Trẻ tiểu học đã có tính nịnh nọt là tốt hay xấu? Câu trả lời của chuyên gia Việt khiến nhiều bố mẹ bất ngờ

Kiều Trang - Ngày 29/02/2024 12:00 PM (GMT+7)

Các chuyên gia xem việc nịnh nọt ở trẻ em là một hành vi phức tạp có thể có cả khía cạnh tích cực và tiêu cực.

Trẻ em, trong quá trình trưởng thành thường phát triển các thói quen hay tính cách khiến bố mẹ và những người xung quanh cảm thấy cực kỳ đáng yêu. Đặc biệt là khi bố mẹ thấy đứa trẻ của mình sống tình cảm, ngoan ngoãn nghe lời. 

Tuy nhiên, không phải thói quen và tính cách nào trẻ bộc lộ cũng nên được bố mẹ khuyến khích rèn luyện. Thực tế thì có một thói quen mà rất nhiều trẻ phát triển trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đó là thói nịnh nọt. Nịnh nọt thường được thể hiện bằng hành động hoặc lời nói, khi trẻ mong muốn giành được sự chú ý và tình yêu thương từ mọi người xung quanh, nhất là bố mẹ.

Các chuyên gia xem việc nịnh nọt ở trẻ em là một hành vi phức tạp có thể có cả khía cạnh tích cực và tiêu cực (Ảnh minh hoạ).

Các chuyên gia xem việc nịnh nọt ở trẻ em là một hành vi phức tạp có thể có cả khía cạnh tích cực và tiêu cực (Ảnh minh hoạ).

Trẻ sống tình cảm, ăn nói khéo léo là điều tốt, nhưng nếu bố mẹ hoặc người lớn nhận thấy trẻ bỗng nhiên ngoan ngoãn, sử dụng ngôn ngữ hoặc hành vi một cách giả tạo hay chỉ cố thể hiện để làm vừa lòng người khác thì cần chú ý xem xét. 

Bởi thói quen nịnh nọt của trẻ khi được bộc lộ một cách thái quá hoặc không đúng cách có thể mang lại những hậu quả tiêu cực đối với quá trình hình thành nhân cách, và sự phát triển lành mạnh trong tương lai của trẻ về sau.

Hiểu được điều này, Tiến sĩ tâm lý Nhi Nguyễn Thị Tú Anh đã có những chia sẻ thú vị và bổ ích dưới đây để các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về thói quen nịnh nọt của nhiều trẻ nhỏ, từ đó kịp thời đưa ra sự điều chỉnh phù hợp trong cách nuôi dạy để giúp con trẻ phát triển những hành vi chuẩn mực và tự tin hơn.

Tiến sĩ Tâm lý Nhi Nguyễn Thị Tú Anh.

Tiến sĩ Tâm lý Nhi Nguyễn Thị Tú Anh.

Trẻ tiểu học đã có tính nịnh nọt là tốt hay xấu? Câu trả lời của chuyên gia Việt khiến nhiều bố mẹ bất ngờ - 3

Thói quen nịnh nọt của trẻ có thể phát triển từ đâu? Liệu có yếu tố nào trong môi trường gia đình hoặc xã hội có thể khuyến khích thói quen này của trẻ? 

Thói quen nịnh nọt của trẻ có thể phát triển từ nhiều ảnh hưởng khác nhau trong gia đình và môi trường xã hội. Các yếu tố như sự kỳ vọng của bố mẹ, mong muốn luôn được ghi nhận, chú ý hoặc chứng kiến hành vi tương tự trong bối cảnh gia đình - xã hội có thể góp phần gây ra hành vi nịnh nọt này ở trẻ em.

Trong những gia đình mà sự khen ngợi theo cách quá để ý đến thành tích, kết quả được nhấn mạnh nhiều và gắn liền với tình yêu có điều kiện, hoặc so sánh quá nhiều, trẻ có thể học cách sử dụng lời tâng bốc như một chiến lược để thu hút sự chú ý từ người lớn.

Ngoài ra, các chuẩn mực xã hội như coi trọng sự tuân thủ và xã giao quá mức cũng có thể góp phần gia tăng sự phát triển thói quen này ở trẻ em.

Trẻ tiểu học đã có tính nịnh nọt là tốt hay xấu? Câu trả lời của chuyên gia Việt khiến nhiều bố mẹ bất ngờ - 4

Theo quan điểm của chuyên gia, thói quen nịnh nọt của trẻ là tốt hay xấu?

Mặc dù việc thể hiện tình cảm tích cực thường được khuyến khích, nhưng thói quen nịnh nọt quá mức có thể gây ra nhiều thách thức, hệ quả và vấn đề trong việc hình thành tính cách của trẻ. Các chuyên gia xem việc nịnh nọt ở trẻ em là một hành vi phức tạp có thể có cả khía cạnh tích cực và tiêu cực.

Về mặt tích cực, nó có thể cho thấy nhận thức xã hội và mong muốn tương tác tích cực, xây dựng nhiều mối quan hệ lành mạnh của trẻ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức hoặc thường xuyên giao tiếp không chân thành, nó có thể cản trở sự phát triển các kỹ năng giao tiếp tự nhiên, cách thể hiện tình cảm chân thành và về lâu dài có thể dẫn đến việc thiếu khả năng thể hiện bản thân một cách chân thực. 

Điều này có thể khiến cho người đối diện cảm thấy khó chịu, thậm chí là ác cảm hoặc dè chừng, tránh né và ảnh hưởng đến chất lượng các mối quan hệ khi trẻ lớn lên.

Trẻ tiểu học đã có tính nịnh nọt là tốt hay xấu? Câu trả lời của chuyên gia Việt khiến nhiều bố mẹ bất ngờ - 5

Làm thế nào để phân biệt giữa việc trẻ cần sự quan tâm và việc trẻ đang sử dụng thói quen nịnh nọt để đạt được lợi ích cá nhân?

Người lớn cần có sự nhạy cảm và quan sát cẩn thận để có thể phân biệt được việc trẻ cần sự chú ý, hay thật sự có mục tiêu dùng sự nịnh nọt để đạt được các lợi ích cá nhân.

Các dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ thực sự cần được quan tâm bao gồm những nỗ lực nhất quán để tham gia vào các tương tác có ý nghĩa tình cảm với người lớn, tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt cảm xúc hoặc thể hiện những hành vi biểu hiện rằng con đang gặp khó khăn khi phải đương đầu với các cảm xúc to lớn.

Mặt khác, xu nịnh vì lợi ích cá nhân có thể có đặc điểm là không nhất quán, không thành thật và tập trung vào việc đạt được phần thưởng vật chất hoặc để trốn tránh hậu quả lỗi lầm.

Trẻ tiểu học đã có tính nịnh nọt là tốt hay xấu? Câu trả lời của chuyên gia Việt khiến nhiều bố mẹ bất ngờ - 6

Bố mẹ cần điều chỉnh thói quen nịnh nọt này của trẻ như thế nào cho phù hợp?

- Khuyến khích sự thể hiện chân thành: Bố mẹ nên tạo môi trường để trẻ cảm thấy an toàn khi bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc chân thật của mình. Khuyến khích sự giao tiếp cởi mở và đảm bảo với trẻ rằng ý kiến trung thực của trẻ luôn được bố mẹ đánh giá cao.

- Dạy trẻ biết điều tiết cảm xúc: Giúp trẻ phát huy những cách hiệu quả để thể hiện và quản lý cảm xúc của mình. Dạy trẻ các chiến lược tích cực khi trẻ cần có sự chú ý, và bày tỏ nhu cầu chính đáng của bản thân theo cách hữu ích.

- Trở thành tấm gương tốt: Bố mẹ nên làm gương cho việc giao tiếp chân thành và thể hiện giá trị của sự trung thực trong tất cả các mối quan hệ. Trẻ em thường bắt chước hành vi mà chúng quan sát thấy ở người chăm sóc chính như ông bà, bố mẹ.

- Cung cấp sự ghi nhận, ngợi khen tích cực: Để củng cố những hành vi tốt và chân thành của trẻ mà không chỉ dựa trên sự xu nịnh, người lớn cần ghi nhận những nỗ lực giao tiếp một cách chân thực và thể hiện cảm xúc một cách thích hợp với trẻ.

- Đặt ra những kỳ vọng thực tế: Tránh đặt những kỳ vọng thiếu thực tế lên trẻ, điều này có thể khiến trẻ sử dụng những lời nịnh nọt như một phương tiện để đáp ứng những nhu cầu riêng. Khuyến khích cá tính riêng và tôn vinh những phẩm chất độc đáo của trẻ.

Giải quyết thói quen nịnh nọt, bố mẹ cần phải lưu tâm đến việc giữ được sự cân bằng giữa các tương tác xã hội tích cực và sự thể hiện bản thân chân thật, với mục tiêu cuối cùng là góp phần nâng cao trí tuệ cảm xúc và năng lực xã hội của trẻ.

Trẻ tiểu học đã có tính nịnh nọt là tốt hay xấu? Câu trả lời của chuyên gia Việt khiến nhiều bố mẹ bất ngờ - 7

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phương pháp giáo dục sớm