Bố mẹ có thể quan sát thấy trẻ thông minh hơn đứa trẻ khác thông qua một số hành vi trong cuộc sống hàng ngày.
Các nghiên cứu đã khẳng định rằng trước 3 tuổi, não bộ của trẻ sẽ phát triển tăng gấp 2 lần, từ 390 gam đến 1000 gam. Sự thay đổi về kích thước và chất lượng não bộ này cho thấy cấu trúc não bộ của trẻ đang phát triển hoàn thiện, đồng thời là dấu hiệu sắp đến thời kỳ vàng phát triển trí tuệ.
Đặc biệt, trẻ 1 tuổi đã bắt đầu nhận thức tốt về thế giới, là thời điểm quan trọng để trẻ học hỏi và khám phá mọi thứ xung quanh. Thời điểm này, tốc độ kết nối của nơron bắt đầu phụ thuộc vào việc não bộ của trẻ nhận được bao kích thích từ bên ngoài.
Lời khuyên cho bố mẹ trong giai đoạn này là tích cực khuyến khích, động viên để con tự tin, có động lực khám phá thế giới muôn màu, càng hiểu biết về thế giới xung quanh, con sẽ càng thông minh.
Trẻ có 3 hành vi trước này sớm cho thấy trí thông minh cao
Bé thích được ôm
Các bà mẹ chúng ta có một trò chơi rất kinh điển, đó là họ sẽ mở hai tay ra trước khi ôm bé để trêu chọc bé, khi bé còn tương đối nhỏ thì bé chỉ há miệng và phát ra tiếng cười khúc khích, nhưng khi lớn hơn một số bé cũng sẽ mở rộng vòng tay và làm động tác “cầu xin được ôm”.
Trên thực tế, hành động của bé không chỉ để sưởi ấm trái tim, mà còn cho thấy não bộ của bé đã phát triển để hiểu được hành động của người khác, và các chuyển động chính của cơ thể cũng được kiểm soát tốt.
Trẻ 1 tuổi đã bắt đầu nhận thức tốt về thế giới, là thời điểm quan trọng để trẻ học hỏi và khám phá mọi thứ xung quanh.
Bé có thể tự cầm bình sữa
Một số cử động là bẩm sinh, chẳng hạn như bú, và một số chuyển động do bé học được, chẳng hạn như bé có thể cầm bình sữa một cách chắc chắn.
Khi bé mới được 2-3 tháng tuổi, nếu mẹ cho bé bú bình thì bé sẽ cố gắng cầm bình bằng tay nhỏ mặc dù hệ vận động chưa phát triển hoàn thiện nhưng vẫn cố gắng để giữ nó.
Nhìn chung, khi trẻ được 5 hoặc 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể cầm chắc bình và bú, việc xuất hiện hành động này sớm cho thấy hệ thống giác quan và vận động của trẻ đã phát triển tương đối hoàn thiện.
Khóc khi gặp người lạ
Một số bé có thể cười tươi khi ở cạnh bố mẹ, ông bà nhưng sợ hãi và òa khóc khi gặp người lạ. Điều này cho thấy bé thể hiện tốt các cảm xúc của mình.
Nếu thấy con thường xuyên sợ hãi khi gặp người lạ, mẹ nên ôm lấy con và trấn an bé bằng những lời nói nhẹ nhàng.
Bố mẹ nên tích cực khuyến khích, động viên để con tự tin, có động lực khám phá thế giới muôn màu.
4 Bài tập phát triển trí não hiệu quả cho trẻ sơ sinh
Massage - Bài tập phát triển trí não nhanh
Các động tác massage nhẹ nhàng từ bố mẹ giúp bé cảm thấy dễ chịu và khởi động trung tâm cảm xúc của bé. Đồng thời, các động tác xoa bóp giúp các tế bào thần kinh sinh sản và tập trung phát triển nhanh chóng.
Bài tập massage hỗ trợ cho bé phát triển trí thông minh về cảm giác và xúc giác dành cho bé từ 0-3 tháng tuổi.
Bước 1: Bố mẹ hãy rửa sạch 2 bàn tay chuẩn bị massage cho bé. Đổ một ít dầu dưỡng da hoặc baby oil ra tay rồi xoa đều 2 lòng bàn tay.
Bước 2: Dùng các đầu ngón tay kéo nhẹ nhàng xuống cánh tay và chân của bé.
Lần lượt xoa bóp nhẹ nhàng vào vòng bàn tay, bàn chân và thái dương của bé.
Bước 3: Tiếp tục massage vùng vai và lưng cho bé, xoa nhẹ nhàng từ dưới lưng đến vai rồi vuốt ra 2 bên lưng.
Bước 4: Thực hiện các động tác massage cho bé từ 3-5 phút mỗi ngày.
Ban đầu bé sẽ chưa quen ngay với bài massage, có thể thấy khó chịu. Mẹ nên thực hiện chậm lại để bé quen với sự đụng chạm cơ thể. Bố mẹ có thể vừa massage vừa đọc tên các bộ phận cơ thể gây chú ý và tạo sự thích thú cho con.
Các động tác massage nhẹ nhàng từ bố mẹ giúp bé cảm thấy dễ chịu và khởi động trung tâm cảm xúc của bé.
Bơi thủy liệu - Cách kích thích trí não hiệu quả
Bơi thủy liệu là phương pháp đem lại nhiều lợi ích dành cho bé. Khi bơi, bé cảm thấy thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu đến toàn cơ thể. Đồng thời kích thích hệ thần kinh, tăng khả năng vận động và phát triển EQ, IQ vượt trội.
Bài tập bơi thủy liệu là bài tập phát triển trí não cho trẻ sơ sinh phù hợp cho bé từ 3-10 tháng tuổi.
Bước 1: Chuẩn bị nước tắm cho bé ( khoảng 37-38 độ C), giữ mực nước an toàn cho bé bơi mà không chạm chân tới đáy bể bơi.
Bước 2: Massage để khởi động cho bé trước khi bơi. Đặc biệt là vùng chân, tay và lưng của bé. Cởi quần áo và quấn phao cổ đúng cách cho bé.
Bước 3: Nhẹ nhàng thả bé xuống nước. Phần thân bé chìm xuống nước, cổ và đầu nổi trên phao, để bé từ từ làm quen với phao.
Bước 4: Khuyến khích bé chuyển động nhẹ chân và tay dưới nước. Mẹ có thể thêm đồ chơi nổi trên nước vào bể bơi để bé chơi đùa khi bơi thủy liệu.
Bước 5: Cho bé bơi thủy liệu trong khoảng thời gian từ 8-10 phút. Bế bé từ từ khỏi bể bơi và dùng khăn để giữ ấm cho bé.
Mẹ chú ý sử dụng bể bơi và phao cổ với kích thước phù hợp cho bé. Điều chỉnh nhiệt độ phòng tắm phù hợp, tránh các luồng không khí lạnh tiếp xúc với bé khi đang bơi.
Dạy trẻ thông minh thông qua thị giác
Bài tập rèn luyện trí não cho bé bằng thị giác giúp bé tiếp nhận và xử lý thông tin hình ảnh. Bé tăng khả năng quan sát, kích thích trí não linh hoạt và phát triển. Đồng thời giúp bé tăng khả năng tập trung tư duy và học hỏi nhạy bén.
Mẹ có thể tham khảo trò chơi kích thích trí não cho trẻ thông qua thị giác dành cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi sau đây.
Bước 1: Mẹ lựa chọn và treo những bức tranh, ảnh đẹp theo nhiều chủ đề khác nhau ở nơi bé có thể nhận biết được.
Bước 2: Hướng dẫn bé tập trung quan sát từ gần đến xa, với nhiều góc độ để kích thích thị giác của bé.
Bước 3: Mẹ có thể kết hợp lựa chọn những đồ chơi, gấu bông nhiều màu sắc, kích thước cho bé quan sát và khám phá.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chỉ có khả năng nhận biết được 2 màu đen và trắng. Nên mẹ hãy cho bé quan sát đồ vật có màu đen và trắng để con tăng khả năng tập trung hiệu quả.
Bơi thủy liệu giúp trẻ kích thích hệ thần kinh, tăng khả năng vận động và phát triển EQ, IQ vượt trội.
Bài tập vận động cầm nắm đồ vật
Khi bé cầm nắm đồ vật chính là hình thức hoạt động cơ bản của hệ thần kinh, các tế bào thần kinh vận động kiểm soát hoạt động cầm nắm, cử động của tay, giúp tẻ phát triển khả năng suy nghĩ, điều khiển và phối hợp hoạt động linh hoạt.
Do đó, mẹ cần chú ý luyện tập khả năng cầm nắm giúp bé có trí não nhanh nhạy và kích thích xúc giác phát triển. Dưới đây là bài tập vận động cầm đồ vật với các các trò chơi kích thích trí não cho trẻ phù hợp với lứa tuổi từ 5-12 tháng.
Bước 1: Mẹ kích thích bằng đồ chơi hoặc đồ vật hình ống nhỏ đặt vào giữa ngón tay cái và ngón trỏ của bé để bé nắm tay lại. Chú ý điều chỉnh ngón tay cái của bé hướng ra ngoài.
Bước 2: Để bé quan sát và giữ đồ chơi khoảng 1-2 phút, sau đó vuốt nhẹ mu bàn tay bé đến cổ tay để bé xòe mở tay ra.
Bước 3: Khi bé cảm thấy hứng thú với đồ chơi thì mẹ từ từ đưa ra xa để bé với tới tạo cảm giác hứng thú khi chơi.
Bước 4: Lặp lại các động tác kích thích cầm nắm cho bé từ 5-6 lần.
Chú ý lựa chọn những món đồ chơi có hình dáng và màu sắc đặc biệt để thu hút con, luôn giữ sạch sẽ các món đồ chơi. Đặc biệt, mẹ chú ý không chọn các món đồ chơi quá nhỏ vì bé có thể cho vào mồm gây hóc dị vật.
Khi bé cầm nắm đồ vật chính là hình thức hoạt động cơ bản của hệ thần kinh.