Khả năng bắt chước này cho thấy tiềm năng chỉ số IQ cao, trẻ thường thông minh hơn người.
Nếu chú tâm quan sát, chúng ta thường nhận thấy trẻ rất thích bắt chước. Dù là từng cử động của bố mẹ hay lời nói, hành động của các nhân vật hoạt hình trên tivi, trẻ đều có thể nhanh chóng nắm bắt.
Khả năng bắt chước này cho thấy tiềm năng chỉ số IQ cao của trẻ. Vậy tại sao trẻ có khả năng bắt chước tốt lại thông minh hơn? Các chuyên gia đưa ra 4 lý do cụ thể.
Cơ chế học hỏi bẩm sinh
Ngay từ khi trẻ chào đời, đã bắt đầu học hỏi và khám phá thế giới. Bố mẹ là người tiếp xúc đầu tiên, tự nhiên trở thành đối tượng bắt chước quan trọng nhất của trẻ.
Mỗi cử động, lời nói, việc làm của bố mẹ đều tác động đến trẻ một cách tinh tế. Thông qua việc bắt chước, trẻ học được các kỹ năng sinh tồn cơ bản như ăn, mặc, đi lại, các quy tắc xã hội và nguyên tắc đạo đức. Cơ chế học tập bẩm sinh này tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trí tuệ.
Trẻ bắt chước được xem là cơ chế học hỏi bẩm sinh.
Vì vậy, mỗi hành động, từng lời nói của bố mẹ đều là những bài học sống động mà trẻ học hỏi và lĩnh hội.
Khi bốmẹ biết cư xử lịch sự, tôn trọng, thể hiện các giá trị đạo đức tốt đẹp, trẻ sẽ nhanh chóng nắm bắt và hình thành những thói quen ứng xử tương tự. Ngược lại, nếu bố mẹ có những hành vi tiêu cực như nói năng thiếu lịch sự, bạo lực, lừa đảo, trẻ cũng sẽ học theo. Do đó, bố mẹ nên làm gương và định hình hành vi, nhân cách và phát triển trí tuệ cho con.
Thúc đẩy sự phát triển trí não
Bắt chước không chỉ học hỏi mà còn là bài tập rèn luyện trí não. Khi trẻ bắt chước, não tiếp nhận và xử lý thông tin, điều này thúc đẩy sự kết nối và phát triển thần kinh.
Hoạt động trí não này giúp cải thiện trí nhớ, khả năng tư duy và giải quyết vấn đề. Vì vậy, những trẻ có kỹ năng bắt chước mạnh thường thông minh hơn vì não bộ được vận động và phát triển nhiều hơn.
Thúc đẩy sự phát triển trí não.
Trong những năm tháng đầu đời, khi não trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, việc bắt chước sẽ tạo ra vô số mối liên kết thần kinh mới. Những liên kết này là nền tảng quan trọng cho sự hình thành, hoàn thiện các chức năng nhận thức như cảm nhận, tư duy, trí nhớ và ngôn ngữ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những trẻ thích làm theo các hành động của người lớn thường có khả năng ghi nhớ và học hỏi nhanh hơn.
Vì vậy, bố mẹ cần khuyến khích và tạo điều kiện để trẻ được bắt chước một cách phù hợp, học hỏi những điều tốt.
Nâng cao sự hiểu biết về mặt cảm xúc
Việc trẻ bắt chước còn hiểu được trạng thái cảm xúc của người khác tốt hơn.
Sự hiểu biết về mặt cảm xúc này rất quan trọng cho sự phát triển xã hội và tương tác giữa các cá nhân. Thông qua việc bắt chước, học được những hành vi xã hội tích cực như quan tâm, cảm thông, chia sẻ, từ đó hình thành những mối quan hệ tốt đẹp.
Đồng thời, giúp trẻ tiếp thu được cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc, phát triển khả năng đồng cảm, đây là những yếu tố then chốt trong việc hình thành các kỹ năng xã hội.
Hơn nữa, trẻ sẽ bắt đầu thể hiện rõ ràng hơn các cảm xúc của bản thân. Từ đó giúp giao tiếp và thể hiện bản thân tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển về mặt cảm xúc.
Nâng cao sự hiểu biết về mặt cảm xúc.
Nuôi dưỡng khiếu hài hước
Các bé thích bắt chước tất cả các loại chuyển động và âm thanh vui nhộn, điều này thường dẫn đến tiếng cười và niềm vui. Khiếu hài hước giúp trẻ vui vẻ hơn, duy trì thái độ tích cực khi gặp khó khăn, thử thách.
Đồng thời, sự hài hước cũng là một phần quan trọng của kỹ năng xã hội, thiết lập mối quan hệ tốt với người khác. Vì vậy, những trẻ có kỹ năng bắt chước mạnh thường có khiếu hài hước tốt, dễ được quý mến hơn.
Nói tóm lại, những đứa trẻ có khả năng bắt chước thường có chỉ số IQ cao, vì đây là cơ chế học tập bẩm sinh, cách hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển trí não, tăng cường hiểu biết về cảm xúc và nuôi dưỡng khiếu hài hước.