Một số thói quen xấu của trẻ trên bàn ăn cần được bố mẹ điều chỉnh sớm.
Tương lai của một đứa trẻ ảnh hưởng phần lớn vào phương pháp giáo dục của bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ nên hiểu được tác động của cách giáo dục đối với tương lai trẻ, để có định hướng tốt hơn cho sự phát triển của con.
Giáo sư Li Meijin, một chuyên gia giáo dục nổi tiếng tại Trung Quốc, từng chỉ ra hầu hết những đứa trẻ không có triển vọng đều có 3 hành vi này khi ăn uống. Nếu trẻ mắc phải, bố mẹ nên giúp con sửa chữa càng sớm càng tốt.
3 biểu hiện của trẻ trên bàn ăn bố mẹ nên điều chỉnh kịp thời
Tính ích kỷ
Một số trẻ chỉ quan tâm đến bản thân khi ăn, chẳng hạn như đẩy món ăn yêu thích của mình ra trước mặt mà không quan tâm đến việc người khác có muốn ăn hay không. Kiểu hành vi này không chỉ là vấn đề bất lịch sự, trí tuệ cảm xúc thấp mà còn phản ánh tính ích kỷ của trẻ.
Điều này có thể được lý giải bởi sự phát triển chưa hoàn thiện của khả năng chia sẻ ở trẻ nhỏ. Ở giai đoạn này, trẻ vẫn đang tập trung vào nhu cầu của bản thân, chưa thể nhìn nhận và chia sẻ với người khác một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, đây chính là thời điểm quan trọng để bố mẹ can thiệp và hướng dẫn trẻ tới những hành vi tích cực hơn. Nếu không được sửa chữa kịp thời, đứa trẻ sẽ trở nên rất ngại chia sẻ trong tương lai.
Một số trẻ chỉ quan tâm đến bản thân khi ăn.
Kén chọn và dễ mất bình tĩnh
Một số trẻ có tính kén chọn, thậm chí mất bình tĩnh nếu đồ ăn không hợp vị hoặc không đúng món mình yêu thích. Đôi khi, trẻ còn đập đồ ăn xuống đất. Điều này phản ánh sự thiếu kiểm soát cảm xúc và tính kiên nhẫn ở trẻ.
Trước tình trạng này, bố mẹ không nên làm theo ý muốn của con, nếu không con sẽ hung hãn, nghĩ rằng không la mắng, dần dần trở nên kiêu ngạo. Bố mẹ hãy kiên quyết ngăn chặn hành vi này và để con hiểu rằng điều này là không thể chấp nhận được.
Không chú ý đến cách cư xử trên bàn ăn
Mặc dù bàn ăn là nơi dùng bữa chung nhưng vẫn cần phải tuân thủ một số nghi thức nhất định. Nếu trẻ quậy phá trên bàn ăn, đây là biểu hiện trí tuệ cảm xúc thấp, để lại ấn tượng xấu với người khác.
Vì vậy, bố mẹ nên giáo dục con phép xã giao trên bàn ăn ngay từ khi trẻ còn nhỏ, để trẻ hiểu được tầm quan trọng của các quy tắc và tránh ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân.
Bữa ăn gia đình là thời điểm quý báu để các thành viên gắn kết, trao đổi, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Nếu trẻ quậy phá, làm ồn ào, ném thức ăn, thì sẽ gây cản trở và phá hỏng không khí ấm áp. Hơn nữa, những hành vi mất kiểm soát này còn có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của trẻ với người khác, như bạn bè, thầy cô, hay các thành viên trong gia đình.
Kén chọn và dễ mất bình tĩnh.
Làm thế nào để giáo dục trẻ phát triển những thói quen tốt?
Sau khi hiểu được 3 thói quen xấu trên, bố mẹ nên có những biện pháp tương ứng để giáo dục con phát triển tốt hơn.
Học cách chia sẻ, quan tâm đến cảm xúc của người khác
Trí tuệ cảm xúc rất quan trọng trong tương tác giữa các cá nhân, cuộc sống nơi làm việc và là một kỹ năng thiết yếu. Nếu không, trẻ rất dễ bị người khác từ chối, thậm chí đánh mất cơ hội hoàn thiện bản thân.
Vì vậy, bố mẹ nên nhấn mạnh nhiều lần sự cần quan tâm, biết chia sẻ. Ví dụ, khi ăn uống, hãy để trẻ học cách lịch sự và tôn trọng sự lựa chọn của các thành viên khác trong gia đình, điều này có thể nuôi dưỡng sự đồng cảm và mối quan hệ tốt đẹp.
Khi trẻ biết cách ứng xử lịch sự tại bàn ăn, không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn cho thấy được sự trưởng thành về mặt cảm xúc. Những hành vi này sẽ giúp trẻ tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, cũng như mở ra nhiều cơ hội phát triển bản thân trong tương lai.
Vì vậy, bố mẹ cần kiên trì hướng dẫn, giúp trẻ hình thành thói quen ứng xử lịch sự ngay từ khi còn nhỏ.
Học cách chia sẻ, quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Đừng phân biệt đối xử với người khác
Mỗi người đều có phẩm giá và cá tính riêng của mình. Bố mẹ nên giáo dục con cái mình luôn lịch sự và tôn trọng cho dù chúng gặp phải kiểu người nào. Nếu đứa trẻ có thể duy trì thái độ tôn trọng đối với những nhóm người dễ bị tổn thương, thì không cần phải lo lắng về sự đồng cảm và lịch sự của trẻ.
Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ tỏ ra có thái độ không tốt với những nhóm dễ bị tổn thương, thì các vấn đề về nguyên tắc, trí tuệ cảm xúc, lễ phép của trẻ sẽ dần bị bộc lộ, thậm chí có thể trở nên rắc rối trong tương lai. Vì vậy, bố mẹ nên cẩn thận với thái độ của con mình đối với người khác, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của con.
Nuôi dưỡng tính độc lập và trách nhiệm
Bố mẹ nên tập trung vào việc nuôi dưỡng tính tự lập và trách nhiệm của con. Hãy để trẻ học cách tự giải quyết vấn đề thay vì dựa vào bố mẹ.
Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ có thể dần dần cho phép con tham gia vào công việc nhà và đưa ra những quyết định đơn giản.
Khuyến khích trẻ thể hiện và giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp tốt là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công trong tương lai của trẻ. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình và dạy trẻ cách giao tiếp hiệu quả với người khác.
Thông qua giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình, trẻ có thể học cách lắng nghe, hiểu quan điểm của người khác và phát triển kỹ năng giao tiếp tốt.
Nuôi dưỡng tính độc lập và trách nhiệm.
Đặt quy tắc và ranh giới rõ ràng
Trẻ em cần lớn lên với những quy tắc và ranh giới rõ ràng, để có thể phát triển những thói quen cư xử tốt. Bố mẹ nên đặt ra những nội quy hợp lý trong gia đình.
Ví dụ, không nói chuyện khi miệng đang ăn, không chơi đùa, không ném thức ăn, giữ gìn vệ sinh nơi dùng bữa,... Khi trẻ tuân thủ những quy tắc này, không những tạo được ấn tượng tốt với người khác, mà còn giúp trẻ hình thành thói quen và tính cách tốt.
Bố mẹ nên chú ý đến hành vi của con và sửa đổi những thói quen xấu kịp thời. Bằng cách này, trẻ có thể tự tin và tự giác hơn trong cuộc sống tương lai.