Trẻ "bám mẹ" và trẻ được ông bà, người giúp việc chăm, ai lớn lên tốt hơn? Chuyên gia có câu trả lời không tưởng

Kiều Trang - Ngày 12/03/2024 11:30 AM (GMT+7)

Đứa trẻ "thiếu hơi mẹ" có những ảnh hưởng tâm lý không tưởng.

Không phải tự nhiên mà nhiều người nói rằng, tuổi thơ của đứa trẻ có mẹ đồng hành sẽ phát triển toàn diện hơn so với đứa trẻ vắng bóng mẹ hay xa mẹ từ bé. Thực tế và các kết quả nghiên cứu đã chứng minh, trẻ nhỏ có thể bị ảnh hưởng tâm lý khi trải qua quá trình "thiếu hơi mẹ" trong một khoảng thời gian dài, đặc biệt là giai đoạn thời thơ ấu.

Khái niệm "thiếu hơi mẹ" ám chỉ sự thiếu hụt hoặc không đủ tình yêu, sự quan tâm và chăm sóc từ phía mẹ. Đối với hầu hết trẻ nhỏ, mẹ là người có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, bởi giữa mẹ và con luôn có một sự liên kết chặt chẽ. Mẹ là người 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau sinh ra con, và cũng là người gần gũi với trẻ trong suốt những năm tháng đầu đời.

Đứa trẻ thiếu hơi mẹ có những ảnh hưởng tâm lý không tưởng (Ảnh minh hoạ).

Đứa trẻ "thiếu hơi mẹ" có những ảnh hưởng tâm lý không tưởng (Ảnh minh hoạ).

Chính vì lẽ đó mà sự hiện diện của người mẹ trên hành trình khôn lớn của trẻ đóng vai trò quan trọng. Sự thật thì đứa trẻ nào cũng có thể dễ dàng phát triển lành mạnh, và đạt được thành công trong tương lai nếu như có sự đồng hành và giáo dục từ mẹ. Ngược lại, đứa trẻ "thiếu hơi mẹ" từ sớm, về lâu về dài rất có khả năng sẽ gặp bất hạnh, trở ngại lớn về việc hình thành tính cách, tâm lý và khó đạt được thành công sau này.

Đó là lý do mà Chuyên gia Tâm lý Quang Thị Mộng Chi khuyên rằng, các bậc phụ huynh cần cung cấp một môi trường gia đình ổn định, nơi mà trẻ có thể cảm nhận được sự an toàn, yêu thương và quan tâm từ bố mẹ. Đây là điều cần thiết để giúp trẻ phát triển một tâm lý khỏe mạnh, và xây dựng mối quan hệ tình cảm tích cực trong tương lai.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Trẻ amp;#34;bám mẹamp;#34; và trẻ được ông bà, người giúp việc chăm, ai lớn lên tốt hơn? Chuyên gia có câu trả lời không tưởng - 3

Trẻ em có khả năng thích ứng và phát triển tốt hơn khi có sự hiện diện và chăm sóc của mẹ. Chuyên gia có thể giải thích cơ chế hoạt động của sự kết nối, ảnh hưởng đặc biệt này?

Nhà Tâm lý học John Bowlby qua nhiều nghiên cứu đã đề xuất lý thuyết gắn bó ở trẻ sơ sinh, để giải thích vai trò và sự chăm sóc của người mẹ dành cho đứa con vừa chào đời của mình. Trong đó, Bowlby cho rằng mỗi đứa trẻ được sinh ra với một hệ thống gắn bó được lập trình sẵn nhằm giúp cho đứa trẻ đảm bảo sự sinh tồn. Hệ thống này sẽ kích hoạt những hành vi và thể hiện ở đứa trẻ để được quan tâm, chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu thể lý cũng như tình cảm.

Ví dụ, khi đói hay cần thay tã, đứa trẻ sẽ khóc để tìm kiếm sự đáp ứng nhu cầu của mình. Mẹ là người gắn bó nhất với đứa trẻ từ khi còn trong bào thai. Tiếng nói, nhịp tim của mẹ là điều thân thuộc nhất với trẻ khi ra đời. Mùi sữa mẹ, mùi cơ thể của mẹ cũng là mùi dễ chịu nhất với trẻ, nên khi cảm nhận được tiếng nói, được ôm vào lòng nghe tiếng nhịp đập trái tim, được ngửi thấy mùi quen thuộc khi cần luôn đem lại cho trẻ sự dễ chịu, an tâm.

Bowlby và các nhà Tâm lý học sau ông cũng thừa nhận về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của những gắn bó đầu đời đến các giai đoạn phát triển sau đó của mỗi đứa trẻ, kéo dài đến tuổi trưởng thành cả về nhận thức, cảm xúc và hành vi, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng các mối quan hệ gần gũi, thân mật.

Trẻ amp;#34;bám mẹamp;#34; và trẻ được ông bà, người giúp việc chăm, ai lớn lên tốt hơn? Chuyên gia có câu trả lời không tưởng - 4

"Thiếu hơi mẹ" có thể gây ra những tác động tâm lý nào đối với trẻ?

Thiếu hơi mẹ được hiểu là sự thiếu thốn sự quan tâm, chăm sóc nói chung của người chăm sóc chính thì gây ra rất nhiều những khó khăn tâm lý của trẻ. Nếu trẻ bị thờ ơ, không đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng về nhu cầu sinh lý cũng như tình cảm (sự ấm áp, bảo vệ an toàn) thì sẽ dẫn đến việc hình thành hình ảnh bản thân không có giá trị và nghi ngờ người khác, xã hội.

Những đứa trẻ gắn bó không an toàn có nguy cơ tự ti, sống khép kín, tự cô lập bản thân và có thể gặp nhiều tổn thương trong những mối quan hệ thân mật. Hơn thế nữa, việc trẻ thiếu tự tin về mình có thể dẫn đến những khó khăn khác trong học tập, cuộc sống và khó đạt được thành tựu hơn so với những đứa trẻ có gắn bó an toàn.

Trẻ amp;#34;bám mẹamp;#34; và trẻ được ông bà, người giúp việc chăm, ai lớn lên tốt hơn? Chuyên gia có câu trả lời không tưởng - 5

Đứa trẻ "bám mẹ" và "thiếu hơi mẹ" có sự khác nhau ra sao sau khi lớn (tốc độ phát triển, trí thông minh, tính cách...)?

Một đứa trẻ gắn bó an toàn kết nối dễ dàng với mọi người, tự tin vào bản thân và sẵn sàng khám phá thế giới, những lúc gặp khó khăn, vấp ngã sẽ dễ tìm được sự nâng đỡ và hỗ trợ từ người khác. Đứa trẻ an toàn trong gắn bó với mẹ cũng dễ đạt được sự hài lòng trong cuộc sống và mối quan hệ thân mật: chọn bạn bè, chọn công việc, chọn người bạn đời phù hợp hơn, cách giao tiếp và hành vi ứng xử trong các mối quan hệ lành mạnh hơn.

Ngược lại, những đứa trẻ gắn bó không an toàn có thể gặp những khó khăn và đau khổ nhiều hơn. Trẻ luôn lo lắng không được chấp nhận, không được yêu thương, sợ bị bỏ rơi thường hay thấy ở những đứa trẻ quá bám mẹ, vô cùng đau khổ khi mẹ rời đi nhưng cũng dễ thiết lập mối quan hệ với những người khác để được xoa dịu. Trẻ luôn sợ sự cô đơn nên luôn cần một đối tượng để gắn bó, luôn cố gắng làm hài lòng người khác, có khả năng bị mất đi bản sắc cá nhân, hạ thấp giá trị bản thân và đưa ra những lựa chọn mang tính thua thiệt.

Những đứa trẻ gắn bó không an toàn thường đặc trưng bởi việc xa lánh sự gần gũi và thân mật, luôn tỏ ra bất cần và ngại chia sẻ cảm xúc hay trải nghiệm về mình. Những trẻ này sẽ dễ cô đơn nhưng luôn giữ khoảng cách cần thiết để cảm thấy an toàn, sâu bên trong bé là nỗi sợ bị từ chối, chính vì thế nên ngay từ đầu trẻ sẽ khước từ nhu cầu gần gũi với những người xung quanh. Kiểu này thường đặc trưng bởi đứa trẻ “thiếu hơi mẹ”.

Trẻ amp;#34;bám mẹamp;#34; và trẻ được ông bà, người giúp việc chăm, ai lớn lên tốt hơn? Chuyên gia có câu trả lời không tưởng - 6

Việc bố mẹ gửi con cho ông bà hoặc thuê bảo mẫu chăm sóc là nên hay không nên, và điều này sẽ có tác động ra sao khi trẻ "thiếu hơi mẹ" và dần phụ thuộc, quấn họ hơn bố mẹ?

Trẻ em có một sự liên kết tự nhiên với mẹ qua cơ sở sinh học, cũng như sự kết nối tình cảm thông qua sự chăm sóc của người mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ ngày nay đều có những công việc để đảm bảo đời sống, thỏa mãn nhu cầu xã hội của riêng họ. Do đó, khả năng cần nhờ đến sự giúp đỡ của ông bà hoặc các bảo mẫu trong việc trông nom, chăm sóc trẻ là rất cao.

Đồng thời, trẻ em có khả năng thích nghi với hoàn cảnh, nếu thiếu vắng mẹ nhưng có sự chăm sóc chu đáo, tinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu của trẻ thì trẻ sẽ hình thành sự gắn bó an toàn với người chăm sóc chính của mình, và vẫn có thể phát triển tâm lý một cách lành mạnh. Chỉ có điều, trẻ sẽ không quấn bố mẹ nữa. Việc con mình gắn bó với người chăm sóc chính hơn bố mẹ cũng khiến nhiều phụ huynh tủi thân và không muốn điều này.

Nếu muốn con có sự gắn bó hơn với bố mẹ, thì bố mẹ cần dành thời gian cho con nhiều hơn. Với mẹ, ít nhất là 6 tháng đầu đời, mẹ dành trọn thời gian cho con là món quà tuyệt vời nhất với con, sau đó, mỗi ngày phải dành cho con thời gian tích cực và trọn vẹn, ít nhất là khoảng thời gian buổi tối và cuối tuần để chơi cùng con và lắng nghe, giúp đỡ con trong sự phát triển của mình.

Đồng thời, qua đó, bố mẹ cũng có thể theo dõi và điều chỉnh những điều chưa hợp lý trong sự phát triển nhân cách của con, được con tin tưởng và chia sẻ với bố mẹ nhiều hơn.

Trẻ amp;#34;bám mẹamp;#34; và trẻ được ông bà, người giúp việc chăm, ai lớn lên tốt hơn? Chuyên gia có câu trả lời không tưởng - 7

Trẻ amp;#34;bám mẹamp;#34; và trẻ được ông bà, người giúp việc chăm, ai lớn lên tốt hơn? Chuyên gia có câu trả lời không tưởng - 8

Chuyên gia chỉ ra những biểu hiện trẻ đang bị lạm dụng, cần được giúp đỡ trước khi quá muộn
Kỹ năng bảo vệ bản thân, tránh bị kẻ xấu lạm dụng và xâm phạm thân thể là vô cùng quan trọng, bố mẹ cần trang bị cho trẻ sớm.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời