận thấy những người có trí tuệ cảm xúc cao làm việc suôn sẻ hơn, có nhiều bạn bè và sống cuộc sống hạnh phúc hơn.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng EQ cao không hoàn toàn đến từ di truyền, nền giáo dục và môi trường cũng có tác động quan trọng.

Rèn luyện EQ cho trẻ là một quá trình nhiều mặt, liên quan đến nhiều khía cạnh như quản lý cảm xúc, giao tiếp giữa các cá nhân và trau dồi sự đồng cảm. Sau đây là một số phương pháp và gợi ý cụ thể mà các bậc phụ huynh nên tham khảo.

Dạy trẻ nhận biết và quản lý cảm xúc

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những bậc phụ huynh thường xuyên giao tiếp tình cảm, sẽ dễ dạy con có EQ cao hơn. 

Bố mẹ nên giúp trẻ nhận biết những cảm xúc như vui, giận, buồn là gì và có thể diễn đạt chúng một cách chính xác.

Ví dụ, khi trẻ trở nên tức giận, mẹ cần nói với trẻ rằng đây là cảm xúc gì và dạy trẻ sử dụng các phương pháp đúng đắn, chẳng hạn như hít thở sâu để làm dịu cảm xúc.

Đồng thời, khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc, dù vui hay buồn bố mẹ cũng nên kiên nhẫn lắng nghe, quan tâm và hỗ trợ. Bằng cách này, trẻ có thể học cách đối mặt với nhiều cảm xúc khác nhau một cách tích cực và không còn sợ hãi hay trốn tránh nữa.

Cách tiếp cận này giúp trẻ cải thiện EQ, rèn luyện sự tự tin, mạnh mẽ hơn và có khả năng đương đầu tốt hơn với những thử thách trong cuộc sống.

Bố mẹ nên giúp trẻ nhận biết những cảm xúc như vui, giận, buồn là gì.

Bố mẹ nên giúp trẻ nhận biết những cảm xúc như vui, giận, buồn là gì.

Nuôi dưỡng sự đồng cảm của con 

Giáo sư Daniel Goleman tin rằng sự đồng cảm là một trong những yếu tố then chốt của trí tuệ cảm xúc, không chỉ cho phép trẻ suy nghĩ về vấn đề từ quan điểm của người khác, mà còn nâng cao khả năng quản lý cảm xúc, cho phép đương đầu với những xung đột, khó khăn để giữ bình tĩnh và lý trí.

Hãy kể cho trẻ nghe một số câu chuyện về sự đồng cảm, để trẻ hiểu vấn đề từ góc nhìn của người khác thông qua việc nhập vai, tham gia các hoạt động tập thể, dạy trẻ lắng nghe và tôn trọng ý kiến, cảm xúc của người khác… đều là những cách tốt để nuôi dưỡng EQ tốt.

Phát triển kỹ năng giao tiếp

Các nhà giáo dục thường tin rằng kỹ năng giao tiếp tốt là một phần quan trọng của EQ cao, giúp trẻ giao tiếp hiệu quả hơn với người khác, xây dựng mối quan hệ và xử lý các xung đột tốt hơn.

Bố mẹ có thể thử các phương pháp sau để cải thiện kỹ năng giao tiếp của con mình:

Trước hết, hãy dạy trẻ một số từ lịch sự cơ bản và chuẩn mực hành vi như xin chào, xin lỗi, cảm ơn... để trẻ học cách thể hiện sự tôn trọng và tử tế cơ bản khi tương tác với người khác.

Hãy dạy trẻ một số từ lịch sự cơ bản và chuẩn mực hành vi như xin chào, xin lỗi, cảm ơn...

Hãy dạy trẻ một số từ lịch sự cơ bản và chuẩn mực hành vi như xin chào, xin lỗi, cảm ơn... 

Thứ hai, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội khác nhau như họp mặt bạn bè, hoạt động nhóm,... và rèn luyện các kỹ năng xã hội thông qua thực hành.

Đồng thời, nắm bắt những cơ hội trong cuộc sống để dạy cho trẻ một số kỹ năng xã hội nhằm giải quyết xung đột. Ví dụ, khi bạn bè tranh nhau đồ chơi, làm thế nào để giải quyết xung đột bằng cách thông cảm, hiểu nhau và đề xuất giải pháp mà cả hai bên đều chấp nhận được. Cuối cùng, bố mẹ cũng cần làm gương tốt để trẻ học hỏi.

Vì vậy, bố mẹ nên chú ý đến việc nuôi dưỡng EQ cho con. Hãy quan sát con thường xuyên hơn để biết mức độ EQ như thế nào.

Khi nhận thấy EQ của trẻ thấp, hãy nhanh chóng để điều chỉnh phù hợp dựa trên tính cách và đặc điểm của con. Bằng cách này, trẻ có thể thích nghi tốt hơn với xã hội trong tương lai và có cơ hội sống một cuộc sống hạnh phúc 

Trẻ có EQ thấp hay nói 4 câu, đừng đợi đến khi con thiệt thòi ngoài xã hội mới chịu tìm hiểu - 9

Trẻ có EQ thấp hay nói 4 câu, đừng đợi đến khi con thiệt thòi ngoài xã hội mới chịu tìm hiểu - 10

Giáo sư tâm lý: Trẻ EQ thấp thường có 3 hành vi trên bàn ăn, mẹ điều chỉnh ngay để cứu vớt cuộc đời con
Một giáo sư tâm lý nổi tiếng từng thẳng thắn chỉ rõ trẻ có EQ thấp sẽ có 3 hành vi trên bàn ăn.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con