Trẻ muốn học tập và có thành tích tốt, cần rèn luyện một số đức tính, kỹ năng quan trọng.
Việc một đứa trẻ có thể trở thành học sinh giỏi và vượt qua kỳ thi hay không phụ thuộc vào 3 điểm chính. Ba điểm này là những yếu tố cần thiết, nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện trong hành trình học tập.
Có được 3 điểm này cùng lúc, cánh cửa vào đại học sẽ trở nên rộng mở và vững vàng hơn bao giờ hết.
Khả năng tự giác tốt
Kỷ luật tự giác là khả năng tự chủ về cảm xúc, lời nói và hành động. Đây là phẩm chất quan trọng để hình thành nhân cách, quyết định trong sự thành công của trẻ trong tương lai.
Các chuyên gia thực hiện khảo sát tự kiểm soát kẹo, những đứa trẻ có thể kiềm chế bản thân không ăn chiếc kẹo trước mặt trong vòng 5 phút để lấy được miếng kẹo thứ hai đã thể hiện khả năng tự giác cao và tuân thủ lâu dài.
Nghiên cứu cho thấy đứa trẻ như vậy thường có thành tích học tập cao hơn khi lớn lên. Điều này chứng tỏ rằng khả năng tự giác ảnh hưởng đến hành vi ngắn hạn, tác động lâu dài đến sự phát triển tính cách và học tập.
Trong học tập, trẻ có tính tự giác yếu thường không thể tập trung nghe trong lớp, hay lén chơi điện thoại di động khi làm bài tập về nhà. Ngược lại, trẻ với tính tự giác cao sẽ có ý thức học tập tốt, khả năng tiếp thu thông tin nhanh chóng và hiệu quả, từ đó dễ dàng làm chủ kiến thức và áp dụng vào thực tiễn.
Khả năng phối hợp não bộ và cơ thể của trẻ càng mạnh thì khả năng tự giác càng cao. Những nghiên cứu cho thấy rằng trẻ có sự phát triển đồng bộ giữa tư duy và hành động thường có xu hướng kiên trì hơn trong việc đạt được mục tiêu.
Sự phát triển này có thể được kích thích qua các hoạt động thể chất, nghệ thuật, trò chơi đòi hỏi sự tập trung và kiên nhẫn.
Tuy nhiên, không có nghĩa là bố mẹ nên áp đặt quá mức, mà là tạo ra một không gian an toàn để trẻ có thể thất bại và học hỏi từ những sai lầm. Hãy giúp trẻ hiểu rằng sự không hoàn hảo là một phần tự nhiên của quá trình học hỏi.
Khả năng lập kế hoạch rõ ràng
Điều kiện cơ bản để trẻ học giỏi là có sự hiểu biết đủ rõ ràng về bản thân, bao gồm tiến độ học tập, năng lực học tập, điểm yếu của môn học và phong cách học tập riêng. Sự tự nhận thức này giúp trẻ nhận ra đâu là điểm mạnh, lĩnh vực cần cải thiện.
Để đạt được sự hiểu biết này, trẻ cần xây dựng một kế hoạch học tập rõ ràng và có hệ thống. Kế hoạch này phải tuân theo nguyên tắc SMART:
S (Specific - Cụ thể): Mục tiêu càng cụ thể và rõ ràng thì càng tốt. Trẻ không chỉ nên đặt ra mục tiêu mơ hồ như "học giỏi" mà cần xác định rõ ràng, chẳng hạn như "tăng điểm môn toán lên 8 trong kỳ thi cuối kỳ".
M (Measurable - Đo lường được): Mức độ hoàn thành kế hoạch phải có thể đo lường. Điều này có thể là thông qua các bài kiểm tra định kỳ hoặc các bài tập về nhà, nahwmf đánh giá được tiến độ của mình.
A (Achievable - Có thể đạt được): Mục tiêu đặt ra phải dựa trên khả năng, thế mạnh của bản thân và đạt được thông qua nỗ lực chăm chỉ. Nếu trẻ biết mình có khả năng trong toán học, thì việc đặt ra mục tiêu cụ thể trong lĩnh vực này sẽ tăng cường động lực học tập.
R (Relevant - Liên quan): Trẻ cần chọn những mục tiêu có ích nhất cho mình trong giai đoạn hiện tại. Điều này có nghĩa là xem xét những gì quan trọng nhất đối với sự phát triển của bản thân, từ đó tập trung vào những lĩnh vực cần thiết.
T (Time-bound - Có thời hạn): Khi đặt mục tiêu, trẻ cần có thời hạn hoàn thành rõ ràng. Nhằm duy trì động lực, tạo ra một cảm giác cấp bách, thúc đẩy hành động.
Với kế hoạch dựa trên sự hiểu biết về bản thân, chính là bí quyết thực sự cho trẻ thành công trong học tập. Khi trẻ hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu, trẻ có thể tìm ra phương pháp học tập phù hợp nhất, từ đó tối ưu hóa thời gian và công sức dành cho việc học.
Kỹ năng đánh giá và tóm tắt tốt
Học tập không phải là một dự án ngắn hạn, mà là một hành trình dài và liên tục. Ngoại trừ một số rất ít học sinh có năng khiếu bẩm sinh, thành tích của hầu hết học sinh đều dần được cải thiện qua thời gian. Những nỗ lực không ngừng nghỉ, sự kiên trì và tính kỷ luật trong học tập sẽ dẫn đến những kết quả tích cực.
Ôn tập và tổng kết là phương pháp không thể thiếu trong quá trình học tập. Việc tổng kết kiến thức giúp trẻ xây dựng lại những gì đã học, phát hiện ra những điểm yếu và củng cố kiến thức đã vững chắc.
Những đứa trẻ có kỹ năng ôn tập và tóm tắt tốt, dù hiện tại chưa thực sự giỏi, nhưng sau này có thể tiến bộ vượt bậc. Quá trình này là việc ghi nhớ thông tin, tư duy sâu sắc, giúp trẻ phát hiện vấn đề và tìm ra giải pháp tương ứng. Là một phương pháp học tập chủ động, nơi trẻ chủ động khám phá và kết nối các ý tưởng.
Đồng thời, ôn tập cũng là một quá trình học tập có ý thức. Khi trẻ ôn tập, đang thực hiện một cuộc đối thoại với bản thân, tự đặt ra câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời. Trẻ sẽ học được cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó phát triển tư duy độc lập.
Mục tiêu cuối cùng của ôn tập là nâng cao đáng kể hiệu quả học tập. Khi trẻ biết cách ôn tập hiệu quả, sẽ ghi nhớ lâu hơn, ó khả năng áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế, đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các bài toán phức tạp hoặc các kỳ thi căng thẳng.