Truyện cổ tích: Truyền thuyết về các vị thần Việt Nam

Thi Thi - Ngày 24/05/2023 19:07 PM (GMT+7)

Câu chuyện được người xưa tưởng tượng ra nhằm giải thích về nguồn gốc của các hiện tượng lớn xảy ra trong tự nhiên.

Truyện cổ tích: Truyền thuyết về các vị thần Việt Nam - 1

Truyện cổ tích: Truyền thuyết về các vị thần Việt Nam - 2

Nội dung câu chuyện truyền thuyết về các vị thần Việt Nam

Thần Sét

Trong số các thần nhà trời, thần Sét là một vị hung dữ, mặt mũi nanh ác, quát tháo dữ dội, mình mảy đen thui, chỉ vận một cái khố, lưng đeo trống, tay cầm một lưỡi búa đá. Thần Sét chuyên thi hành lệnh Trời đã xử cộng việc ở trần gian theo luật thiên đình.

Theo lệnh Trời, thần Sét xử phạt những người làm tội ác có hại đến nhân mạng mà khéo che đậy hoặc luật pháp trần gian không xét xử tới. Thần Sét cũng đánh những ma quỷ, loài vật, cây cỏ tu luyện thành tinh rồi tìm cách hãm hại người trần…

Mỗi lần xử án, thần Sét thường đánh trống đeo bên mình làm thành tiếng sấm (cho nên người ta cũng gọi thần Sét là ông Sấm, ông Thiên Lôi), rồi thần tự trên trời nhảy xuống tận nơi, trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân, bổ ngay búa vào đầu. Có khi thần  bỏ luôn lưỡi búa đã đánh tội nhân vì bận việc phải đi nhiều nơi. Do đó mà thỉnh thoảng người ta lượm được lưỡi tầm sét của thần Sét quẳng lại trên mặt đất.

Ảnh minh họa các vị thần.

Ảnh minh họa các vị thần.

Thần Sét thường ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng hai, tháng ba mới thức dậy đi làm việc.

Tính tình thần Sét cực kỳ nóng nẩy, hễ được lệnh Trời sai là đi ngay, thấy là đánh liền cho nên có lúc đánh lầm làm cho người vật chết oan. Vì thế mà thần  Sét có lần bị Trời phạt vì đánh lầm, hại người vô tội. Thần Sét bị Trời bắt nằm yên không được cựa quậy ở một góc rừng trên trời.

Con gà thần của Trời thỉnh thoảng lại đến mổ một cái đau điếng mà thần Sét đành phải nằm im. Cho nên sau khi được tha rồi, thần Sét có thói quen hễ nghe thấy tiếng gà là giật mình. Do đó mà mỗi lần sấm chớp, sợ thần Sét xuống, người ta thường bắt chước tiếng  gà gọi để dọa thần Sét tránh đi nơi khác.

Thần MưaThần Mưa là thần hình rồng, thường xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phu nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước cho các nơi.

Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày quá. (Xem thêm truyện Cóc kiện Trời để hiểu rõ hơn về sự tích này).

Công việc phân phối nước khắp mặt đất rất là nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở nên thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa.

Cuộc thi rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Do  đó mà trong dân gian đã có câu hát về việc cá gáy hóa rồng.

Mồng ba cá đi ăn thề,

Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn.

Thần Gió

Thần Gió là một vị thần không đầu, có một cái quạt thần để theo lệnh Trời mà làm ra gió hay bão ở thế gian. Thần Gió thường hợp sức với thần Mua, hoặc thần Sét. Cũng như thần Sét, thần Gió biểu lộ sự giận dữ của Trời đối với loài người bằng cách gây nên bão táp để trừng phạt.

Mỗi lúc đồng bằng đang yên tĩnh tự nhiên bỗng nổi lên một trận gió xoáy, đó là lúc thần Gió đi chơi, người ta gọi là Thần Cụt Đầu.

Thần Biển

Có sự tích kể thần Biển đội lốt một con rùa khổng lồ, ở ngoài khơi biển Đông, thường chỉ có công việc thở nước ra và hít nước vào để làm mức thủy triều lên xuống, ngày này qua ngày khác. Thỉnh thoảng thần làm sóng to nước lớn, ấy là những lúc biển động, có những ngọn sóng cao như núi mà người miền biển vẫn gọi là sóng thần.

Cũng có sự tích rất cảm động kể rằng trước khi làm thần Biển, nữ thần này là một thiếu nữ ở trên đảo, nổi tiếng về thương yêu anh em. Nàng có bốn người anh em đều làm nghề chài lưới, quanh năm sống trên thuyền ở ngoài biển cả.

Một hôm, trong lúc bốn người anh em đi biển, cô gái tự nheien chết giấc rất lâu. Người xung quanh tưởng là cô bị ngộ gió chết mới đồ thuốc cho tỉnh lại. Nhưng khi sống lại, cô trách sao lại gọi mình tỉnh dậy quá sớm.

Ảnh minh họa thần biển.

Ảnh minh họa thần biển.

Sau đó, ba người anh kể lại rằng trong lúc đi biển, họ gặp phải một cơn bão dữ dội, được cô em hiện hồn lên cứu họ thoát khỏi tai nạn hiểm nghèo. Người anh thứ tư đi trên một chiếc thuyền khác mất tích luôn không thấy trở về, chỉ vì cô gái đã bị gọi khỏi cơn đồng thiếp trước khi cứu được anh.

Sau việc lạ lùng đó ít lâu thì cô gái mất. Cô từng hiện ra nhiều lần cứu các thủy thủ bị nạn hoặc giúp bắt bọn cướp biển, cùng làm mưu cứu mùa màng bị hạn nắng. Trời thấy thế mới phong cô làm thần Biển.

Người ta hình dung thần là một người con gái ngồi trên đầu ngọn sóng, đầu đội mũ triều thiên, tay cầm hốt ngọc.

Thần Đất

Thần Đất trông nom khắp mặt đất, thường hiện dưới hình một cụ già to béo, biết hết mọi việc ở trần gian. Cứ đến bảy ngày cuối năm là thần lại lên thượng giới để chầu Trời, cũng như thần Bếp. Trong mấy ngày thần vắng mặt, mặt đất ngừng hoạt động, đến ba mươi tháng chạp, Thần trở về, muôn vật bừng tỉnh dậy.

Cũng trong khoảng đó, người ta không dám động vào đất của thần, phải đợi đến mùng hai đầu năm sau khi làm lễ động thổ cúng thần Đất rồi người ta mới lại đào xới đến đất, hoặc cày bừa.

Truyện cổ tích: Truyền thuyết về các vị thần Việt Nam - 5

Ảnh minh họa thần bếp. (Thần Bếp còn gọi là Táo Quân)

Thần Núi

Thần Núi có nhiều tên như ông Chon Von, ông Cao Các, hoặc là Cao Sơn đại vương hay đức Thượng Ngàn. Cũng như mỗi vùng có một ông thổ địa, mỗi núi cũng có một vị sơn thần. Thần thường hiện hình thành một ông già râu tóc bạc phơ, cai quản mọi cây cối, thú vật thuộc vùng núi non của thần.

Thần Bếp

Thần Bếp còn gọi là Táo Quân, có nhiệp vụ ghi chép lại những hành vi và lời lẽ của mọi người ở trong gia đình thần trông nom. Mỗi năm đến ngày hai mươi ba tháng chạp, thần lên trời để tâu mọi việc với Ngọc Hoàng và cũng do lời trong sớ của thần mà gia đình thần ở trong năm tới sẽ gặp sự lành hay dữ.

Bộ hạ của thần Bếp có cá chép để thần cưỡi lên trời, và nhện để giúp thần báo tin cho người.

Thần Bếp gồm có bộ ba, một vợ hai chồng. Có thể xem thêm truyện Sự tích ông Táo về trời để hiểu hơn.

Truyện cổ tích: Truyền thuyết về các vị thần Việt Nam - 6

Bài học, ý nghĩa hay từ truyện cổ tích

Câu chuyện được người xưa tưởng tượng ra nhằm giải thích về nguồn gốc của các hiện tượng lớn xảy ra trong tự nhiên.

Câu chuyện được người xưa tưởng tượng ra nhằm giải thích về nguồn gốc của các hiện tượng lớn xảy ra trong tự nhiên.

Truyện cổ tích: Anh và em gái
Câu chuyện kể về hai anh em bị một mụ phù thủy hãm hại. Trải qua bao sóng gió, cuối cùng họ cũng có được cuộc sống hạnh phúc.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Sưu tầm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 3-5 tuổi