Trẻ con thời nay "hù dọa" cả người lớn, tiến sĩ tâm lý: Không vững 5 điều dễ bị con thao túng tâm lý

Kiều Trang - Ngày 14/03/2024 08:28 AM (GMT+7)

Trẻ em có thể sử dụng các hành vi dọa dẫm, hù họa hoặc “thao túng” tâm lý người lớn như một phương tiện để khẳng định quyền kiểm soát hoặc thu hút sự chú ý.

Trong quá trình nuôi dạy con cái, một số bậc phụ huynh có thể sẽ phát hiện ra đứa trẻ của mình có thói quen "hù doạ" bố mẹ bằng những câu nói như "Nếu bố mẹ không mua món đồ này cho con, con sẽ nhịn ăn", "Bố mẹ mà la mắng con nữa, con sẽ bỏ nhà ra đi", "Con sẽ bỏ học nếu mẹ không cho con quen bạn gái",... hoặc thậm chí có thể lợi dụng những hành động trực tiếp như một cách để thể hiện sự chống đối.

Nguyên nhân của diễn biến tâm lý này thường xuất phát từ việc trẻ muốn đạt được mục đích riêng, hoặc thể hiện sự bất mãn khi bị bố mẹ giới hạn hay cấm cản nhu cầu cá nhân. Vì để bảo vệ quyền lợi của bản thân mà trẻ có xu hướng lợi dụng những hành động hoặc lời nói để "hù doạ" bố mẹ, buộc bố mẹ phải thuận theo ý trẻ bất cứ khi nào hay chuyện gì mà con muốn.

Bố mẹ cần điều chỉnh ngay tâm lý hù doạ của con cái trước khi quá muộn (Ảnh minh hoạ).

Bố mẹ cần điều chỉnh ngay tâm lý "hù doạ" của con cái trước khi quá muộn (Ảnh minh hoạ).

Đây có thể là phản ứng tâm lý tự nhiên, thế nhưng về lâu về dài nếu bố mẹ không can thiệp và có sự hướng dẫn để điều chỉnh điều này ở trẻ, con sẽ rất dễ phát triển những suy nghĩ và hành vi lệch lạc trong tương lai. Thậm chí còn làm suy yếu quyền lực của phụ huynh trong mắt con trẻ, từ đó khiến cho việc nuôi dạy con ngày càng trở thành một vấn đề nan giải, khó khăn đối với các bậc bố mẹ.

Để hạn chế kết quả này xảy ra, Tiến sĩ Tâm lý Nhi Nguyễn Thị Tú Anh đã thẳng thắn góp ý, cũng như đưa ra những lời khuyên bổ ích, có tính chuyên môn về chủ đề này dưới đây để các ông bố bà mẹ tham khảo.

Tiến sĩ Tâm lý Nhi Nguyễn Thị Tú Anh.

Tiến sĩ Tâm lý Nhi Nguyễn Thị Tú Anh.

Trẻ con thời nay amp;#34;hù dọaamp;#34; cả người lớn, tiến sĩ tâm lý: Không vững 5 điều dễ bị con thao túng tâm lý - 3

Thưa chuyên gia, thực tế chứng minh nhiều đứa trẻ có tâm lý "hù doạ" bố mẹ để đạt được mục đích hoặc khi bị cấm cản nhu cầu, chẳng hạn như "Nếu bố mẹ không mua món đồ này cho con, con sẽ nhịn ăn", "Bố mẹ mà la mắng nữa, con sẽ bỏ nhà ra đi", "Con sẽ bỏ học nếu mẹ không cho con quen bạn gái",... Vì sao trẻ lại hình thành tâm lý này? 

Trẻ em có thể sử dụng các hành vi dọa dẫm, hù họa hoặc “thao túng” tâm lý người lớn như một phương tiện để khẳng định quyền kiểm soát hoặc thu hút sự chú ý. Một số nguyên nhân góp phần vào hành vi này, bao gồm:

- Mong muốn tự chủ: Trẻ em, đặc biệt là ở tuổi thiếu niên, luôn muốn khẳng định sự tự chủ và độc lập. “Đe dọa” có thể là một nỗ lực của trẻ nhằm thiết lập quyền được tự kiểm soát cuộc sống của mình.

- Phong cách giao tiếp: Nếu trẻ chứng kiến người khác sử dụng sự đe dọa như một hình thức giao tiếp thường xuyên, trẻ có thể áp dụng chiến thuật này để bày tỏ nhu cầu hoặc mong muốn của mình.

- Thể hiện cảm xúc: Những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc của mình có thể sử dụng những lời nói hoặc lời đe dọa cực đoan như một cách để bày tỏ sự thất vọng to lớn, cảm giác tức giận hoặc mong muốn được đồng cảm, vì trẻ không biết cách thể hiện cảm xúc một cách phù hợp.

- Kiểm tra giới hạn của người lớn: Trẻ em thường liên tục kiểm tra các ranh giới do người lớn đặt ra, để hiểu được giới hạn tầm ảnh hưởng của mình. Đe dọa có thể là một hành vi thăm dò để đánh giá phản ứng của bố mẹ, để xem bố mẹ nghiêm túc với các giới hạn đến đâu.

Trẻ con thời nay amp;#34;hù dọaamp;#34; cả người lớn, tiến sĩ tâm lý: Không vững 5 điều dễ bị con thao túng tâm lý - 4

Đối với những lời "hù doạ" của con, bố mẹ nên có phản ứng và cách xử lý ra sao là phù hợp?

- Giữ bình tĩnh và lắng nghe: Bố mẹ nên giữ bình tĩnh, tránh những phản ứng cảm xúc nhất thời. Tích cực lắng nghe những mối quan tâm của trẻ để hiểu được bản chất của những vấn đề cơ bản của trẻ.

- Đặt ranh giới rõ ràng và hợp lý: Truyền đạt rõ ràng về các ranh giới đã được thiết lập, đảm bảo trẻ hiểu rõ và ghi nhớ. Những kỳ vọng nhất quán và thực tế sẽ giúp trẻ hiểu được giới hạn của những hành vi nào là có thể chấp nhận được.

- Khuyến khích giao tiếp cởi mở: Nuôi dưỡng một môi trường cởi mở để trẻ cảm thấy an toàn khi bày tỏ cảm xúc, và các mối quan tâm của mình mà không cần dùng đến việc đe dọa thì mới được để ý đến.

- Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề: Hướng dẫn trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả. Khuyến khích trẻ bày tỏ nhu cầu và mong muốn theo cách mang tính xây dựng.

- Cung cấp các lựa chọn thay thế: Giúp trẻ khám phá những cách thay thế để đáp ứng nhu cầu của mình mà không cần dùng đến việc đe dọa. Dạy trẻ phát triển và luyện tập kỹ năng đàm phán và thỏa hiệp.

Trẻ con thời nay amp;#34;hù dọaamp;#34; cả người lớn, tiến sĩ tâm lý: Không vững 5 điều dễ bị con thao túng tâm lý - 5

Trường hợp bố mẹ thuận theo hoặc tỏ ra mặc kệ con thì sẽ có những ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

- Củng cố, làm gia tăng hành vi thao túng, doạ dẫm: Nếu bố mẹ nhượng bộ trước những lời đe dọa, điều đó sẽ củng cố ý tưởng rằng thao túng là một phương thức hiệu quả để đạt được điều mình muốn, rất có khả năng cao trẻ sẽ gia tăng những hành vi như vậy trong tương lai.

- Ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ bố mẹ và con cái: Việc liên tục đầu hàng, nhượng bộ hoặc phớt lờ những lời đe dọa có thể làm căng thẳng mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, như: hiểu lầm, giao tiếp tiêu cực, giận dữ hoặc né tránh tiếp xúc.

- Thiếu trách nhiệm: Việc bỏ qua các mối đe dọa có thể dẫn đến việc trẻ thiếu trách nhiệm, vì chúng không hiểu được hậu quả của những hành vi không phù hợp.

Trẻ con thời nay amp;#34;hù dọaamp;#34; cả người lớn, tiến sĩ tâm lý: Không vững 5 điều dễ bị con thao túng tâm lý - 6

Tình trạng trẻ hù doạ, thao túng tâm lý bố mẹ phổ biến ở độ tuổi nào, chuyên gia gợi ý một số giải pháp để trẻ thôi "bắt nạt" bố mẹ?

Các hành vi này có thể xuất hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau của thời thơ ấu, nhưng chúng thường phổ biến và nghiêm trọng hơn ở giai đoạn tuổi thiếu niên khi mong muốn độc lập của trẻ ngày càng tăng.

Lời khuyên:

- Thiết lập môi trường cởi mở: Nuôi dưỡng một môi trường nơi trẻ cảm thấy thoải mái khi thể hiện bản thân một cách cởi mở, giảm nhu cầu sử dụng các chiến thuật dọa dẫm.

- Dạy trẻ điều tiết cảm xúc: Giúp trẻ phát triển những cách lành mạnh để thể hiện và quản lý cảm xúc của mình, giảm khả năng phải dùng đến việc đe dọa.

- Giao tiếp lành mạnh và tích cực: Thể hiện sự giao tiếp tôn trọng và hiệu quả trong gia đình, làm gương cho trẻ noi theo.

- Cung cấp các sự động viên và khuyến khích tích cực: Ghi nhận và khen thưởng những hành vi tích cực, cho trẻ hiểu rằng hợp tác và giao tiếp sẽ dẫn đến kết quả tích cực.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia: Nếu các hành vi tâm lý vẫn tiếp diễn, việc tìm kiếm sự hướng dẫn từ các nhà tâm lý học hoặc tham vấn trẻ em có thể cung cấp các chiến lược chuyên biệt để giải quyết các vấn đề tiềm ẩn, và khuyến khích giao tiếp lành mạnh hơn.

Trẻ con thời nay amp;#34;hù dọaamp;#34; cả người lớn, tiến sĩ tâm lý: Không vững 5 điều dễ bị con thao túng tâm lý - 8

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời